của bệnh nhân:
Chi phí điều trị trực tiếp trung bình của nhóm bệnh nhân tăng huyết áp có thời gian điều trị dưới 7 ngày là 984.904 VNĐ/1 bệnh nhân. Chi phí này
tăng lên tỉ lệ thuận với thời gian điều trị. Chi phí điều trị trực tiếp trung bình một đợt điều trị của nhóm bệnh nhân có thời gian điều trị từ 7 – 13 ngày là 1.893.253 VNĐ và trên 14 ngày chi phí điều trị trực tiếp lớn nhất với 3.100.872 VNĐ.
Như vậy thời gian điều trị càng kéo dài càng làm tăng chi phí điều trị của bệnh nhân. Mức độ chênh lệch về chi phí giữa hai khoảng thời gian là khá lớn. Có thể nói, độ dài thời gian điều trị gây ảnh hưởng khá lớn đến chi phí điều trị, việc kéo dài thời gian điều trị kéo theo tăng chi phí tiền thuốc và tiền giường. Để giảm chi phí cho bệnh nhân cần những biện pháp làm giảm thời gian điều trị nội trú tại bệnh viện.
4.3.3.Mối liên quan giữa chi phí điều trị trực tiếp của bệnh nhân tăng huyết áp và bệnh mắc kèm
Nghiên cứu mối liên quan giữa bệnh mắc kèm với chi phí điều trị của bệnh nhân cho thấy đây cũng là một yếu tố làm tăng chi phí điều trị của bệnh nhân. Chi phí điều trị cho nhóm bệnh nhân có bệnh mắc kèm là 1.912.679 VNĐ/1 bệnh nhân trong khi nhóm bệnh nhân không có bệnh mắc kèm thì chi phí là 1.558.214 VNĐ/ 1 bệnh nhân.
Theo kết quả nghiên cứu thu được, chi phí điều trị trực tiếp cho bệnh nhân có bệnh mắc kèm về cơ xương khớp là lớn nhất (94.605.358 VNĐ) và cho bệnh nhân có bệnh mắc kèm ở hệ tiết niệu là thấp nhất (9.803.225 VNĐ). Điều này là phù hợp vì số lượng bệnh nhân có bệnh mắc kèm về cơ xương khớp chiếm tỷ lệ lớn nhất và về hệ tiết niệu là nhỏ nhất.
Chi phí trung bình của mỗi bệnh nhân có bệnh mắc kèm tại hệ hô hấp cao nhất (2.389.229 VNĐ) và chi phí cho mỗi bệnh nhân có bệnh mắc kèm tại hệ tiết niệu là thấp nhất (1.633.871 VNĐ). Chi phí điều trị trực tiếp cho mỗi bệnh nhân có biến chứng hoặc bệnh mắc kèm tại Tim mạch và Cơ xương khớp tương đương nhau.
Qua đây có thể kết luận rằng thời gian điều trị, biến chứng hoặc bệnh mắc kèm là hai yếu tố làm tăng chi phí điều trị trực tiếp của bệnh nhân tăng huyết áp.
Do thời gian thực hiện đề tài còn bị giới hạn, số lượng mẫu nghiên cứu còn nhỏ, vì vậy đề tài còn có những hạn chế nhất định.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KẾT LUẬN:
- Đặc điểm bệnh nhân tăng huyết áp có BHYT điều trị nội trú tại khoa Nội Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La năm 2012:
+ Tỉ lệ điều trị nội trú tăng huyết áp của bệnh nhân nữ (55%) cao hơn nam giới (45%). Nhóm bệnh nhân ở độ tuổi 60-79 tuổi có tỷ lệ cao hơn các nhóm tuổi khác.
+ Thời gian trung bình một đợt điều trị nội trú của bệnh nhân là 8,75 ngày. Số lượng bệnh nhân có bệnh mắc kèm (58,98%) cao hơn số bệnh nhân không có biến chứng hoặc bệnh mắc kèm (41,02%). Tỉ lệ bệnh nhân có 1 bệnh mắc kèm cao nhất (50,72%)
- Chi phí điều trị trực tiếp cho bệnh nhân tăng huyết áp có BHYT điều trị nội trú tại khoa Nội Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La năm 2012:
+ Chi phí điều trị trực tiếp trung bình của bệnh nhân tăng huyết áp một đợt điều trị là 1.767.282 VNĐ. Trong đó chi phí cho tiền thuốc chiếm tỉ lệ cao nhất (69,8%), tiền vật tư tiêu hao chiếm tỉ lệ thấp nhất (2,7%).
