Đánh giá thực trạng công tác quản trị tiêu thụ sản phẩm của công ty.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần Sứ Hải Dương (Trang 40 - 43)

II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỨ HẢI DƯƠNG.

5.Đánh giá thực trạng công tác quản trị tiêu thụ sản phẩm của công ty.

5.1.Những mặt tích cực

Qua phân tích và đánh giá ở trên ta thấy Công ty Cổ phần Sứ Hải Dương đã làm được một số mặt tích cực như

Công ty Cổ phần Sứ Hải Dương là một Công ty đã và đang thành công trên hoạt động sản xuất cũng như hoạt động tiêu thụ trên thị trường của nghành sành sứ thuỷ tinh Việt Nam. Con số doanh thu hằng năm đều tăng cho thấy tốc độ phát triển của

Công ty trong tương lai là rất ổn định nhất là trong năm 2005 là năm chẵn nên có nhiều đơn đặt hàng của các cơ quan tổ chức lớn.

Công ty đã tiến hành mở rộng thị trường tiêu thụ không chỉ theo chiều rộng mà cả theo chiều sâu. Số lượng các đại lý và cửa hàng bán sản phẩm trên mỗi địa bàn ngày càng lớn. Hiện này công ty giữ vững thị trường Miền Bắc là thị trường chính củng cố và phát triển thị trường miền Trung. Công ty đặc biệt quan tâm đến thị trường Miền Nam mà chủ chốt là Tp Hồ Chí Minh

Nhờ công tác tiêu thụ sản phẩm nên sản lượng tiêu thụ hàng năm không ngừng tăng lên .Chất lượng sản phẩm luôn được giữ vững và không ngừng nâng cao phù hợp với yêu cầu khác nhau của các đối tượng sử dụng. Các sản phẩm của Công ty đã có chỗ đứng vững chắc ở thị trường trong nước và liên tục được tặng huy chương vàng về chất lượng qua kỳ tham gia “Hội chợ hàng công nghiệp quốc tế hàng năm “Hàng Việt Nam chất lượng cao “và chứng nhận “sản phẩm hợp chuẩn Việt Nam"

5.2 .Những tồn tại

Tuy đã đạt được những thành công đã kể trên song Công ty cũng có những nhược điểm mà trong thời gian tới cần khắc phục cụ thể là :

Công tác thị trường còn yếu và thiếu đội ngũ cán bộ thị trường có chuyên môn, năng lực và kinh nghiệm công tác. Tiêu thụ sản phẩm Sứ còn mang tính thời vụ, chủ yếu vào quý 1 và quý 4 trong năm, quý 2 và 3 bán hàng rất chậm Do vậy, việc nghiên cứu dự báo nhu cầu thị trường tìm hiểu, đánh giá thông tin của đội ngũ cán bộ làm công tác này chưa thực sự tốt. Đặc biệt với thị trường xuất khẩu Công ty gần như bỏ ngỏ . Đây là vấn đề mà Công ty cần phải sớm tìm ra giải pháp vì sắp tới nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO sẽ đem lại thuận lợi cho khả năng tiêu thụ sản phẩm ở nước ngoài để đáp ứng được hết công suất và năng lực thực tế của Công ty mà cần vươn ra thị trường nước ngoài.

Trong việc mở rộng mạng lưới tiêu thụ có thể nói thị trường tiêu thụ của Công ty là khá mạnh nhưng sự phân bổ các đại lý chưa thật hợp lý chủ yếu ở miền Bắc nên có sự cạnh tranh nhau gay gắt giữa các đại lý với nhau

Tuy chiến lược tiêu thụ sản phẩm có khả năng thích ứng nhưng nếu không có một chiến lược lâu dài thì khả năng nắm bắt cơ hội của Công ty sẽ không lớn. Để nắm bắt được cơ hội kinh doanh đòi hỏi sự chuẩn bị có tính chất dài hạn về vốn, về lực lượng, về trình độ công nghệ, về cơ sở vật chất.. mà các kế hoạch ngắn hạn chỉ có thể giúp Công ty đạt được mục tiêu của mình thông qua các giải pháp tình thế.

Tổ chức mạng lưới bán hàng còn có tồn tại là ít chú ý đến phát triển các cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm. Cửa hàng này đóng vai trò rất quan trọng vì là nơi sản phẩm mới nhất được trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm, niêm yết giá công khai và là nơi quảng cáo tuyệt với cho Công ty, học có thể tin tưởng rằng đồng tiền của mình bỏ ra là thoả đáng

Các hoạt động quảng cáo, tiếp thị và yểm trợ bán hàng : Tuy được quan tâm nhưng có hiệu quả đem lại chưa xứng đáng với tầm vóc của nó .Công ty chưa có kế hoạch Quảng Cáo nhằm khuyếch trương sản phẩm, chi phí dành cho quảng cáo còn thấp.

PHẦN III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢTIÊU THỤ SẢN PHẨM TIÊU THỤ SẢN PHẨM

Công ty Cổ phần Sứ Hải Dương cũng như các đơn vị kinh doanh khác khi phải tham gia hoạt động trong nền kinh tế thị trường phải chịu sự chi phối của rất nhiều yếu tố trong kinh doanh . Nên để tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp tự phải làm mới mình và nhạy bén với thị trường đồng thời có biện pháp tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm của mình bằng các biện pháp dưới đây đồng thời khắc phục những tồn tại trong công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần Sứ Hải Dương (Trang 40 - 43)