9 R00-R Nhưỡng phát hiện LS, CLS khác không phân loại ở nơi khác
3.3. Phân tích hoạt động tồn trữ, cấp phát thuốc tại bệnh viện 1 Tồn trữ thuốc
3.3.1. Tồn trữ thuốc
Sau khi được nhập kho, thuốc được tồn trữ, bảo quản và cấp phát tại các kho thuốc của Khoa Dược.
Khoa dược Bệnh viện Giao thông vận tải Vinh có các kho: Kho cấp phát điều trị ngoại trú, kho cấp phát thuốc điều trị nội trú, kho cấp phát thuốc thận nhân tạo, kho cấp phát thuốc y học cổ truyền.
Các kho được thiết kê cao ráo, an toàn, đảm bảo 5 chống. kho được trang bị các thiết bị bảo quản thuốc như tủ lạnh, giá kệ, điều hòa nhiệt độ, máy hút ẩm, quạt trần, quạt thông gió, trang bị văn phòng, phòng chống cháy nổ, dụng cụ vệ sinh kho. Tuy nhiên do khuôn viên của bệnh viện còn hẹp nên cơ sở vật chất kho còn chật chội, kho chưa đạt GSP.
Hệ thống kho Dược được mô tả tại sơ đồ sau:
Hình 3.8: Hệ thống kho cấp phát thuốc tại Bệnh viện GTVT Vinh
Tất các kho được xây dựng theo đúng yêu cầu chuyên môn, đảm bảo thực hiện 5 chống: chống nống ẩm, chống côn trùng, chống cháy nổ, chống bão lụt, chống mất trộ. Hệ thống kho được chia làm 04 kho, không có kho chính.
Trang thiết bị bảo quản, vận chuyển thuốc:
Bảng 3.14: Số lượng trang thiết bị bảo quản và vận chuyển thuốc TT Tên trang thiết bị ĐVT Số lượng
1 Nhiệt kế Cái 4
2 Ẩm kế Cái 2
3 Máy hút ẩm Cái 2
4 Điều hòa Cái 3
Thuốc Hội đồng kiểm nhập Kho 1(Thuốc thận): 01 DS trung học Kho 2( Thuốc nội trú): 01 DS đại học 01 DS trung học Kho 3(Thuốc ngoại trú): 02 DS trung học Kho 4(Thuốc YHCT): 01 DS trung học
5 Quạt trần Cái 4
6 Bình cứu hỏa Cái 2
7 Tủ lạnh Cái 4
8 Xe vận chuyển thuốc Cái 02
Các kho được trang bị đầy đủ thiết bị bảo quản, tuy nhiên do diện tích chung của bệnh viện còn hạn hẹp nên các kho tồn trữ và bảo quản vẫn chưa đáp ứng được tiêu chuẩn về diện tích cho thực hành bảo quản thuốc tốt.
Quy trình nghiệp vụ kho: Cách sắp xếp thuốc trong kho:
Trong mỗi kho, thuốc được sắp xếp theo nhóm tác dụng dược lý: Nhóm kháng sinh, nhóm NSAIDS, nhóm thuốc dị ứng, nhóm thuốc tim mạch...
Thuốc gây nghiện, hướng tâm thần được bảo quản riêng trong tủ có 02 lớp khóa.
Những thuốc có điều kiện bảo quản đặc biệt như điều kiện bảo quản từ 2- 8 độ C được bảo quản theo đúng điều kiện theo quy định.
Cách sắp thuốc trên gía:
Thuốc nặng, dễ vỡ xếp dưới, thuốc nhẽ, khó vỡ xếp trên
Với mỗi loại thuốc: Thuốc được sắp xếp theo quy tắc : FIFO thuốc có hạn sử dụng ngắn xếp trước, thuốc có hạn sử dụng dài xếp sau.
