PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa thành phố vinh năm 2012 (Trang 34)

- Hồi cứu mô hình bệnh tật , mô hình tổ chức, cơ cấu nhân lực…tạiBệnh viện đa khoa TP Vinhnăm 2012.

- Hồi cứu các hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa TP Vinh- bao gồm: hoạt động lựa chọn xây dựng danh mục thuốc, hoạt động muathuốc, hoạt động cấp phát bảo quản tồn trữ thuốc, hoạt động giám sát sử dụngthuốc trong năm 2012.

- Hồi cứu các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động cung ứng thuốcbệnh viện đa khoa TP Vinh.

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu .

- Phương pháp tính tỷ trọng số lượng thuốc, nhân lực, kinh phí,bệnh tật… - Phương pháp so sánh giữa các đối tượng…

- Phương pháp mô hình hóa, biểu đồ, đồ thị: minh họa cơ cấu thuốctrong danh mục, kinh phí, các quy trình cung ứng thuốc…

2.2.3. Trình bày và xử lý số liệu

Số liệu được trình bày và xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel forWindows và Microsoft Word for Windows.

2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Nội dung nghiên cứu của đề tài được tóm tắt trong sơ đồ sau ( hình 2.1)

Hình 2.1. Sơ đồ tóm tắt nội dung nghiên cứu của đề tài NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN

ĐA KHOA TP VINH NĂM 2012

Lựa chọn thuốc:

- Quy trình lựa chọn thuốc - Danh mục thuốc bệnh viện

- Phân tích tính thích ứng của danh mục thuốc bệnh viện

Mua thuốc:

- Nguồn mua thuốc - Kinh phí mua thuốc

- Hình thức lựa chọn nhà thầu - Quy trình đấu thầu

- Phương thức giao nhận - Thủ tục thanh toán

Cấp phát, tồn trữ thuốc:

- Bảo quản tồn trữ thuốc: Hệ thống kho, quản lý nghiệp vụ kho, quản lý hàng tồn kho. - Hoạt động cấp phát thuốc: quy trình cấp phát thuốc.

Sử dụng thuốc:

- Giám sát kê dơn thuốc - Hoạt động của tổ DLS - Hoạt động thông tin thuốc

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG LỰA CHỌN THUỐC TẠIBỆNH VIỆN ĐA KHOA TP VINH KHOA TP VINH

3.1.1. Về quy trình lựa chọn thuốc.

Để xây dựng danh mục thuốc hợp lý cho toàn bệnh viện cần dựa trên mô hình bệnh tật cụ thể của bệnh viện, nguồn kinh phí hiện có của bệnh viện, danh mục thuốc thiết yếu và danh mục thuốc chủ yếu do Bộ Y Tế ban hành. Tại bệnh viện đa khoa TP Vinh, việc lựa chọn thuốc cho danh mục thường tiến hành vào tháng 1 hàng năm.

Hình 3.1 Quy trình xây dựng danh mục thuốc tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh

Danh mục bệnh viện

Các khoa lâm sàng xem xét dự thảo để đề xuất bổ sung hoặc loại bỏ Hội đồng thuốc và điều trị xem xét và (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thông qua danh mục

Giám đốc bệnh viện phê duyệt Khoa Dược lập dự thảo danh mục dựa trên danh mục sử dụng năm 2011 và dự kiến phát sinh năm 2012

Nhận xét:Với qui trình lựa chọn danhmục thuốcnhư trên, danh mục thuốc bệnh viện chưa tính đến sự thay đổi của mô hình bệnh tật nhưng nhìn chung đã đảm bảo thuốc vừa đúng theo danh mục Bộ Y tế và BHXH yêu cầu, vừađáp ứng được nhu cầu điều trị tại các khoa phòng.

3.1.2. Danh mục thuốc bệnh viện

Hàng năm theo trên bệnh viện tổ chức lựa chọn danh mục thuốc theo quy trình trên, danh mục thuốc theo hoạt chất của bệnh viện đa khoa TP Vinhnhìn chung khá ổn định qua cácnăm.

Dưới đây ta nghiên cứu danh mục thuốc của bệnh viện nhóm tác dụng dược lý.

