Đơn vị kiến thức định luật Lenz về chiều dòng điện cảm ứng

Một phần của tài liệu tổ chức dạy học chương “cảm ứng điện từ” lớp 11 theo phương pháp thực nghiệm (Trang 73 - 79)

7. Đóng góp của đề tài

2.5.2. Đơn vị kiến thức định luật Lenz về chiều dòng điện cảm ứng

Về kiến thức

Trước khi học

• Biết sử dụng quy tắc nắm tay phải để xác định chiều của từ trường trong lòng ống dây.

• Biết khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng thì dòng điện cảm ứng trong cuộn dây có chiều ngược với chiều dòng điện cảm ứng khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện đó giảm.

• Biết dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang tăng mà chuyển sang giảm hoặc ngược lại đang giảm mà chuyển sang tăng.

• Biết được đèn led chỉ cho dòng điện chạy qua nó theo một chiều nhất định. Nếu dòng điện đi qua đèn led theo đúng chiều đó thì đèn led sáng. Nếu dòng điện đi qua đèn led không theo đúng chiều đó thì đèn led không sáng.

Trong khi học

• Biết phát hiện ra vấn đề nghiên cứu • Biết cách chọn lựa phương án thí nghiệm

học cảm ứng

• Biết được cách xác định chiều của dòng điện cảm ứng

Về kỹ năng

• Vận dụng định luật Lenz để giải thích vấn đề đầu bài học

• Có thể kết hợp với kiến thức đã học về cảm ứng điện từ để giải thích cơ chế hoạt động của một số thiết bị điện trong gia đình.

• Có thể chế tạo vài mô hình phát điện đơn giản.

Về thái độ

• Có hứng thú học tập, tích cực hơn trong học tập. • Có thái độ hợp tác khi làm việc trong nhóm.

• Biết trao đổi, thảo luận trong nhóm khi tiến hành thí nghiệm. • Biết phân công nhiệm vụ cho các cá nhân trong nhóm. • Tự tin trong thuyết trình, giao tiếp.

b. Chuẩn bị

Giáo viên:

• Các thí nghiệm đã trình bày ở phần 2.3.2c • Phiếu học tập

Phiếu học tập cá nhân

Phiếu số 4 ĐỊNH LUẬT LEN –XƠ VỀ CHIỂU CỦA DÒNG ĐIỆN CẢM ỨNG 1. THÍ NGHIỆM

Dự đoán 1: ... ...

Dự đoán 2: ... ...

Thí nghiệm kiểm tra:

... ... ... ... ...

... ... Kết quả TN:... ... ... ... Kết luận:

Khi từ thông tăng ... Khi từ thông giảm ...

2. ĐỊNH LUẬT LENZ

Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín có chiều sao cho từ trường cảm ứng có tác dụng ... của từ thông ban đầu qua mạch.

Phiếu học tập nhóm

Phiếu số 5 Nhóm …..

Câu 1:Xác định chiều của dòng điện cảm ứng trong các trường hợp sau đây:

Câu 2: Ở thí nghiệm với máy biến thế trong tiết học trước, tại sao khi đóng mạch đèn xanh lóe sáng rồi tắt, khi ngắt công tắc nguồn đèn đỏ lóe sáng rồi tắt. Hãy giải thích về chiều của dòng điện cảm ứng trong trường hợp này.

... ... ... ...  Học sinh: vd v NC v

• Đọc mục III bài 23 TỪ THÔNG. CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ trước ở nhà và ôn tập về hiện tượng cảm ứng điện từ đã học ở tiết trước.

• Ôn tập các kiến thức về từ trường và cảm ứng điện từ đã học ở chương IV SGK Vật lý lớp 11 và phần Điện từ học ở SGK Vật lý lớp 9.

• Tập trung tại phòng thí nghiệm đúng giờ, mang theo đầy đủ dụng cụ học tập và ngồi theo nhóm đã sắp xếp.

c. Tiến trình dạy học cụ thể

Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên

Hoạt động 1: Ổn định và kiểm tra kiến thức cũ (4 phút)

- Ngồi theo nhóm đã qui định. Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp và phát phiếu học tập cho lớp.

- Đóng tập, vở lại và lắng nghe câu hỏi của GV

- Nghe báo cáo sĩ số

-Kiểm tra bài cũ

Hoạt động 2: Làm xuất hiện vấn đề (5 phút)

- Hoàn thành yêu cầu của GV

- Quan sát phiếu học tập và phát hiện ra vấn đề cần nghiên cứu “Chiều của dòng điện cảm ừng tuân theo quy luật nào?”