+ Chi phí cho nhóm thuốc Tim mạch (32,86%) chiếm tỉ lệ chi phí lớn nhất sau đó là nhóm thuốc cấp cứu giải độc (15,47%) chủ yếu rơi vào 3 loại thuốc: Pomulin, Gliatilin và Piracetam.
+ Phác đồ điều trị dùng thuốc ức chế men chuyển cả dạng đơn độc hay phối hợp chiếm tỉ lệ chi phí lớn nhất trong tổng chi phí thuốc điều trị chính.
+ Trong cơ cấu chi phí điều trị trực tiếp, chi phí cho cận lâm sàng chiếm tỉ lệ không nhỏ (20,38%). Chi phí cận lâm sàng trung bình của mỗi bệnh nhân trong một đợt điều trị là 360.239 VNĐ. Chi phí cận lâm sàng lớn nhất là 1.517.000VNĐ. Trong đó chi phí cho xét nghiệm sinh hóa chiếm tỉ lệ cao nhất (9,72%).
- Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí điều trị trực tiếp của bệnh nhân tăng huyết áp có BHYT điều trị nội trú tại khoa Nội Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La năm 2012:
+ Thời gian điều trị: Thời gian điều trị càng dài, chi phí điều trị trực tiếp càng cao, chủ yếu là tiền thuốc và tiền giường.
+ Số biến chứng hoặc bệnh mắc kèm: Số biến chứng hoặc bệnh mắc kèm càng tăng thì chi phí điều trị càng cao.
Ý KIẾN ĐỀ XUẤT:
Cùng với việc triển khai thí điểm phương thức thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT theo phương thức định suất, có thể triển khai thanh toán theo trường hợp bệnh để góp phần giúp các bệnh viện chủ động trong điều hành kinh phí, nâng cao trách nhiệm của các bên liên quan trong việc quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí BHYT.
Bệnh viện nên triển khai đơn vị quản lý và điều trị THA liên tục và có hệ thống nhằm hạn chế tiến triển xấu của bệnh và dự phòng các biến chứng của THA một cách có hiệu quả tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân được kiểm soát huyết áp tốt nhất với chi phí điều trị hợp lý.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. TiÕng viÖt
1. Đào Duy An dịch của Whitworth JA và cộng sự (2003), Khuyến cáo cập nhật điều trị tăng huyết áp năm 2003 của Tổ chức Y tế thế giới và hội tăng huyết áp quốc tế, [ http:// www. Y khoa.net]
2. Bộ môn dược lý (2006), Dược lý học tập II, Trường đại học Dược Hà Nội, trang 51-74.
3. Bộ dược lý – Trường đại học Y Hà Nội (2005), Dược học lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, tr. 383-393.
4. Bộ môn nội – Trường đại học Y Hà Nội (1998), Bài giảng bệnh học nội khoa Tập II, Nhà xuất bản Y học, tr. 106-112.
5. Bộ Y tế - Bệnh viện Bạch Mai (2011), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa, Nhà xuất bản Y học, trang 213-216.
6. Bộ y tế - Tổ chức y tế thế giới (2001), Kinh tế y tế, Nhà xuất bản y học, trang 57-82, 83-89, 90-101.
7. Bộ Y tế - Tổng cục Thống kê (2003), Điều tra Y tế quốc gia 2001 – 2002, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
8. Nguyễn Huy Ban và các cộng sự (2008), Nghiên cứu xây dựng định mức thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT theo nhóm chẩn đoán tại Việt Nam, đề tài nghiên cứu khoa học.
9. Trịnh Quốc Giang (2002), Bí quyết phòng ngừa bệnh tăng huyết áp, Nhà xuất bản Y học, tr. 42-43.
10. Trương Việt Dũng, Nguyễn Huyền Linh (2010), Phân tích phí điều trị dựa trên số liệu sẵn có tại bệnh viện (áp dụng trong trường hợp mổ u xơ tử cung tại BV PS trong 2 năm 2005 và 2006). Hội nghị khoa học kinh tế, Y tế lần thứ nhất.