Bảng 3.1. Cơ cấu danh mục thuốc bệnh viện theo nhóm tác dụng dược lý năm 2012

STT Nhóm thuốc Năm 2012

SL TL(%)

A B 1 2

1 Thuốc điều trị KST, chống nhiễm khuẩn 51 16,8

2 Hormon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết tố 42 13,8

3 Thuốc tim mạch 34 11,2

4 Thuốc đường tiêu hóa 31 10,2

5 Thuốc giảm đau hạ sốt chống viêm không sreroid và điều trị gout 24 7,9

6 Các thuốc khác 21 6,9

7 Khoáng chất và Vitamin 20 6,6

8 Dung dịch điều chỉnh nước điện giải, cân bằng acid – base và các

dung dịch tiêm truyền khác 12 3,9

9 Thuốc điều trị bệnh mắt, tai mũi họng 10 3,3

10 Thuốc tác dụng trên đường hô hấp 10 3,3

11 Thuốc gây tê, mê 8 2,6

12 Thuốc tác dụng đối với máu 8 2,6

13 Thuốc chống dị ứng và dùng trong những trường hợp quá mẫn 5 1,6

14 Thuốc điều trị bệnh da liễu 4 1,3

15 Thuốc giãn cơ và ức chế cholinesterase 4 1,3

16 Thuốc chống rối loạn tâm thần 3 1,0

17 Thuốc điều trị đau nửa đầu,chóng mặt 3 1,0

18 Thuốc lợi tiểu 3 1,0

19 Thuốc điều trị bệnh đường tiết niệu 2 0,7 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

20 Thuốc dùng chẩn đoán 2 0,7

21 Thuốc tẩy trùng và sát khuẩn 2 0,7

22 Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau đẻ và chống đẻ non 2 0,7

23 Thuốc giải độc và các thuốc dùng trong trường hợp ngộ độc 2 0,6

24 Thuốc điều trị ung thư và điều hòa miễn dịch 0 -

25 Thuốc chống Parkinson 0 -

26 Huyết thanh và globulin miễn dịch 0 -

27 Dung dịch thẩm phân phúc mạc 0 -

Tổng số 303 100

Năm 2012 danh mục thuốc bệnh viện có 303 hoạt chất. Chiếm tỷ lệ lớn nhất trong danh mục là nhóm thuốc điều trị KST và chống nhiễm khuẩn. Tiếp theo là nhóm hormon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết và nhóm thuốc tim mạch. So với danh mục thuốc chủ yếu của Bộ Y tế, danh mục bệnh viện có hoạt chất ở hầu hết các nhóm thuốc, trừ một số nhóm: ung thư, thẩm phân phúc mạc, thuốc chống Parkinson là những nhóm bệnh mà bệnh viện chưa triển khai điều trị. Như vậy danh mục thuốc của bệnh viện nhìn chung có thể đáp ứng nhu cầu điều trị của nhiều loại bệnh nhưng chủng loại hoạt chất chưa phong phú.

3.1.3 Phân tích tính thích ứng của danh mục thuốc:

Tính thích ứng của danh mục thuốc với mô hình bệnh tật của bệnh viện

Mô hình bệnh tật của bệnh viện là số liệu thống kê về các loại bệnh tật và tần suất xuất hiện của chúng trong một khoảng thời gian nhất định, thường là theo từng năm. Mô hình bệnh tật của bệnh viện đa khoa TP Vinh trong năm 2012 theo bảng phân loại bệnh tật quốc tế ICD 10 được thể hiện qua bảng 3.2

Bảng 3.2. Mô hình bệnh tật của bệnh viện

TT Chương bệnh Mã ICD 10 Năm 2012

SL TL(%)

A B 1 2 3

1 Bệnh hô hấp J00 - J99 25.543 28,4

2 Bệnh nội tiêt, dinh dưỡng và chuyển hóa E00 – E90 14.618 16,3

3 Bệnh tiêu hóa K00 – K93 10.015 11,1

4 Thai nghén, sinh đẻ và hậu sản O00 – O99 5.546 6,2

5 Bệnh tuần hoàn I00 - I99 5.963 6,6

6 Bệnh nhiễm trùng và KST A00 – B99 7.605 8,5

7 Vết thương, ngộ độc và hậu quả của một số nguyên nhân bên ngoài S00 – T98 850 1,0

8 Bệnh hệ sinh dục. Tiết niệu N00 – N99 3.768 4,2

9 Bệnh hệ cơ xương khớp và mô liên kết M00 – M99 4.434 4,9

10 Bệnh về mắt H00 – H59 4.770 5,3

11 Bệnh hệ thần kinh G00 – G99 2.155 2,4

12 Bệnh của tai và xương chũm H60 – H95 1.282 1,4

13 Bướu tân sinh C00 – D48 551 0,6 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

14 Các bênh khác 2.615 2,9

Tổng cộng 89.715 100,0

Ghi chú: Số thứ tự trong biểu đồ tương ứng với số thứ tự chương bệnh trong bảng 3.2

