7. Đóng góp của đề tài
3.3. Phương pháp TNSP
Việc TNSP được tiến hành song song ở hai lớp 11, trong đó, có một lớp TN và một lớp ĐC.
Ngoài những giờ dạy ở lớp TN, tôi đều tham gia dự giờ tiết dạy của GVở lớp ĐC và các GV trong tổ bộ môn. Qua đó, tôi quan sát, ghi chép mọi hoạt động của GV và HS trong từng tiết học, thường xuyên trao đổi với GV trong tổ để rút kinh nghiệm, trao đổi với HS để kiểm tra thêm những nhận định của mình.
Trước mỗi tiết dạy ở lớpTN, tôi đều chuẩn bị kĩ các thiết bị thí nghiệmcần thiết của tiến trình dạy học đã soạn thảo và giáo án.
Ở lớp TN, các bài học diễn ra theo đúng tiến trình dạy học đã soạn thảo. Tôi tiến hành ghi hình 2 tiến trình dạy học: “Hiện tượng cảm ứng điện từ” và “Suất điện động cảm ứng”. Trong quá trình dạy, tôi chú ý quan sát, theo dõi các cử chỉ và phản ứng của HS, ước lượng số HS của lớp tham gia phát biểu xây dựng bài học, qua các phát biểu của HS nắm bắt suy nghĩ, rút ra những khó khăn và sai lầm mà HS mắc phải. Sau tiết giảng thực nghiệm, tôi rút kinh nghiệm, chỉ ra những điều chưa phù hợp của tiến trình đã soạn thảo, bổ sung, sửa đổi những điều cần thiết.
Cuối đợt TNSP, tôi tổ chức kiểm tra 1tiết cùng một đề ở cả hai lớp TN và ĐC. Sau khi đã thu thập đầy đủ số liệu, tôi xử lí, phân tích, đánh giá kết quả của các bài bằng phương pháp thống kê mô tả và thống kê kiểm định để sơ bộ đánh giá hiệu quả của việc tổ chức hoạt động theo các giai đoạn của PPTN và tiến trình dạy học đã soạn thảo đối với việc tích cực hóa hoạt động nhận thức và góp phần phát triển năng lực sáng tạo của HS.