2. GIẢI PHÁP VỀ GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC
2.2. Giải pháp về thông tin bất cân xứng
* Giải pháp cho vấn đề lựa chọn đối nghịch: Lựa chọn đối nghịch là vấn đề do thông tin không cân xứng tạo ra trƣớc khi diễn ra cuộc giao dịch. Chọn lựa đối nghịch xảy ra trên các thị trƣờng tài chính khi những ngƣời đi vay có nhiều khả năng tạo ra một kết cục không mong muốn lại là ngƣời chủ động tìm vay nhất và do vậy có nhiều khả năng đƣợc lựa chọn nhất. Khi đó giải pháp cho vấn đề lựa chọn đối nghịch của các NHTMNN là phải thu lƣợm thông tin về đối tƣợng xin vay vốn. Các ngân hàng có thể thành lập bộ phận có nghiệp vụ chuyên sâu trong việc thu thập dữ liệu về khách hàng. Trên cơ sở các thông tin thu thập đƣợc tiến hành tính điểm tín dụng, đánh giá xếp loại khách hàng có triển vọng tốt hay xấu để cho vay. Đối với những khách hàng vay là cá nhân, ngân hàng cần tập hợp những thông tin về thu nhập, tài sản hiện tại, những khoản tiền đã vay và những món tiền vay còn tồn đọng… bằng cách phỏng vấn trực tiếp ngƣời vay hay những ngƣời liên quan do khách hàng cung cấp. Còn với những món vay kinh doanh do các
http://svnckh.com.vn 64
doanh nghiệp thực hiện, ngoài các thông tin về tình hình tài chính, khả năng sản xuất kinh doanh... ngân hàng cũng cần tìm hiểu về khả năng cạnh tranh, cách thức sử dụng tiền vay cũng nhƣ kế hoạch trong tƣơng lai của doanh nghiệp. Bên cạnh những thông tin đánh giá do nội bộ đƣa ra các NHTMNN còn có thể dựa vào sự đánh giá độc lập của các tổ chức đánh giá tín dụng độc lập nhƣ Moody hay Standard and Poor để từ đó đƣa ra những quyết định trong việc lựa chọn khách hàng vay.
Lựa chọn đối nghịch chỉ gây trở ngại cho hoạt động của ngân hàng nếu ngƣời cho vay không thể thanh toán các món vay và chấp nhận vỡ nợ. Khi đó, vật thế chấp của ngƣời đi vay sẽ giảm đƣợc tổn thất cho ngân hàng trong trƣờng hợp xảy ra vỡ nợ. Do vậy, vật đảm bảo đóng vai trò quan trọng trong quyết định của ngân hàng nên hay không nên cho khách hàng vay. Tài sản thế chấp càng lớn kết hợp với những thông tin tích cực thu thập đƣợc từ phía khách hàng sẽ đồng nghĩa với quyết định cho vay của ngân hàng. Ngoài ra đối với những đối tƣợng đi vay là những doanh nghiệp, NHTMNN có thể dựa vào giá trị tài sản ròng của công ty. Nếu một công ty có giá trị tài sản ròng cao thì ngay cả khi những cuộc đầu tƣ của công ty bị thua lỗ dấn đến vỡ nợ, các ngân hàng vẫn có thể bán giá trị tài sản để bồi thƣờng tổn thất do món vay gây ra.
* Giải pháp cho vấn đề rủi ro đạo đức: Rủi ro đạo đức là một vấn đề do thông tin không cân xứng tạo ra sau khi giao dịch diễn ra; xảy ra khi ngân hàng phải chịu một rủi ro là ngƣời đi vay có ý muốn thực hiện những dự án đầu tƣ có thể dẫn đến tình trạng vỡ nợ, không có khả năng thanh toán cho ngân hàng. Giải pháp đầu tiên mà NHTMNN trƣớc khi cho vay là cần phải xác định tài sản thế chấp và giá trị tài sản ròng. Giá trị tài sản ròng càng cao, tài sản thế chấp càng lớn thì ngƣời đi vay sẽ phải hạn chế những hoạt động có thể gây nên vỡ nợ do nếu không có khả năng thanh toán thì ngân hàng có quyền xử lý những vật đảm bảo có giá trị để bù đắp những thiệt hại do khách hàng không trả đƣợc nợ. Ngoài ra giải pháp thứ hai mà các ngân hàng cần phải thực hiện một cách chặt chẽ là giám sát và quy định những
http://svnckh.com.vn 65
hạn chế về sử dụng vốn đầu tƣ đối với ngƣời đi vay. Một số kiểu quy định hạn chế để có thể giảm đƣợc rủi ro đạo đức xảy ra đối với các ngân hàng: 1. Những quy định hạn chế có thể đƣợc soạn ra để không cho ngƣời vay có những hoạt động đầu tƣ kinh doanh có chứa đựng nhiều rủi ro, dẫn đến việc không có khả năng thanh toán cho ngân hàng bằng việc chỉ định những điều mà ngƣời đi vay có thể thực hiện và sẽ không đƣợc phép làm những điều nằm ngoài quy định của ngân hàng.
2. Những quy định hạn chế đòi hỏi một công ty cung cấp thông tin về các hoạt động một cách định kì ở dạng báo cáo kết quả thu nhập, nhờ vậy mà ngân hàng dễ giám sát công ty đó và ngăn ngừa rủi ro đạo đức. Ngân hàng còn có thể ra thêm điều kiện về hoạt động thanh tra, kiểm toán sổ sách kế toán của công ty bất cứ khi nào.