Phƣơng pháp dạy học hợp tác nhóm

Một phần của tài liệu Vận dụng một số phương pháp dạy học toán ở tiểu học theo mô hình VNEN (Trang 32 - 36)

7. Cấu trúc khóa luận

1.3.5.Phƣơng pháp dạy học hợp tác nhóm

a) Các quan niệm về phương pháp dạy học theo nhóm

* Phương pháp dạy học hợp tác nhóm

Có nhiều cách gọi khác nhau về PPDH đƣợc tổ chức theo các hoạt động nhóm: PPDH theo nhóm, phƣơng pháp thảo luận nhóm, PPDH hợp tác nhóm, PPDH nhóm,.... Ở đây tôi đề xuất tên gọi: PPDH hợp tác nhóm để phản ánh đúng bản chất đặc trƣng nhất của hoạt động nhóm là hợp tác hiệu quả.

- PPDH hợp tác nhóm là phƣơng pháp mà GV tổ chức cho HS hợp tác với nhau theo nhóm để đi đến một ý kiến thống nhất chung nhằm giải quyết một nhiệm vụ dạy học cụ thể. PPDH hợp tác nhóm mang đầy đủ đặc điểm của PPDH tích cực.

- PPDH hợp tác nhóm là phƣơng pháp tổ chức HS trong lớp thành những nhóm để tất cả các thành viên trong lớp đều đƣợc làm việc và thảo luận về một chủ đề cụ thể và đƣa ra ý kiến chung của nhóm mình về vấn đề đó, có thể chấp nhận sự khác biệt và bảo lƣu các ý kiến cá nhân.

* Phương pháp dạy học hợp tác nhóm trong dạy học môn Toán ở tiểu học

PPDH hợp tác nhóm có thể đƣợc sử dụng rộng rãi và có hiệu quả trong quá trình dạy học các môn học ở trƣờng tiểu học. Nhiều nội dung dạy học trong môn Toán ở trƣờng tiểu học có thể vận dụng PPDH hợp tác nhóm phối hợp với các PPDH khác. Đặc biệt các nội dung dạy học có tính chất thực hành, có nội dung thực tiễn hoặc ngay cả các vấn đề lí thuyết phức tạp cũng có thể tổ chức dạy học thông qua các hoạt động nhóm. Vận dụng PPDH hợp tác nhóm trong môn Toán một cách phù hợp có thể đem lại các kết quả sau:

- Mỗi HS có thể chủ động trình bày suy nghĩ và cách giải quyết bài toán của mình với các bạn khác trong nhóm một cách tự nhiên, tránh đƣợc mặc cảm tâm lí bị kiểm tra, đánh giá khi trình bày với thầy giáo. Đồng thời sự

27

chia sẻ và học tập lẫn nhau cũng thông qua trao đổi nhóm đƣợc diễn ra một cách tự nhiên.

- Trong các hoạt động thực hành có nội dung toán học, sự phân công hợp lí trong nhóm giúp cho mỗi HS phấn khởi, tự tin tham gia các công việc. Với cách học tập nhƣ vậy mỗi HS không chỉ thu nhận đƣợc các tri thức toán học mà còn thấy đƣợc vẻ đẹp và vai trò của toán học trong đời sống con ngƣời. Thực chất ở đây các em đã từng bƣớc tiếp cận với văn hóa toán học.

- Một số khó khăn thƣờng gặp của HS trong quá trình học Toán bởi tính trừu tƣợng, độ phức tạp và yêu cầu chính xác tuyệt đối có thể đƣợc khắc phục hoặc giảm bớt thông qua cách tổ chức dạy học hợp tác nhóm.

* Đặc trưng của phương pháp dạy học hợp tác nhóm

Bản chất của PPDH hợp tác nhóm đƣợc thể hiện qua các dấu hiệu đặc trƣng sau đây:

- Các hoạt động riêng biệt của từng cá nhân HS đƣợc tổ chức lại và liên kết hữu cơ với nhau trong một hoạt động chung nhằm thực hiện các nhiệm vụ học tập.

Trong quá trình liên kết này sẽ hình thành và tƣơng tác trong quan hệ qua lại: cá nhân – nhóm – thầy giáo. Trong đó:

+ Trò là chủ thể tích cực, sáng tạo của hoạt động học tập. Nhóm là môi trƣờng để lĩnh hội tri thức, phát triển trí tuệ và nhân cách HS. Trong đó, thầy giáo đóng vai trò là ngƣời tổ chức, định hƣớng, gợi mở, khích lệ và đánh giá.