* MHBT của bệnh viện trong năm 2012 rất đa dạng gồm hầu hết các chương bệnh. Trong đó các chương bệnh mắc cao nhất là: Bệnh hệ hô hấp; bệnh nội tiết dinh dưỡng và chuyển hoá; bệnh tiêu hoá; bệnh nhiễm khuẩn và KST:

Một số chương bệnh có tỷ lệ mắc cao qua các năm được thể hiện qua biểu đồ sau:

Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện một số bệnh có tỷ lệ tăng cao trongnăm 2012

Các bệnh có tỷ lệ mắc cao trên đã chiếm 77,2%số lượt bệnh nhân điều trịcủa bệnh viện. Tỷ lệ mắc này phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội củathành phố Vinh và của một nước cận nhiệt đới đang phát triển như nư- ớc ta.

Mô hình bệnh tật của bệnh viện đa khoa TP Vinh là mô hình bệnh tật đặc trưng của bệnh viện đa khoa bao gồm rất nhiều loại bệnh, do đó bệnh viện sẽ sử dụng nhiều mặt hàng chủng loại thuốc. Danh mục thuốc của bệnh viện đã được xây dựng rất phong phú đa dạng bao gồm tất cả các loại thuốc để đáp

Hô hấp Nội tiết Tiêu hóa Hậu sản Tuần hoàn Nhiễm khuẩn & KST 32

ứng nhu cầu điều trị của bệnh nhân. Như vậy, danh mục thuốc của bệnh viện đã đảm bảo cung ứng đủ loại thuốc cho nhu cầu điều trị của bệnh nhân.

Danh mục thuốc của bệnh viện tương đối phù hợp với mô hình bệnh tật của bệnh viện. Các nhóm thuốc tiêu hoá, thuốc tim mạch, hormone và nội tiết tố thuốc điều trị mắt tai mũi họng chiếm tỷ lệ lớn và ngày càng tăng trong danh mục thuốc phù hợp với nhu cầu điều trị tăng của các nhóm thuốc này. Nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn và điều trị ký sinh trùng chiếm tỷ lệ lớn nhất trong danh mục nhưng nhóm bệnh nhiễm khuẩn và KST chỉ xếp thứ 4 trong mô hình bệnh tật.Điều nay cho thấy vẫn còn tình trạng sử dụng kháng sinh chưa hợp lý.

- Tính thích ứng của danh mục so với quy định của Bộ Y Tế

- So sánh cơ cấu danh mục thuốc bệnh viện với danh mục thuốc chủ yếu BYT ban hành năm 2012.

Bảng 3.3. So sánh cơ cấu danh mục thuốc bệnh viện với danh mục thuốc chủ yếu

STT Nhóm thuốc DMTCY Danh mục thuốc

bệnh viện 2012

SL SL TL%(so với

DMTCY)

A B 1 2 3

1 Thuốc gây tê, mê 26 8 30,7 2 Thuốc giảm đau hạ sốt chống viêm không sreroid

và điều trị gout 53 18 33,9

3 Thuốc chống dị ứng và dùng trong những trường hợp quá

mẫn 22 4 18,1

4 Thuốc giải độc và các thuốc dùng trong trường hợp ngộ độc 36 2 5,5 5 Thuốc chống rối loạn tâm thần 5 2 40,0 6 Thuốc điều trị KST, chống nhiễm khuẩn 193 42 21,7 7 Thuốc điều trị đau nửa đầu,chóng mặt 65 2 3,1 8 Thuốc điều trị ung thư và điều hòa miễn dịch 64 0 -

