Tình hình tiêu thụ thuốc tại bệnh viện

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện giao thông vận tải vinh năm 2010 (Trang 60 - 62)

9 R00-R Nhưỡng phát hiện LS, CLS khác không phân loại ở nơi khác

3.4.1.Tình hình tiêu thụ thuốc tại bệnh viện

* Cơ cấu tiêu thụ thuốc theo tác dụng dược lý

Bảng 3.15: Kinh phí mua thuốc năm 2010

Đơn vị tính: VNĐ

STT Nhóm thuốc Giá trị(VNĐ) Tỷ lệ(%)

1 Thuốc tác dụng đối với máu, tạo hồng cầu 3.720.286.959 28,8 2 Nhóm thuốc kháng sinh 2.829.216.006 21,9 3 Nhóm thuốc tim mạch 1.110.334.363 8,6

4 Hocmon và thuốc tác dụng vào hệ thống nội tiết

819.096.245

6,3

5 Nhóm dung dịch truyền, điều hỉnh nước, điện giải, cân bằng acid base

780.304.758

6,0

6 NSAIDS, thuốc điều trị gút và các bệnh cơ xương khớp

624.260.348 4,8

7 Thuốc khác 3.004.259.321 23,8

Trên thực tế, thuốc điều trị cho chương bệnh nhiễm khuẩn, tim mạch, nội tiết chiếm một số lượng lớn trong danh mua thuốc bệnh viện, kinh phí mua 3 nhóm thuốc trên cũng nằm trong những nhóm thuốc có kinh phí mua lớn. Ngoài bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng phải dùng kháng sinh thì các nhóm bệnh khác cũng phải dùng kháng sinh nên đã làm cho chi phí mua thuốc kháng sinh chiếm tỷ lệ lớn trong kinh phí mua thuốc của bệnh viện. Danh mục thuốc tim mạch, nội tiết là những thuốc có giá trị cao so với các danh mục thuốc khác nên chi phí cho hai nhóm thuốc này cũng chiếm một tỷ lệ lớn trong kinh phí mua thuốc năm 2010. Tuy nhiên tại Bệnh viện Giao thông vận tải Vinh là đơn vị chạy thận nhân tạo đầu tiên tại Nghệ An, mặc dù số người mắc bệnh suy thận không cao so với các nhóm bệnh khác tại bệnh viện, nhưng đây là bệnh mãn tính cần được điều trị thường xuyên và theo chu kỳ. Bên cạnh đó thuốc dùng trong suy thận có giá trị cao so với các thuốc khác nên kinh phí sử dụng thuốc để điều trị nhóm bệnh này lại chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kinh phí sử dụng tại bệnh viện.

* Cơ cấu tiêu thụ theo nguồn gốc xuất xứ

Bảng 3.16: Cơ cấu tiêu thụ thuốc theo nguồn gốc xuất xứ

Đơn vị tính: VNĐ

TT Cơ cấu thuốc

Giá trị Thành tiền

VNĐ

Tỷ lệ(%) 1 Thuốc ngoại nhập 8.558.928.000 66,2 2 Thuốc sản xuất trong nước 4.368.830.000 33,8

TỔNG 12.927.758.000 100,0

Mặc dù số lượng thuốc ngoại nhập trong danh mục thuốc bệnh viện không nhiều nhưng cơ cấu tiêu thụ thuốc ngoại nhập chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu tiêu thụ thuốc của bệnh viện. Điều này là phù hợp với bệnh viện là do tại

Bệnh viện Giao thông vận tải số lượng chạy thận nhân tạo chu kỳ trong năm 2010 rất lớn, thuốc dùng cho bệnh nhân suy thận là thuốc ngoại nhập và có giá trị cao.

* Cơ cấu tiêu thụ thuốc theo nguồn gốc sử dụng

Bảng 3.17: Cơ cấu tiêu thụ thuốc theo nguồn gốc sử dụng

Đơn vị tính: VNĐ

TT Cơ cấu thuốc

Giá trị Thành tiền

VNĐ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ lệ (%) 1 Thuốc theo tên biệt dược 11.867.682.000 91,8 2 Thuốc theo tên gốc 1.060.076.000 8,2

TỔNG 12.927.758.000 100,0

Giá trị tiêu thụ thuốc tên biệt dược chiếm tỷ trọng cao, chiếm 91,8 % trong tổng số kinh phí thuốc tiêu thụ tại bệnh viên năm 2010.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện giao thông vận tải vinh năm 2010 (Trang 60 - 62)