II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỨ HẢI DƯƠNG.
4. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần Sứ Hải dương
4.5. Công tác ký kết và thực hiện hợp đồng, đánh giá kết quả tiêu thụ
Nghiệp vụ bán hàng là một hoạt động nghiệp vụ rất quan trọng, đảm bảo việc thu hồi vốn cũng như có lợi nhuận của Công ty. Theo từng điều kiện mà thích ứng mà phân chia mà ta có;
- Bán hàng theo đơn đặt hàng - Bán buôn và bán lẻ
- Bán hàng tại văn phòng và bán hàng tại cửa hàng.
đồng loạt là như nhau mua ở cửa hàng cũng như là mua trong công ty. Điểm khác nhau là mua trong công ty với khối lượng lớn thì khách hàng được thưởng theo chính sách chiếu cố giá và được vận chuyển tận nơi còn cửa hàn thì không . Với chính sách phân biệt giá như vậy tuy rằng công tác quản lý khách hàng sẽ tập chung vào một mối nhưng sẽ hạn chế khả năng tiêu thụ sản phẩm tại các cửa hàng. Việc nhập hàng từ công ty về cửa hàng có thể nói hoàn toàn dựa trên tình hình dự trữ sản phẩm tại cửa hàng và mức bán dự kiến của ngày hôm sau. Nhân viên bán hàng chỉ cần yêu cầu lấy hàng trước 1 ngày, thậm chí trong một ngày, với số lượng cụ thể cho mỗi quy cách chủng loại mà không cần xây dựng các kế hoạch dự trữ và bán hàng.
Trong các cửa hàng đều có bản niêm yết giá công khai và chỉ dẫn sử dụng và bảo quản sản phẩm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng mua hàng. Ngoài ra nhân viên bán hàng cũng được đào tạo để có thể giới thiệu và gợi ý khách hàng lựa chọn sản phẩm hợp lý nhất, hướng dẫn khách hàng phân biệt hàng thật hàng giả. Bán hàng tại văn phòng của công ty thì dễ tạo lòng tin, sự an tâm cho khách hàng, lại tiết kiệm được một khoản chi phí nhất định: chi phí vận chuyển đến cửa hàng, chi phí cửa hàng cho dự trữ thành phẩm , nhất là đối với khách hàng mua nhiều. Khách hàng mua sau khi kí hợp đồng hoặc viết hoá đơn tại phòng tiêu thụ thì thanh toán tại phòng tài chính.Công ty trực tiếp xuất hàng cho khách tại cửa kho trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng.