Đặc điểm về giới, tuổi của bệnh nhân

Một phần của tài liệu Phân tích chi phí điều trị trực tiếp cho bệnh nhân tăng huyết áp có bảo hiểm y tế tại khoa nội tiết bệnh viện đa khoa tỉnh sơn la năm 2012 (Trang 49 - 50)

- Theo giới:

Trong 373 bệnh nhân nghiên cứu thì có 168 bệnh nhân là nam giới chiếm tỷ lệ 45,04 % và 205 bệnh nhân là nữ giới chiếm tỷ lệ 54,96 % . Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Tú tỷ lệ giữa nam và nữ là 50,3% và 49,7 % ; nghiên cứu của Lưu Viết Tĩnh, Phạm Ngọc Khái và Phạm Mạnh Hùng tỷ lệ này là 55,5% và 44,5 % , sự chênh lệch này không quá lớn. Vì vậy có thể xem nguy cơ mắc bệnh giữa hai giới không có sự khác biệt.

- Theo nhóm tuổi:

Tuổi mắc bệnh trung bình ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 66,38 tuổi. Độ tuổi dưới 39 rất ít gặp bệnh nhân tăng huyết áp (1,6 %). Độ tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là trên 60 tuổi ( 66,2%) . Kết quả này cũng phù hợp với những nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Tú [0] ; Lưu Viết Tĩnh, Phạm Ngọc Khái và Phạm Mạnh Hùng [18]

4.1.2. Tỷ lệ bệnh nhân theo thời gian điều trị

Số ngày điều trị trung bình của bệnh nhân tăng huyết áp là 8,75 ngày. Thời gian điều trị nội trú dài nhất là 19 ngày và ngắn nhất là 01 ngày. Tỷ lệ bệnh nhân điều trị trong khoảng thời gian từ 7 – 13 ngày là lớn nhất (76,1%). Tỷ lệ bệnh nhân điều trị nội trú trong khoảng thời gian lớn hơn chiếm tỷ lệ nhỏ nhất (4,3%)

4.1.3.Tỷ lệ mắc có bệnh mắc kèm của bệnh nhân

Tỷ lệ bệnh nhân có bệnh mắc kèm chiếm 58,98% tổng số bệnh nhân điều trị tăng huyết áp tại khoa Nội bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La trong đó nhóm bệnh về cơ xương khớp chiếm tỷ lệ cao nhất (14,21%) , tiếp theo đó là nhóm bệnh về tim mạch (12,86%), các bệnh mắc kèm về nội tiết và chuyển

hóa chiếm 9,92%, bệnh về hô hấp 6,97%, bệnh về tiêu hóa 4,55 %, tiết niệu 1,61%, ngoài ra có 8,85% mắc các bệnh không thuộc các nhóm bệnh trên như bệnh về mắt, răng, ung bướu …

Một phần của tài liệu Phân tích chi phí điều trị trực tiếp cho bệnh nhân tăng huyết áp có bảo hiểm y tế tại khoa nội tiết bệnh viện đa khoa tỉnh sơn la năm 2012 (Trang 49 - 50)