Quản lý hàng tồn kho:
Kiểm kê thuốc:
Các kho tiến hành kiểm kê thuốc trong kho mỗi quỹ một lần
Đối với thuốc gây nghiện, hướng tâm thần: Dược sĩ đại học phụ trách tủ thuốc tiến hành kiểm kê hàng ngày
Thuốc trong kho được sắp xếp theo tác dụng dược lý. Thuốc gây nghiện, hướng tâm thần được tồn trữ, bảo quản theo quy chế. Kho dược có đầy đủ sổ sách theo dõi xuất nhập thuốc theo quy định của Bộ y tế.
3.3.2. Cấp phát thuốc
Sau khi thuốc được mua về và được kiểm nhập thông qua hội đồng kiểm nhập. Do bệnh viện không có kho chính nên thuốc được nhập thẳng về các kho cấp phát.
Quy trình cấp phát thuốc cho bệnh nhân ngoại trú được thực hiện như sau: Bệnh nhân tới bệnh viện khám bệnh được phòng tiếp đón tiếp nhận bệnh nhân và phân phòng khám cho từng chuyên khoa. Bệnh nhân tới phòng chuyên khoa được bác sĩ khám, chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng, xác định bệnh và kê đơn thuốc cho người bệnh. Đơn thuốc sau khi được xác nhận BHYT và thanh toán chi phí sẽ chuyển cho khoa dược. Dược sĩ kiểm soát, chấp nhận đơn và cấp thuốc cho bệnh nhân.
Quy trình cấp phát thuốc cho bệnh nhân ngoại trú:
Hình 3.9: Quy trình cấp phát thuốc cho bệnh nhân ngoại trú
Cấp đơn ngoại trú tại Bệnh viện Giao thông vận tải Vinh 100% là bệnh nhân BHYT.
Trung bình 01 ngày tại bệnh viện cấp đơn ngoại trú cho 250 bệnh nhân, do bệnh nhân tập trung khám và được cấp đơn chủ yếu vào buổi sang nên bệnh nhân chỉ được bác sĩ kê đơn ghi hướng dẫn vào sổ y bạ chứ chưa được DS tại kho cấp phát hướng dẫn
Bệnh viện Giao thông vận tải Vinh chưa áp dụng công nghệ thông tin trong kê đơn - cấp thuốc điều trị ngoại trú nên quá trình cấp phát thuốc điều trị ngoại trú vẫn còn gặp một số khó khăn như: cấp phát chậm, hướng dẫn sử dụng không rõ ràng do chữ viết bác sĩ không rõ ràng, bệnh nhân đôi khi bị đi lại thay đổi thuốc do thuốc hết đột suất trong khi bác sĩ chưa được thông tin kịp.
Quy trình cấp phát thuốc cho bệnh nhân nội trú: BS khám bệnh, kê
đơn
Xác nhận BHYT và thanh toán chi
phí
Kho cấp phát thuốc cho bệnh
Tại Bệnh viện Giao thông vận tải Vinh, bác sĩ lâm sàng chỉ định thuốc cho bệnh nhân vào hồ sơ bệnh án, điều dưỡng khoa lâm sàng cập nhập thuốc vào sổ y lệnh và phiếu lĩnh thuốc, trường khoa lâm sàng ký vào phiếu lĩnh thuốc và chuyển phiếu lĩnh thuốc xuống khoa dược. Trưởng khoa dược hoặc dược sĩ được ủy quyền kiểm tra sổ y lệnh và phiếu lĩnh thuốc, ký duyệt vào phiếu lĩnh thuốc khi đã chấp nhận.
Kho cấp phát thuốc điều trị nội trú cấp phát theo phiếu lĩnh thuốc của các khoa lâm sàng một lần trong ngày từ thứ 2 đến thứ 6. thuốc lĩnh về khoa điều trị, điều dưỡng tiến hành xuất thuốc cho từng bệnh nhân. Lượng thuốc đã sử dụng được tính vào chi phí cho người bệnh. Trung bình mỗi ngày khoa dược cấp phát thuốc cho khoảng 150-160 bệnh nhân nội trú.
