Giải quyết vấn đề vốn cho ngân hàng

Một phần của tài liệu Đề tài:An ninh tài chính đối với hoat động của ngân hàng thương mại nhà nước doc (Trang 66 - 69)

3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN NINH TÀI CHÍNH TRONG THỜ

3.1.Giải quyết vấn đề vốn cho ngân hàng

Vốn chủ sở hữu của một NHTMNN đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động thƣờng nhật và đảm bảo cho ngân hàng phát triển lâu dài. Vốn là điều kiện bắt buộc để ngân hàng đƣợc cấp giấy phép tổ chức và hoạt động trƣớc khi nó có thể huy động đƣợc những khoản tiền gửi đầu tiên; tạo niềm tin đối với công chúng về sức mạnh tài chính của ngân hàng; cung cấp năng lực tài chính cho sự tăng trƣởng và phát triển với những dịch vụ, chƣơng trình và trang thiết bị mới; cuối cùng vốn là tấm đệm để chống lại rủi ro trong hoạt động của ngân hàng. Theo tiêu chuẩn của BASEL thỉ tỷ lệ an toàn vốn cho mỗi ngân hàng phải lớn hơn hoặc bằng 8%. Để đảm bảo yêu cầu tiêu chuẩn đó các NHTMNN cần phải đẩy mạnh các biện pháp để tăng cƣờng nguồn vốn cho ngân hàng.

Hiện nay bên cạnh giải pháp phát hành trái phiếu Chính phủ để nâng cao vốn tự có của các NHTMNN, NHNN còn thực hiện một số chính sách nhƣ ngân hàng đƣợc phép trích lập quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ hàng năm là 5% lợi nhuận sau khi nộp thuế, cho phép chuyển phần vốn vay từ WB và

http://svnckh.com.vn 66

IMF theo chƣơng trình tái cơ cấu cho các NHTMNN và các ngân hàng sẽ đƣợc phép sử dụng tiền không phải đóng thuế do sử dụng vốn hàng năm để thanh toán hoàn trả lại cho các tổ chức trên. Một giải pháp đƣợc đặc biệt quan tâm trong thời gian vừa qua là tiến hành cổ phần hóa các NHTMNN. Đây là giải pháp quan trọng nhất để giúp cho các NHTMNN tăng vốn đồng thời còn góp phần nâng cao trình độ quản lý, hiệu quả hoạt động của các NHTMNN.

Ngày 26/6/2007 Chính phủ đã ban hành Nghị định 109/2007/ND-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vôn nhà nƣớc thành công ty cổ phần, tạo khung pháp lý cơ bản để thực hiện cổ phần hóa NHTMNN. Do tính chất hoạt động kinh doanh đặc biệt của ngành ngân hàng nên trong thực tế tiến hành cổ phần hóa NHTMNN thƣờng khá phức tạp và còn vƣớng mắc khiến tiến độ thực hiện cổ phần hóa đặt ra đối với 2 NHTMNN đầu tiên : Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam và Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long còn rất chậm so với mục tiêu đề ra. Một trong những nguyên nhân nổi bật đó là:

- Xác định giá trị ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn, do tài sản của ngân hàng không những dựa vào giá trị sổ sách, mệnh giá, hay giá trị thị trƣờng nhƣ hàng hoá thông thƣờng mà còn dựa vào mức độ rủi ro, tính thanh khoản, mức sinh lời dự tính tài sản do chịu tác động của tỷ giá bởi vì nó luôn tồn tại dƣới hai trạng thái là ngoại tệ và đồng tiền Việt Nam.

- Việc xử lý nợ khó đòi là một trong những vƣớng mắc lớn nhất của quấ trình cổ phần hóa các NHTMNN. Hiện nay nợ xấu của các NHTMNN tập trung không nhỏ tại các doanh nghiệp Nhà nƣớc. Trong khi đó đây là lần đầu tiên tiến hành cổ phần hóa NHTMNN nên các ngân hàng còn nhiều túng lúng, chƣa chủ động tích cực để xác định rõ phạm vi, phân loại và tổ chức hạch toán theo dõi riêng các khoản nợ tồn đọng, do đó là chƣa có giải pháp xử lý thích hợp với những khoản nợ này.

- Ngân hàng thƣơng mại là doanh nghiệp đặc biệt nên hoạt động của nó có tính phức tạp cao, trong khi khuôn khổ pháp lý lại chƣa đƣợc hoàn

http://svnckh.com.vn 67

thiện, các quy trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nƣớc còn nhiều điểm chƣa phù hợp với cổ phần hóa NHTMNN.

Tiến hành cổ phần hóa NHTMNN là việc làm cần thiết nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập và cạnh tranh của các ngân hàng. Tăng cƣờng đáng kể vốn chủ sở hữu của các NHTMNN, hoạt động tín dụng đƣợc mở rộng, quản trị rủi ro đƣợc kiểm soát chặt chẽ, sản phẩm dịch vụ đƣợc nâng cao, chất lƣợng dịch vụ đƣợc cải thiện… Do đó, tiến hành cố phần hóa càng sớm càng có lợi cho các NHTMNN. Trƣớc những một số khó khăn nêu ra, các NHTMNN cần phải có những giải pháp khắc phục.

(1) Chính phủ xác định rõ tỷ lệ nắm giữ cổ phần của NHNN, để chi phối hoạt động và thực thi chính sách tiền tệ, không nhất thiết NHNN phải nắm giữ 100% vốn của ngân hàng, nhƣng phải tối thiểu trên 50% để đóng vai trò chủ chốt, có tính quyết định trong hoạt động ngân hàng. Chính phủ cũng cần phải sửa đổi bổ sung các văn bản luật cho phù hợp với lĩnh vực cổ phần hóa ngân hàng.

(2) Minh bạch thông tin trong quá trình cổ phần hóa. Các NHTMNN cần phải cung cấp thông tin chi tiết và chính xác về hoạt động của ngân hàng. Điều này sẽ ảnh hƣởng lớn đến quyết định của nhà đầu tƣ khi NHTMNN phát hành cổ phiếu ra thị trƣờng.

(3) Thu hút sự tham gia của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, đặc biệt là các tổ chức tài chính có uy tín để góp phần cải thiện năng lực quản trị điều hành của bộ máy lãnh đạo vốn là một điểm yếu của hầu hết các NHTMNN hiện nay. Bên cạnh đó với tiềm năng tài chính còn mạnh, các nhà đầu tƣ chiến lƣợc có thể hỗ trợ NHTMNN nâng cao năng lực tài chính.

(4) Nâng cao trình độ quản lý của cán bộ; ứng dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại hóa hoạt động ngân hàng phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế trong việc kiểm toán nội bộ, nhằm đánh giá chính xác rủi ro của các ngân hàng gặp phải.

(5) Cuối cùng việc định giá trị của ngân hàng phải đƣợc thực hiện nhanh chóng thông qua đấu thầu công khai, mở rộng, minh bạch, khuyến khích thuê nhà định giá quốc tế… Bên cạnh đó cần thực hiện xử lý nợ xấu

http://svnckh.com.vn 68

có hiệu quả; giải quyết tốt mối quan hệ Nhà nƣớc- doanh nghiệp Nhà nƣớc- NHTMNN. Để các NHTMNN xử lý nợ xấu có hiệu quả thì nhà nƣớc cần phải có những biện pháp hữu hiệu để giải quyết thành công mối quan hệ này.

Một phần của tài liệu Đề tài:An ninh tài chính đối với hoat động của ngân hàng thương mại nhà nước doc (Trang 66 - 69)