+ Thảo luận nhóm khơi dậy hứng thú học tập và giải phóng tƣ duy sáng tạo của HS. HS phải học bằng chính hành động của mình trong mối tƣơng tác với bạn bè và thầy giáo. Quá trình HS tự tìm ra tri thức cũng chính là quá trình HS tự phát hiện đƣợc cách tìm ra tri thức, đƣợc sự đánh giá của nhóm và thầy giáo.

28

- Trong những kinh nghiệm về tâm lí giáo dục và tâm lí chung, Gruber và Waitman đã phát hiện ra rằng những HS đƣợc học tập trong nhóm nhỏ, không những làm bài cũng tốt nhƣ khi đƣợc nghe GV giảng, thêm vào đó tạo cho các em sự hứng thú với môn học.

- Thảo luận nhóm không làm giảm vai trò của GV, mà ngƣợc lại khi sử dụng phƣơng pháp này, GV luôn luôn là ngƣời tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của HS trong tất cả các khâu của quá trình dạy học.

Nhƣ vậy, dạy học theo nhóm góp phần hình thành cho HS cách làm việc khoa học và tạo đƣợc ở các em niềm tin vào khoa học. Bản chất của dạy học theo nhóm là GV tạo ra đƣợc một môi trƣờng học tập tích cực, mỗi HS chủ động tự học trong mối quan hệ tƣơng tác hiệu quả với nhóm và thầy giáo để đạt đƣợc mục tiêu dạy học.

b) Quy trình dạy học hợp tác nhóm trong dạy học môn Toán ở tiểu học

Có thể tiến hành dạy học hợp tác nhóm theo các bƣớc sau đây:

Bước 1: Trƣớc hết GV phải thiết kế một ý tƣởng tổng thể về tiết dạy học theo nhóm. Sau đó GV cần tìm hiểu và đánh giá trình độ học tập chung của cả lớp cũng nhƣ của các loại đối tƣợng HS khác nhau ở trong lớp. Đặc biệt, GV cần thấu hiểu đƣợc những đặc điểm tâm lí, nguyện vọng và những băn khoăn, rào cản của đa số HS trong lớp.

Bước 2: Căn cứ vào kết quả của bƣớc 1, ngƣời GV cần nhanh chóng tạo ra một môi trƣờng học tập thuận lợi, tích cực cho hầu hết các HS trong lớp, nhất là sự hứng thú và mong đợi đƣợc học tập của HS. GV có thể tổ chức lớp học thành các nhóm theo nhiều phƣơng án tùy theo đặc điểm nội dung dạy học.

Bước 3: Từ thực tế của HS trong lớp và đặc điểm của nội dung dạy học, ngƣời GV sẽ cân nhắc sử dụng phƣơng án dạy học nhóm nào, sau đó

29

triển khai các hoạt động cụ thể của phƣơng án dạy học hợp tác nhóm đã lựa chọn.

Bước 4: Đánh giá kết quả của từng nhóm và cá nhân, bổ sung và điều chỉnh cần thiết để hoàn thiện quá trình dạy học nhằm đạt đƣợc mục tiêu của quá trình dạy học.

c) Ưu điểm và hạn chế của phương pháp thảo luận nhóm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Ưu điểm

- Kiến thức của HS sẽ giảm bớt phần chủ quan, phiến diện làm tăng thêm tính khách quan khoa học.

- Qua việc học bạn, hợp tác với bạn mà tri thức của các em trở nên sâu sắc, bền vững, dễ nhớ và nhớ nhanh hơn.

- Nhờ không khí thảo luận cởi mở nên HS, đặc biệt là những em nhút nhát trở nên bạo dạn hơn. Từ đó, giúp HS dễ hòa nhập vào cộng đồng nhóm, tạo cho các em sự tự tin, hứng thú trong học tập và sinh hoạt, từng bƣớc hình thành cho mỗi HS kĩ năng làm việc theo nhóm và kĩ năng hợp tác trong cuộc sống.

* Hạn chế

- Đòi hỏi GV phải có năng lực thiết kế đƣợc các hoạt động giáo dục đảm bảo sự tƣơng tác tích cực và hiệu quả của mỗi HS với các HS khác và GV.

- GV phải đánh giá đƣợc kết quả hoạt động của từng cá nhân HS trong hoạt động chung của nhóm.

- GV phải dự kiến đƣợc các tình huống sƣ phạm nảy sinh trong quá trình hoạt động nhóm, tránh tâm lí hiếu động và hiếu thắng của HS trong thảo luận, chủ động điều khiển tiến trình hoạt động nhóm để đảm bảo thời gian dạy học.

30

Một phần của tài liệu Vận dụng một số phương pháp dạy học toán ở tiểu học theo mô hình VNEN (Trang 32 - 36)