Phƣơng pháp dạy học phân hóa

Một phần của tài liệu Vận dụng một số phương pháp dạy học toán ở tiểu học theo mô hình VNEN (Trang 28 - 32)

7. Cấu trúc khóa luận

1.3.4. Phƣơng pháp dạy học phân hóa

a) Các quan niệm về phương pháp dạy học phân hóa

Theo C. A. Tomlinson: Dạy học phân hóa là quá trình đảm bảo rằng nội dung, cách giải quyết và sản phẩm của quá trình học tập phù hợp với mức độ sẵn sàng, sở thích và phong cách học của HS.

Theo GS. Nguyễn Bá Kim: Dạy học phân hóa xuất phát từ sự biện chứng thống nhất và phân hóa, từ yêu cầu đảm bảo thực hiện tốt tất cả các mục đích dạy học, đồng thời khuyến khích phát triển tối đa và tối ƣu những khả năng của từng cá nhân trên cơ sở kết hợp giữa giáo dục “đại trà” với giáo dục “mũi nhọn”, giữa phổ thông với nâng cao trong dạy học.

Nhƣ vậy, có thể xem dạy học phân hóa là một hình thức dạy học mà ngƣời dạy dựa vào những khác biệt về năng lực, sở thích cũng nhƣ các điều kiện học tập của mỗi cá nhân ngƣời học để điều chỉnh cách dạy phù hợp nhằm phát triển tốt nhất cho từng cá nhân ngƣời học đảm bảo hiệu quả giáo dục cao nhất.

Dạy học phân hóa đƣợc coi là một hƣớng đổi mới PPDH nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS đƣợc hiểu là quá trình GV tổ chức và hƣớng dẫn các hoạt động học tập của HS bao gồm:

- Huy động mọi khả năng của từng HS để tự HS tìm tòi, khám phá ra những nội dung mới.

- Phân hóa HS theo trình độ nhận thức, giao nhiệm vụ phù hợp với từng nhóm đối tƣợng tạo điều kiện để HS tự phát hiện ra các tình huống có vấn đề, tự mình hoặc cùng các bạn trong nhóm, trong lớp lập kế hoạch hợp lí nhất để giải quyết vấn đề.

- Tập trung mọi cố gắng để phát triển năng lực, sở trƣờng của mỗi cá nhân, tạo cho HS có niềm tin và niềm vui trong học tập.

23

- Phân hóa tổ chức: Là hình thức dạy học theo các nhóm đối tƣợng khác nhau đƣợc tổ chức thành các nhóm học ngoại khóa, lớp chọn, trƣờng chuyên,… và dạy theo chƣơng trình riêng cho mỗi nhóm đối tƣợng.

- Phân hóa nội tại: Là hình thức vận dụng các biện pháp phân hóa thích hợp trong một lớp học thống nhất với cùng một kế hoạch học tập, một nội dung chƣơng trình SGK.

b) Bản chất của phương pháp dạy học phân hóa

Lấy trình độ chung của HS trong lớp làm nền tảng

Trong dạy học Toán, GV phải biết lấy trình độ phát triển chung và điều kiện chung của HS trong lớp làm nền tảng, phải hƣớng vào những yêu cầu cơ bản về chuẩn kiến thức, kĩ năng để điều chỉnh nội dung dạy học cho phù hợp. GV phải biết lựa chọn nội dung và PPDH phù hợp với trình độ và điều kiện chung của lớp. Có thể phải lƣợc bỏ những nội dung chƣa sát thực, chƣa phù hợp với yêu cầu cơ bản đặt ra hoặc cũng có thể phải bổ sung những nội dung cần thiết để phát triển tƣ duy cho HS.

Đưa học sinh yếu lên trình độ trung bình

Trong dạy học phân hóa, nếu lớp có HS diện yếu, kém thì GV cần sử dụng các biện pháp để đƣa những HS đó có đủ khả năng đạt đƣợc những yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng. Đối với những HS này, cần phải hạ thấp yêu cầu so với HS diện đại trà, GV cần kèm riêng từng cá nhân để các em có thể theo kịp trình độ chung của HS cả lớp.

