Tỷ lệ tiền thuốc sử dụng ngoại trú của bệnh viện là rất cao chiếm tới 77% tổng tiền thuốc của bệnh viện do bệnh viện có xuất thuốc cho các trung tâm y tế huyện thị với số lượng bệnh nhân lên tới 2.600 bệnh nhân.
Tỷ lệ giá trị tiền thuốc sản xuất trong nước không đều giữa nội trú, ngoại trú phòng khám và TTYT. Tại TTYT tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước chiếm 79,3% trong khi cấp ngoại trú phòng khám thì chỉ chiếm 23,2%. Nguyên nhân là do bệnh nhân lĩnh thuốc tại TTYT là những bệnh nhân
được nhà nước bao cấp hoàn toàn mà kinh phí nhà nước cấp lại có hạn nên chủ yếu dùng thuốc sản xuất trong nước còn bệnh nhân ngoại trú phòng khám thì chủ yếu là bệnh nhân thu phí và bảo hiểm y tế nên dùng thuốc nhập khẩu nhiều hơn.
Tỷ trọng giá trị tiền thuốc nhóm chống loạn thần chiếm tới 37,6% tổng giá trị tiền thuốc sử dụng tại bệnh viện năm 2011. So với mô hình bệnh tật của bệnh viện BVSK tâm thần Quảng Ninh năm 2011, tỷ lệ bệnh tâm thần phân liệt chiếm 58% số lượng bệnh nhân [1]. Tuy nhiên nhóm thuốc chống loạn thần ngoài được dùng chủ yếu điều trị bệnh tâm thần phân liệt còn được dùng điều trị các triệu chứng loạn thần trên các bệnh lý khác nên kết quả như vậy là khá tương đồng với mô hình bệnh tật.
Tỷ lệ dùng các nhóm thuốc ở nội trú, ngoại trú phòng khám, TTYT không đều: Nhóm thuốc chống động kinh được sử dụng huyện thị nhiều (chiếm 48,2% tổng giá trị tiền thuốc chống động kinh của bệnh viện) vì bệnh động kinh là bệnh tương đối ổn định chủ yếu điều trị ngoại trú. Thuốc chống trầm cảm được cấp chủ yếu là ngoại trú phòng khám (chiếm 42,9% tổng giá trị tiền thuốc chống trầm cảm của bệnh viện) vì tỷ lệ bệnh rối loạn khí sắc ngoại trú chiếm tỷ lệ cao hơn nội trú.
Số thuốc trung bình trong 1 đơn thuốc là 2,1 thuốc trong 1 đơn. Chỉ
số này phù hợp với khuyến cáo của Bộ Y tế 1 đơn thuốc tối ưu có 1 - 2 thuốc..
Bình quân tiền thuốc sử dụng 1 bệnh nhân ngoại trú huyện thị 1 năm còn thấp so với mức sống hiện nay và không đều giữa các trung tâm y tế
huyện thị, trung tâm y tế Hạ Long có bình quân tiền thuốc sử dụng trên một bệnh nhân cao nhất và cao gấp 2,5 lần trung tâm y tế huyện Cô Tô- trung tâm y tế có bình quân tiền thuốc sử dụng trên một bệnh nhân thấp nhất.
Điều này là không hợp lý, bất công đối với bệnh nhân tâm thần tại các trung tâm y tế có bình quân tiền thuốc sử dụng thấp hơn so với tiền thuốc bình quân. Nguyên nhân chủ yếu là do thói quen kê thuốc, trình độ của các y, bác sỹ chuyên trách tâm thần tại các trung tâm y tế. Các trung tâm y tế
có bình quân tiền thuốc sử dụng thấp hơn trung bình chủ yếu dùng các thuốc cổ điển giá rẻ như Gardenal, Aminazin..., các y, bác sỹ chuyên trách tâm thần của các trung tâm này lại ngại chuyển thuốc điều trị cho bệnh nhân vì sợ bệnh nhân tái cơn. Để giải quyết vấn đề này cần sự nỗ
lực từ 2 phía: bệnh viện BVSK tâm thần Quảng Ninh tăng cường hướng dẫn, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho các y, bác sỹ chuyên trách tâm thần tại các trung tâm y tế huyện thị. Đồng thời các y, bác sỹ
chuyên trách tâm thần huyện thị cũng phải tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn, thay đổi thói quen dùng thuốc đã ăn sâu vào tiềm thức.
KẾT LUẬN
* Hoạt động cấp phát thuốc:
Quy trình cấp phát thuốc cho các bệnh nhân nội trú, ngoại trú phòng khám, trung tâm y tế của bệnh viện BVSK tâm thần Quảng Ninh đảm bảo
đúng quy chế. Tuy chưa có hệ thống phần mềm để quản lý kho thuốc của bệnh viện nhưng khoa Dược đã sử dụng thẻ kho để theo dõi việc nhập-xuất của tất cả các loại thuốc trong kho lên quản lý được lượng thuốc phát ra, lượng thuốc tồn kho và không gây phiền hà cho người lĩnh thuốc.
83,3% bệnh nhân khảo sát hiểu biết về liều đúng, 100% bệnh nhân khảo sát hài lòng với dịch vụ cấp phát thuốc của bệnh viện.
Thuốc được sử dụng tại bệnh viện:
Tỷ lệ giá trị tiền thuốc sử dụng ngoại trú của bệnh viện năm 2011 là khá cao, chiếm 77,5% tổng giá trị tiền thuốc của bệnh viện.
Tỷ lệ giá trị sử dụng thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu không đều giữa nội trú, ngoại trú phòng khám và TTYT: tại TTYT tỷ lệ giá trị
thuốc sản xuất trong nước 429 triệu đồng chiếm 79,3% trong khi cấp ngoại trú phòng khám tỷ lệ giá trị thuốc sản xuất trong nước 63 triệu đồng chiếm 23,2%.
Nhóm thuốc chống loạn thần được sử dụng tại bệnh viện nhiều nhất: chiếm 37,6% tổng giá trị tiền thuốc sử dụng của bệnh viện năm 2011.
Tỷ lệ giá trị tiền thuốc sử dụng theo nhóm có sự khác nhau giữa nội trú, ngoại trú phòng khám, TTYT không đều. Nhóm thuốc chống động kinh được sử dụng tại TTYT nhiều chiếm 30,5% trong tổng số tiền thuốc của toàn bệnh viện. Thuốc giảm lo âu chủ yếu được dùng trong điều trị nội trú chiếm 8,2%, thuốc chống trầm cảm được cấp chủ yếu là ngoại trú phòng khám chiếm 15,9%.
Bình quân tiền thuốc sử dụng cho 1 bệnh nhân ngoại trú /1 năm còn thấp: 209 nghìn đồng /1bệnh nhân/năm và không đều giữa các trung tâm y tế huyện thị.