STT Nhóm thuốc DMTCY Danh mục thuốc bệnh viện 2012

9 Thuốc điều trị bệnh đường tiết niệu 7 2 28,6 10 Thuốc chống Parkinson 12 0 - 11 Thuốc tác dụng đối với máu 55 8 14,6 12 Thuốc tim mạch 113 15 13,2 13 Thuốc điều trị bệnh da liễu 57 1 1,7 14 Thuốc dùng chẩn đoán 26 2 7,7 15 Thuốc tẩy trùng và sát khuẩn 7 2 28,6 16 Thuốc lợi tiểu 5 3 60,0 17 Thuốc đường tiêu hóa 105 16 15,2 18 Hormon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết tố 71 36 50,7 19 Huyết thanh và globulin miễn dịch 4 0 - 20 Thuốc giãn cơ và ức chế cholinesterase 90 4 4,4 21 Thuốc điều trị bệnh mắt, tai mũi họng 87 2 2,3 22 Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau đẻ và chống đẻ

non 14 2 14,2

23 Dung dịch thẩm phân phúc mạc 3 0 - 24 Thuốc tác dụng trên đường hô hấp 35 8 22,8 25 Dung dịch điều chỉnh nước điện giải, cân bằng acid – base

và các dung dịch tiêm truyền khác 22 7 31,8 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

26 Khoáng chất và Vitamin 50 14 28,0

Danh mục thuốc bệnh viện còn chưa phong phú về số lượng hoạt chất trong mỗi nhóm thuốc. Số lượng hoạt chất trong danh mục thuốc bệnh viện chỉ chiếm khoảng 32,9% số lượng hoạt chất trong danh mục thuốc chủ yếu của Bộ Y tế ban hành năm 2011[8].

Một số nhóm thuốc có tỷ lệ số lượng hoạt chất so với danh mục thuốc chủ yếu thấp như nhóm thuốc điều trị đau nửa đầu chóng mặt , thuốc điều trị bệnh da liễu,thuốc điều trị bệnh mắt và tai mũi họng.Một số nhóm thuốc khác của bệnh viện có tỷ lệ rất thấp so với danh mục thuốc chủ yếu của Bộ Y Tế vì đó là các thuốc điều trị ung thư và điều hòa miễn dịch,thuốc chống Parkinson,

huyết thanh và globulin miễn dịch , dung dịch thẩm phân phúc mạc , thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu, bệnh viện hoàn toàn không có nhu cầu về nhóm thuốc này. Những nhóm thuốc này bệnh viện không sử dụng nhiều nên số lượng hoạt chất thấp là hợp lý. Tuy nhiên các nhóm thuốc KST chống nhiễm khuẩn, tim mạch, thuốc đường tiêu hoá, hormon nội tiết tố, thuốc tác dụng lên đường hô hấp là những nhómthuốc điều trị các bệnh mắc nhiều nhất tại bệnh viện có số lượng hoạt chất chỉchiếm 20 - 40% số lượng hoạt chất trong DMTCY, đó là tỷ lệtương đối thấp.Bệnh viện cần có những điều chỉnh danh mục thuốc trong thời gian sắp tới đểđáp ứng tốt hơn nhu cầu điều trị của bệnh nhân.

Thuốc thiết yếu thuốc, chủ yếu trong danh mục thuốc bệnh viện

Bảng 3.4: So sánh tỷ lệ thuốc thiết yếu, thuốc chủ yếu trong danh mụcthuốc bệnh viện.

Năm Tổng số thuốc trong danh mục

Thuốc thiết yếu Thuốc chủ yếu

SL TL (%) SL TL (%)

2011 303 129 42,6 303 100

Tỷ lệ thuốc chủ yếu trong danh mục thuốc bệnh việnnăm 2012đạt 100% vì theo quy địnhBHXH chỉ thanh toán các thuốc có trong danh mụcvà là tỷ lệ được hầu hết các bệnh viện Việt Nam áp dụng. Những thuốc khôngnằm trong danh mục thuốc chủ yếu được cung cấp theo yêu cầu và chỉ sửdụng khi thật cần thiết.

Tỷ lệ thuốc thiết yếu trong danh mục thuốc bệnh viện năm còn thấp, năm 2012 đạt 42,6%, là tỷ lệ thấp so với mặt bằng chung của cả nước là khoảng 50,0%. Bệnh viện cần có những điều chỉnh, tăng tỷ lệ thuốc thiết yếu trong danh mục thuốc, thực hiện tốt chính sách Quốc gia về thuốc thiết yếu.

Để đánh giá hiệu quả của công tác lựa chon thuốc, chúng tôi nghiên cứu hiệu quả mức độ đáp ứng thuốc của danh mục so với nhu cầu thực tế qua chỉ số mức độ phục vụ thuốc của danh mục. Mức độ phục vụ thuốc là số thuốc có

trong danh mục so với tổng số mặt hàng theo nhu cầu sử dụng của bệnh viện. Số mặt hàng theo nhu cầu của bệnh viện chính là số mặt hàng của bệnh viện trong năm 2012.