Cần bổ sung các bài tập cho học sinh khá, giỏi đạt được những yêu cầu nâng cao trên cơ sở đã đạt được những yêu cầu cơ bản

Trong dạy học phân hóa, một yêu cầu rất quan trọng đối với GV là cần phải bổ sung những kiến thức nâng cao cho HS khá, giỏi bằng những dạng bài tập mang tính phát triển tƣ duy. Đối với những HS này, ngoài việc đạt đƣợc yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng mà còn phải vận dụng những kiến thức

24

đã học vào việc giải toán nâng cao. Các dạng bài tập bổ sung cần đảm bảo yêu cầu sát với chuẩn kiến thức, kĩ năng và phải vừa sức với HS.

c) Quy trình sử dụng phƣơng pháp dạy học phân hóa

Có thể tiến hành dạy học phân hóa theo 4 bƣớc sau đây:

Bước 1: GV tìm hiểu và đánh giá trình độ học tập chung của cả lớp cũng nhƣ của các loại đối tƣợng HS khác nhau ở trong lớp. Đặc biệt, GV cần thấu hiểu đƣợc những đặc điểm tâm lí, nguyện vọng và những băn khoăn, rào cản của đa số HS trong lớp.

Bước 2: Căn cứ vào kết quả của bƣớc 1, ngƣời GV cần nhanh chóng tạo một môi trƣờng học tập thuận lợi, tích cực cho hầu hết các HS trong lớp, nhất là sự hứng thú và mong đợi đƣợc học tập của HS.

Bước 3: Từ thực tế của HS trong lớp và đặc điểm của nội dung dạy học, ngƣời GV sẽ cân nhắc sử dụng phƣơng án dạy học phân hóa nào? Sau đó, triển khai các hoạt động cụ thể của phƣơng án dạy học phân hóa đã lựa chọn.

Bước 4: Đánh giá kết quả của từng pha dạy học và bổ sung các điều chỉnh cần thiết để hoàn thiện quá trình dạy học nhằm đạt đƣợc mục tiêu của quá trình dạy học.

d) Ưu điểm và hạn chế của các phương pháp dạy học phân hóa

* Ưu điểm

- Dạy học phân hóa tạo ra một môi trƣờng học tập tích cực, gây đƣợc hứng thú học tập cho mọi đối tƣợng HS, xóa bỏ đƣợc mặc cảm, tự ti chủa HS yếu kém khi tham gia vào bài học, kích thích đƣợc HS giỏi phát huy tối đa khả năng sáng tạo trong học tập.

- Dạy học phân hóa thực hiện đƣợc mô hình dạy học tiến bộ: phát huy tốt khả năng cá thể hóa hoạt động của ngƣời học, đƣa ngƣời học trở thành chủ

25

thể của quá trình nhận thức một cách chủ động, sáng tạo, phù hợp với năng lực nhận thức của bản thân.

- Dạy học phân hóa phối hợp đƣợc nhiều xu hƣớng đổi mới giáo dục: tăng cƣờng khả năng giao lƣu, hợp tác giữa thầy và trò, giữa trò với trò; tạo điều kiện cho HS đƣợc học tập, giao lƣu hợp tác với nhau trong các nhóm linh hoạt: các nhóm tƣơng đƣơng về trình độ, các nhóm cùng chung sở thích, các nhóm có nhiều trình độ học tập, các nhóm cùng sở trƣờng,…

- Dạy học phân hóa tăng cƣờng sự hiểu biết và gắn bó giữa thầy giáo và từng HS trong lớp, đề cao vai trò cá nhân của HS trong các hoạt động giáo dục, tôn trọng những khác biệt về nhu cầu, xu hƣớng, ý kiến của ngƣời học.

* Hạn chế

- Để dạy học phân hóa có hiệu quả trong trƣờng học thực sự là một thách thức của cả thầy và trò.

- Phƣơng pháp này đòi hỏi ứng xử sƣ phạm kĩ năng cao nhất, GV phải có kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn, phải phân hóa đƣợc đối tƣợng HS, phải chuẩn bị cho tiết học của HS rất công phu, dự kiến những hoạt động dạy học dựa vào những hiểu biết, những nhu cầu và hứng thú của đối tƣợng HS mình giảng dạy. GV phải có nghệ thuật điều khiển thời gian: cùng một lúc phải quản lí tốt các nhóm học tập đang đồng thời thực hiện các nhiệm vụ khác nhau. Nếu không quản lí điều hành hợp lí và có chất lƣợng thì có thể gây căng thẳng không cần thiết hoặc gây nhàm chán cho cả thầy và trò, thậm chí còn làm giảm chất lƣợng của hoạt động dạy và học so với biện pháp dạy học khác. - Dƣới sự hỗ trợ và tƣ vấn của thầy, HS phải tự tạo cho mình động lực học tập và phải có quyết tâm bền bỉ xuyên suốt cả quá trình học tập.

- Nếu ứng dụng đƣợc công nghệ thông tin và truyền thông có thể dẫn đến khả năng phân hóa cao trong quá trình dạy học, nâng cao hiệu quả học tập của HS.

26

Một phần của tài liệu Vận dụng một số phương pháp dạy học toán ở tiểu học theo mô hình VNEN (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)