Đối với các thuốc đòi hỏi điều trị nhanh, chủng loại thuốc ổn định, kho dược cấp cho các khoa một cơ số thuốc nhất định, sau khi sử dụng khoa lĩnh bù lại cho đủ cơ số.
Hình 3.10: Quy trình cấp thuốc cho bệnh nhân nội trú
Theo quy định của bệnh viện, khi thủ kho giao thuốc cho y tá khoa lâm sàng phải thực hiện 3 kiểm tra, 3 đối chiếu. Y tá khoa lâm sàng khi giao thuốc cho bệnh nhân phải thực hiện 3 kiểm tra, 5 đối chiếu. Tuy nhiên trong quá trình
BS lâm sàng điều trị, nghi hồ sơ bệnh án, chỉ định thuốc dùng cho bệnh nhân
Y tá hành chính tổng hợp thành phiếu lĩnh thuốc
Trưởng khoa điều trị duyệt, ký vào phiếu lĩnh thuốc
Trưởng khoa Dược duyệt, ký vào phiếu lĩnh thuốc
Dược sĩ kho nội trú giao thuốc cho y tá khoa lâm sàng theo phiếu lĩnh thuốc ( 3 kiểm tra, 3
dối chiếu)
Y tá khoa lâm sàng giao thuốc cho BN ( 3 kiểm tra, 5 đối chiếu)
thực hiện thì dược sĩ khoa dược và y tá khoa lâm sàng mới chú trọng kiểm tra, đối chiếu để phát đúng thuốc và đúng số lượng chứ chưa quan tâm đến kiểm tra bao bì và chất lượng thuốc.
Người cấp phát Các thao tác kiểm tra, đối chiếu được thực hiện trong cấp phát
Dược sĩ
Kiển tra: - Thể thức phiếu lĩnh thuốc - Nhãn thuốc
Đối chiếu: - Tên thuốc
- Nồng độ, hàm lượng - Số lượng
Y tá khoa LS
Kiểm tra: - Họ tên bệnh nhân - Tên thuốc
- Liều lượng thuốc Đối chiếu: - Số giường, phòng
- Nhãn thuốc
- Đường dùng thuốc
Trong quá trình cấp phát, theo quy định của bệnh viện, thủ kho phải đánh dấu lên bao bì tất cả các thuốc. Nhưng do nguồn nhân lực thiếu, thủ kho chỉ thực hiện đánh dấu đối với những thuốc đắt tiền. Khi ra lẻ thuốc trong cấp phát, thuốc rời được cho vào trong túi riêng có nghi tên thuốc.
Thời gian cấp phát thuốc: Kho dược thực hiện cấp phát thuốc tất cả các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6.
Thực hiện chỉ thị 05/2004/CT-BYT về việc thực hiện cấp phát thuốc tới các khoa lâm sàng. Tuy nhiên do nhân lực dược còn thiếu nên trong năm 210 bệnh viện chưa thực hiện cáp phát thuốc tới tận tay người bệnh mà chỉ dừng lại ở phát thuốc đến y tá khoa lâm sàng.
Hoạt động tồn trữ, cấp phát thuốc được thực hiện theo quy chế. Mặc dù cơ sở vật chất, trang thiết bị của bệnh viện chưa được trang bị đầy đủ theo tiêu chuẩn GSP, song bệnh viện đã cố gắng thực hiện các điều kiện bảo quản cần thiết để duy trì, bảo đảm chất lượng thuốc.
Việc cấp phát thuốc tới bệnh nhân tại khoa lâm sàng là ưu điển cần phát huy trong thời gian tới. Bên cạnh đó trong quá trình cấp phát thuốc dược sĩ, y tá khoa lâm sàng mới chỉ chú tâm đến tên thuốc, số lượng chứ chưa quan tâm đến chất lượng thuốc.