Bảng 3.5. Mức độ phục vụ thuốc của danh mục Bệnh viện đa khoa TP Vinh năm 2012 Năm Số mặt hàng dự trữ Số mặt hàng theo nhu cầu Mức độ phục vụ thuốc (%) 2012 303 308 98,4

Nhận xét: Mức độ phục vụ thuốc gần đạt 100%, như vậy danh mục thuốc bệnh viện đã đáp ứng gần như đầy đủ nhu cầu của bệnh viện.

Tóm lại, hoạt động lựa chọn thuốc tại bệnh viện tuy lựa chủ yếu dựa trên số liệu lịch sử nhưng cơ bản đã đáp ứng được mô hình bệnh tậtdanh mục thuốc chủ yếu do Bộ Y tế ban hành, tỷ lệ thuốc trong danh mục thuốc thiết yếu còn thấp. Danh mục thuốc bệnh viện đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu điều trị của bệnh nhân và thể hiện việc thực hiện chính sách quốc gia về thuốc của Bộ Y tế. Tuy nhiên, danh mục thuốc bệnh viện chưa được sửa đổi bổ sung qua các năm, nên thiếu tính cập nhật và chưa thích ứng với sự thay đổi của mô hình bệnh tật.

3.2. KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG MUA THUỐC TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TP VINH NĂM 2012 KHOA TP VINH NĂM 2012

3.2.1. Quy trình đấu thầu

Quy trình đấu thầu tại tại Sở Y tế nhìn chung khá phù hợp với quy định của Luật đấu thầu của Quốc hội ban hành ngày 29/11/2005 và thông tư 10/2007/TTLB - BYT - BTC hướng dẫn mua thuốc tại các cơ sở khám chữa bệnh.

Hiện nay bệnh viện tiến hành tổ chức đấu thầu theo quy trình sau:

Hình 3.3. Quy trình đấu thầu thuốc tại Sở Y tế Nghệ An

1. Tập hợp nhu cầu sử dụng thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao của các phòng ban trong toàn bệnh viện trong vòng 6 tháng

3. Sở y tế tổng hợp, lập kế hoạch và hồ sơ mời thầu

2. Lập dự trù trình lên HĐT&ĐT phê duyệt và trình lên Sở y tế

4. SYT đăng thông tin báo mời thầu

5. SYT phát hành hồ sơ mời thầu 6. Đóng thầu - 7. Mở thầu

8. Xét thầu

9. SYT gửi thông báo về kết quả trúng thầu cho cơ sở khám chữa bệnh

10. Bệnh viện lập danh mục thuốc và ký hợp đồng với đơn vị trúng thầu 11. Nhập hàng, kiểm tra chất lượng 12. Thanh toán, giám sát, điều chỉnh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Chuẩn bị đấu thầu:

+ Xác đinh nhu cầu thuốc:

Khoa Dược tập hợp nhu cầu sử dụng thuốc trong bệnh viện theo số liệu thuốc xuất kho và tồn kho thống kê năm trước và đề xuất bổ sung của các khoa phòng, đồng thời dự đoán những thay đổi nhu cầu sử dụng thuốc của các khoa trong năm để xác định nhu cầu thuốc. Bệnh viện tiến hành họp HĐT&ĐT thông qua danh mục để gửi Sở Y tế Nghệ An.

Để có thể tính toán chính xác nhu cầu thuốc, khoa Dược cần nắm rõ lượng thuốc sử dụng tại các khoa, tức là phải có một cơ chế cấp phát thuốc khá chặt chẽ và khoa học. Ngoài ra để dự trù thuốc hợp lý bệnh viện cần tính đến các yếu tố mô hình bệnh tật trong thời gian sắp tới, sự xuất hiện của các bệnh theo mùa và cũng căn cứ vào nguồn kinh phí mua thuốc của bệnh viện. Tuy nhiên bệnh viện chưa có những thống kê về sự thay đổi của mô hình bệnh tật qua các năm mà xác định nhu cầu thuốc chủ yếu dựa theo số lượng thuốc dùng năm trước, do đó việc xác định thiếu tính chính xác.

3.2.2. Hình thức lựa chọn nhà thầu

Trong lĩnh vực quản lý thuốc, Nhà nước đã ban hành những quy định

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa thành phố vinh năm 2012 (Trang 34)