Sử dụng thuốc.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện giao thông vận tải vinh năm 2010 (Trang 25 - 27)

Hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý đòi hỏi bệnh nhân phải nhận được những thuốc điều trị phù hợp với bệnh cảnh, với liều dùng thích hợp với từng cá nhân, thời gian sử dụng đầy đủ với mức chi phí thấp nhất dành cho người đó.

Các tiểu chuẩn bao gồm: Đúng thuốc

Chỉ định phù hợp

Thuốc phù hợp: Bao gồm các vấn đề về hiệu quả, độ an toàn, sự phù hợp với bệnh nhân và chi phí điều trị.

Thuốc có liều dùng, dạng dùng và thời gian điều trị thích hợp. Cấp phát đúng

Bệnh nhân tuân thủ điều trị

Hoạt động thông tin thuốc tại bệnh viện

Trong quá trình chăm sóc thuốc cho người bệnh có 3 khâu: kê đơn thuốc, cấp phát thuốc và theo dõi dùng thuốc. Thông tin thuốc là chìa khóa của mọi hoạt động để đảm bảo hiệu quả quá trình chăm sóc bằng thuốc.

Nội dung thông tin thuốc bao gồm:

Phản ứng có hại của thuốc, nguy hại của thuốc

Các khuyến cáo về liều dùng, dược động học và sinh khả dụng so sánh giữa các thuốc biệt dược khác nhau.

Báo cáo thẩm định về phản ứng có hại của thuốc.

Thông tin về điều trị và cách sử lý các phản ứng có hại, sử lý khi dùng thuốc quá liều và ngộ độc do dùng thuốc.

Thông báo những thuốc được phép lưu hành tại Việt Nam và những thuốc bị thu hồi, bị cấm ở các nước khác.

Thông tin về kinh nghiệm sử dụng thuốc trong điều trị, về thông tin phản hồi từ tuyến dưới lên tuyến trên.

Sử dụng thuốc bệnh viện

Công tác dược lâm sàng đã được đưa vào chương trình đào tạo tại Việt Nam từ đầu thập niên của thế kỷ trước song chưa thực sự đi vào thực tế tại các cơ sở khám, chữa bệnh, trong khi đó trên thế giới công tác này đã được áp dụng rộng rãi và không ngừng phát triển cả về bề rộng và chiều sâu. Có thể nhận thấy công tác dược lâm sàng không phải là mới, tuy vậy cho đến nay công tác dược lâm sàng vẫn chủ yếu tập trung tại các bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện lớn tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Tại các bệnh viện này khoa Dược đã triển khai công tác dược lâm sàng, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, nhưng nhìn chung chức năng này còn khá mờ nhạt, công việc chủ yếu vẫn là xây dựng danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện và tham mưu cho lãnh đạo bệnh viện trong việc đấu thầu thuốc. Các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện thì công tác dược lâm sàng chưa đáp ứng được yêu cầu cần thiết [20] .

Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Yên và cộng sự về thực trạng tổ chức dược lâm sàng tại các bệnh viện công lập trên địa bàn Hà Nội cho thấy: công tác dược lâm sàng đã được triển khai nhưng chủ yếu vẫn dừng lại ở mức thành lập các tổ dược lâm sàng hoặc đơn vị thông tin thuốc. Các dược sĩ lâm sàng mới chỉ thực hiện bước đầu nhiệm vụ của mình: giám sát việc kê đơn của bác sĩ qua đơn bảo hiểm y tế và phiếu lĩnh thuốc chứ chưa thực hiện vai trò tư vấn trong việc lựa chọn thuốc.

Bình bệnh án, đơn thuốc là hoạt động có ý nghĩa trong công tác khám và điều trị. Tại các bênh viện lớn như Xanh Pôn, Hữu Nghị… đã tổ chức bình đơn thuốc, bênh án hàng tháng. Tuy nhiên đây là con số khá khiêm tốn vì hàng ngày bệnh viện có hàng ngàn bệnh nhân đến khám và điều trị nên số lượng đơn thuốc, bệnh án được kê mỗi ngày là rất lớn [25].

Tình trạng thiếu dược sỹ đại học, trên đại học ở các địa phương chính là nguyên nhân dược lâm sàng không phát triển được. Cho đến năm 2010, trong cả

nước đạt tỷ lệ 1,76 dược sĩ/ vạn dân [20]. Số dược sĩ đại học còn thiếu nhiều, số cán bộ dược được đào tạo về dược lâm sàng lại càng thiếu.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện giao thông vận tải vinh năm 2010 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)