11. Viên Văn Đoan, Đồng Văn Thành (2009), Bước đầu nghiên cứu mô hình quản lý, theo dõi và điều trị có kiểm soát bệnh tăng huyết áp, Kỷ yếu các công trình khoa học, Hội tim mạch học Việt Nam.
12. Đỗ Quốc Hùng và các cộng sự (2009), Nghiên cứu tác dụng của Enalapril và Metoprolol trong điều trị suy tim ở bệnh viện tăng huyết áp, Kỷ yếu các công trình khoa học, Hội tim mạch học Việt Nam.
13. Phạm Gia Khải và CS (2000), Đặc điểm dịch tễ học bệnh tăng huyết áp
tại Hà Nội, Tạp chí Tim mạch học Việt Nam (1999) số 29 trang 22-24
14. Phạm Gia Khải (2002), Tăng huyết áp, chẩn đoán, nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh và sinh lý bệnh, Báo cáo tại đại hội tim mạch học quốc gia Việt Nam lần thứ X.
15. Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (2003), Bài giảng y học cổ truyền tập II, Nhà xuất bản Y học, tr.60-63
16. Hồ Thị Bích Liên (2010), Phân tích chi phí điều trị trực tiếp cho bệnh nhân Luput ban đỏ hệ thống có bảo hiểm y tế tại khoa Dị ứng miễm dịch lâm sàng- Bệnh viện Bạch Mai năm 2009, khóa luận tốt nghiệp dược sỹ đại học , Đại học Dược Hà Nội.
17. Phạm Lương Sơn (2005), Nghiên cứu đánh giá chính sách chi trả tiền thuốc theo chế độ BHYT ở Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Dược học.
18. Hà Thị Hương Trà (2009), Phân tích chi phí thuốc trong điều trị bệnh nhân đái tháo đường cho bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế tại khoa nội tiết – đái tháo đường bệnh viện Bạch Mai năm 2008, khóa luận tốt nghiệp dược sỹ đại học, Đại học Dược Hà Nội.
19. Trần Đỗ Trinh, Nguyễn Ngọc Tước, Nguyễn Bạch Yến và CS, Tóm tắt báo cáo tổng kết công trình điều tra dịch tễ học bệnh tăng huyết áp ở Việt Nam, Tạp chí Tim mạch học Việt Nam (1999) số 28 trang 28-32.
20. Nguyễn Thị Thảo (2006), Bước đầu đánh giá chi phí trực tiếp của bệnh nhân hen phế quản điều trị nội trú tại bệnh viện Bạch Mai, khóa luận tốt nghiệp bác sỹ y khoa 2000-2006, Trường đại học Y Hà Nội, trang 7-11
21. Lưu Viết Tĩnh, Phạm Ngọc Khái, Phạm Mạnh Hùng (2012), Phân tích chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế của bệnh nhân tăng huyết áp tại khoa Nội Tim mạch của một Bệnh viện đa khoa tỉnh đồng bằng Miền Bắc trong 6 tháng đầu năm 2011, Tạp chí y học thực hành số 4(816) 2012, trang 52-56.
22. Trường Đại học y tế công cộng – Chương trình hợp tác y tế Việt Nam – Thụy Điển (2002), Những vấn đề cơ bản của kinh tế y tế, Nhà xuất bản y học, trang 327-393.
23. Phạm Văn Vinh (2000), Quan niệm hiện nay về điều trị tăng huyết áp, Thời sự y dược học tháng 12.
24. Lê Thị Thanh Xuân (2003), Tìm hiểu khả năng chi trả phí khám chữa bệnh của người dân tại huyện Ba Vì, Hà Tây, Luận án thạc sỹ y tế công cộng, Hà Nội.
25. WHO/FAO, Geneva (2003), Chế độ ăn dinh dưỡng dự phòng các bệnh mạn tính, Báo cáo kỹ thuật số 916 của nhóm chuyên gia tư vấn phối hợp, trang 5-106.
II. Tiếng Anh
26. Balu S., (2001), Incremental coct of treating hypertension in the United States. Purdue University e- Pubs.