PHẦN II ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP, NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dược phẩm và vật tư y tế lạng sơn giai đoạn 2008 2010 (Trang 30 - 32)

NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu là Công ty CP dược và vật tư y tế Lạng Sơn. Tiến hành khảo sát kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty từ năm 2008 đến năm 2010.

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU [3,4,5]

2.2.1. Phương pháp cân đối:

Trong quá trình hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp hình thành nhiều mối quan hệ cân đối.

Phương pháp cân đối được sử dụng nhiều trong công tác lập kế hoạch và cả trong công tác hạch toán để nghiên cứu các mối quan hệ cân đối về lượng hoặc về tiền trong quá trình kinh doanh và trên cơ sở đó có thể xác định ảnh hưởng của các nhân tố.

2.2.2. Phương pháp so sánh:

Đây là phương pháp được sử dụng phổ iến trong phân tích hoạt động kinh doanh. Phương pháp này được sử dụng trên cơ sở 3 nguyên tắc:

- Lựa chọn tiêu chuẩn so sánh: Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một kì được lựa chọn làm căn cứ so sánh, được gọi là gốc so sánh. Tùy theo mục đích của nghiên cứu mà chọn gốc so sánh thích hợp. Các gốc so sánh có thế là: Tài liệu năm trước, các mục tiêu dự kiến, các chỉ tiêu trung bình của ngành, khu vực kinh doanh...

- Điều kiện so sánh: Để phép so sánh có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu được sử dụng phải đồng nhất. Điều kiện có thể so sánh được giữa các chỉ tiêu kinh tế cần được quan tâm cả về thời gian và không gian. - Kỹ thuật so sánh: Để đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu thường người ta sử

dụng những kỹ thuật so sánh sau:

 So sánh bằng số tuyệt đối: Là kết quả phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lượng quy mô của các hiện tượng kinh tế.

22

 So sánh bằng số tương đối: Là kết quả phép chia giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến của ccá hiện tượng kinh tế.

 So sánh bằng số bình quân: Số bình quân là một dạng đặc biệt của số tuyệt đối, biểu hiện tính chất đặc trưng về mặt số lượng, nhằm phản ánh đặc điểm chung của một đon vị, một bộ phận, hay một tổng thể chung có cùng tính chất.

 So sánh mức biến động tương đối điều chỉnh theo hướng quy mô chung: là kết quả so sánh của phép trừ giữa trị số kỳ phân tích với trị số kỳ gốc đã được điều chỉnh theo hệ số của chỉ tiêu có liên quan theo hướng quyết định quy mô chung.

Có thể tiến hành phân tích theo kỹ thuật của phương pháp so sánh dưới 3 hình thức:

 So sánh theo chiều dọc: Là quá trình so sánh nhằm xác định tỉ lệ quan hệ tương quan giữa các chỉ tiêu cùng kỳ của các báo cáo tài chính.

 So sánh theo chiều ngang: Là quá trình so sánh nhằm xác định các tỷ lệ và chiều hướng biến động giữa các kỳ trên báo cáo tài chính.

 So sánh xác định xu hướng và tính liên hệ của các chỉ tiêu: Các chỉ tiêu riêng biệt hay các chỉ tiêu tổng cộng trên báo cáo được xem xét trong mối quan hệ với các chỉ tiêu phản ánh quy mô chung và chúng có thể được xem xét nhiều kỳ để thấy rỗ hơn xu hướng phát triển của các hiện tượng nghiên cứu.

2.2.3. Phương pháp tỷ trọng (Phương pháp phân tích chi tiết):

So sánh các chỉ tiêu chi tiết cấu thành chỉ tiêu tổng thể. Các chỉ tiêu kinh tế thường được chi tiết từ các yếu tố cấu thành, nghiên cứu chi tiết giúp đánh giá chính xác các yếu tố cấu thành của các chỉ tiêu phân tích.

2.2.4. Phương pháp tìm xu hướng phát triển:

Đây là một dạng của phương pháp so sánh nhằm tính mức gia tăng hay nhịp phát triển của chỉ tiêu.

23

Nhịp cơ sở - So sánh định gốc: Lấy một chỉ tiêu nào đó của một năm so sánh tình hình thực hiện của nó qua các năm.

Nhịp mắt xích – So sánh liên hoàn: Lấy chỉ tiêu thực hiện hoặc chỉ tiêu kế hoạch của năm sau so với chỉ tiêu đó của năm liền kề trước đó để tìm tốc độ phát triển của từng năm.

2.2.5. Các phương pháp khác

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dược phẩm và vật tư y tế lạng sơn giai đoạn 2008 2010 (Trang 30 - 32)