KHÁI QUÁT VỀ CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI NHÀ NƢỚC VIỆT

Một phần của tài liệu Đề tài:An ninh tài chính đối với hoat động của ngân hàng thương mại nhà nước doc (Trang 26 - 28)

1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI NHÀ NƢỚC VIỆT NAM VIỆT NAM

1.1. Hệ thống Ngân hàng Việt Nam trƣớc và sau năm 1990

Tiền thân của NHNN là nhà sản xuất tín dụng đƣợc thành lập năm 1947. Trong hàng chục năm NHNN Việt Nam với hệ thống các chi nhánh rộng khắp đã từng là tổ chức tín dụng lớn nhất và duy nhất. Chức năng chính của NHNN Việt Nam là huy động tiền gửi của các doanh nghiệp, các cơ quan đoàn thể, các tổ chức kinh tế và dân cƣ để cho vay. NHNN vừa là cơ quan quản lý tiền tệ tín dụng vừa là tổ chức kinh doanh không vì mục tiêu lợi nhuận.

NHNN đã đóng vai trò quan trọng trong công cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nƣớc, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, kiến thiết đất nuớc sau năm 1975. NHNN đã trở thành kênh cấp vốn của Nhà nƣớc cho các ngành, lĩnh vực thông qua hình thức tín dụng đồng thời là ngƣời đại diện cho Việt Nam trong việc tiếp nhận và quản lý các khoản tài trợ của các nƣớc ủng hộ công cuộc xây dựng và bảo vê tổ quốc của nhân dân Việt Nam. Sau năm 1975, cùng với khó khăn của các nƣớc xã hội chủ nghĩa,

http://svnckh.com.vn 26

viện trợ giảm, Việt Nam phải đối đầu với hàng loạt các thách thức lớn khiến cho NHNN phải in tiền để tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của chính phủ. Luợng tiền cung ứng gia tăng trong điều kiện sản lƣợng không tăng kịp đã đẩy lạm phát lên cao trong những năm 80. Tình trạng độc quyền trong hệ thống ngân hàng đã góp phần duy trì trạng thái trì trệ, làm giảm vai trò trung gian tài chính hoạt động vì mục tiêu hiệu quả kinh tế.

Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đƣợc đổi mới đáng kể trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tạp trung sang nền kinh tế thị trƣờng có điều tiết vĩ mô của nhà nƣớc. Đã có sự tách biệt chức năng quản lý hoạt động tiền tệ, tín dụng với chức năng kinh doanh tiền tệ, đa dang hoá các loại hình ngân hàng, từng bƣớc xoá bỏ độc quyền, chuyển sang cạnh tranh có sự quản lý của nhà nƣớc. Kể từ đầu những năm 90 hệ thống các NHTM đã không ngừng phát triển về loại hình nghiệp vụ góp phần quan trọng vào sự nghiệp tăng trƣởng kinh tế đất nƣớc. Năm 1990, cả nƣớc đã có tới 4 NHTM nhà nƣớc và 15 NHTM CP và các Hợp tác xã tín dụng. Tháng 5/1990, 2 Pháp lệnh Ngân hàng ra đời tạo bƣớc ngoặt quan trọng trong hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên đến nửa sau của thập niên 90, Pháp lệnh đã không đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển của hệ thống tài chính ở Việt Nam. Trƣớc tình hình đó, Quốc hội đã thông qua Luật về NHNN và Luật về các tổ chức tín dung. Các NHTM mở rộng đối tuợng phục vụ cho mọi thành phân kinh tế, mở rộng thị trƣờng. Nhiều nghiệp vụ ngân hàng mới bƣớc đầu đuợc thực hiện: nghiệp vụ cầm đồ, chiết khấu các giấy tờ có giá, tài trợ bán trả góp…Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, các NHTM bỏ dần các cấp trung gian, tách biệt dần các hoạt động chính sách và hoạt động thƣơng mại, tăng tính độc lập tƣơng đối cho các chi nhánh, mạnh dạn đổi mới công nghệ cho phù hợp với yêu cầu quản lý kinh doanh.

Thành tựu của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời gian qua là kết quả của nhiều nhân tố tác động. Cùng với quá trình cải cách kinh té nói chung, Đảng và Nhà nƣớc đặc biệt quan tâm đến cải cách trong lĩnh vực ngân hàng. Các chính sách tiền tệ- tín dụng của nhà nƣớc đã góp phần thúc đấy sự phát triển của hệ thống ngân hàng.

http://svnckh.com.vn 27

1.2. Tổng quan về các NHTMNN Việt Nam hiện nay

Hệ thống NHTMNN ở Việt Nam đến nay có 5 ngân hàng: Ngân hàng Ngoại Thƣơng, Ngân hàng Đầu tƣ và phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long, Ngân hàng Công thƣơng. Các NHTMNN Việt Nam là doanh nghiệp nhà nƣớc hạng đặc biệt,đƣợc tổ chức theo mô hình Tổng công ty nhà nƣớc 90. NHTMNN đƣợc tổ chức và hoạt động thep Pháp lệnh ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính do Chủ tịch Hội đồng nhà nƣớc ban hành năm 1990, điều chỉnh bởi luật Ngân hàng và các tổ chức tín dụng ban hành năm 1997, và điều lệ của mỗi ngân hàng do Chủ tịch Hội đồng quản trị ban hành, Thống đốc NHNN chuẩn y và có điều chỉnh cho phù hợp với từng thời kỳ. NHTMNN hoạt động trong môi trƣờng kinh tế thị trƣờng đang hình hành và phát triển nhƣ là kết quả của đổi mới với những đặc trƣng: khả năng về Thông tin tài chính từ các nguồn chính thức bị hạn chế; môi trƣờng luật pháp đang phát triển và còn nhiều vùng thiếu an toàn cho kinh doanh tiền tệ, tín dụng, ngân hàng; lãi suất bị kiểm soát từ Ngân hàng Trung ƣơng, thiếu vốn cho vay dài hạn trầm trọng.

Nguồn vốn kinh doanh chủ yếu đƣợc tạo thành từ các nguồn: bổ sung từ NSNN, vay các định chế tài chính và tự huy động lẻ ở khách hàng.

Lợi nhuận của các NHTMNN do Bộ tài chính và NHNN xác lập kiểm soát căn cứ vào các quy định về cơ chế tài chính trong pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính.

Hoạt động kinh doanh chủ yếu là huy động vốn, hoạt động cho vay, đầu tƣ và các hoạt động khác nhƣ kinh doanh ngoại tệ, chứng khoán, vàng bạc đá quý….với khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trên lãnh thổ Việt Nam và một số quốc gia có chi nhánh. Mô hình hoạt động của các NHTMNN là sở hữu nhà nƣớc, mọi hoạt động chịu sự giám sát toàn bộ trực tiếp của NHNN Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đề tài:An ninh tài chính đối với hoat động của ngân hàng thương mại nhà nước doc (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)