- Yêu cầu HS nhắc lại kết quả của các thí nghiệm trong mục 2 (2.1, 2.2, 2.3, và 2.4) trong phiếu học tập của bài trước.

- Hướng dẫn HS phát biểu vấn đề cần nghiên cứu.

Hoạt động3: Xây dựng dự đoán(8 phút)

- Làm theo hướng dẫn của GV *Câu trả lời mong đợi:

+ Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi từ thông gởi qua cuộn dây đang tăng mà chuyển sang giảm hoặc ngược lại đang giảm mà chuyển sang tăng.

+ Ở TN 2.1 từ thông tăng.

- Hướng dẫn HS phân tích các thí

nghiệm và xây dựng dự đoán phù hợp. + CH1: Khi nào dòng điện cảm ứng đổi chiều?

+Đèn xanh sáng. Khi đó chiều của ic cùng chiều kim đồng hồ.

+ Ở TN 2.2 từ thông giảm.

+Đèn đỏ sáng. Khi đó chiều của ic ngược chiều kim đồng hồ.

+ Dòng điện cảm ứng sinh ra có chiều sao cho khi từ thông qua mạch kín tăng thì dòng điện cảm ứng cùng chiều kim đồng hồ và ngược lại.

+ Không phù hợp

+ Dòng điện cảm ứng sinh ra có chiều sao cho từ trường mà nó sinh ra chống lại sự biến thiên của từ thông ban đầu qua mạch.

+ Từ trường cảm ứng.

+ Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín có chiều sao cho từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại sự biến thiên của từ thông ban đầu qua mạch kín.

+ Nếu từ thông qua diện tích giới hạn bởi mạch điện kín giảm thì trong thời gian đó xuất hiện dòng điện cảm ứng trong mạch sao cho từ trường do nó sinh ra cùng chiều với từ trường sinh ra nó.

+ Nếu từ thông qua diện tích giới hạn bởi mạch điện kín tăng thì trong thời

như thế nào?

+ CH3: Khi đó đèn nào sáng? Và dòng điện cảm ứng ic có chiều như thế nào? + CH4: Ở thí nghiệm 2.2 từ thông thay đổi như thế nào?

+ CH5: Khi đó đèn nào sáng? Và ic có chiều như thế nào?

+ CH6: Như vậy dòng điện cảm ứng sinh ra có chiều như thế nào?

+ CH7: Dự đoán mà các em đưa ra có phù hợp ở TN 2.3 và 2.4 không?

+ CH8: Như vậy, các em phát biểu dự đoán như thế nào ?

+ CH9: Từ trường do dòng điện cảm ứng sinh ra được gọi là gì?

+ CH10: Dự đoán cuối cùng của các em là gì?

+ CH11: Các em hiểu cụm từ “chống lại” ở đây như thế nào?

gian đó xuất hiện dòng điện cảm ứng trong mạch sao cho từ trường do nó sinh ra ngược chiều với từ trường sinh ra nó.

- Nhận xét dự đoán của HS

Hoạt động 4: Hướng dẫn HS suy luận từ dự đoán ra hệ quả cần kiểm tra bằng thí nghiệm (8 phút )

*Câu trả lời mong đợi:

+ Thay đổi mặt A của cuộn dây thành mặt B. Thực hiện lại các thí nghiệm và quan sát xem dòng điện cảm ứng sinh ra có phù hợp với quy luật mà các em đã dự đoán không.

+ Kết quả sẽ ngược lại, màu sắc đèn sáng sẽ thay đổi cho nhau.

Hướng dẫn HS suy luận:

+ CH11: Các em sẽ kiểm tra dự đoán trên như thế nào thông qua thí nghiệm?

+ CH12: Nếu ở thí nghiệm trên, ta thay mặt A của cuộn dây thành mặt B của cuộn dây thì kết quả thí nghiệm có thay đổi hay không? Và thay đổi như thế nào?

Hoạt động 5: Hướng dẫn HS đề xuất phương án kiểm tra dự đoán và tiến hành thí nghiệm kiểm chứng dự đoán (15 phút)

- Thảo luận nhóm đưa ra phương án trả lời. - Tiếp nhận. - Nhận dụng cụ TN và tiến hành thí nghiệm theo nhóm. - Tiến hành thí nghiệm theo nhóm và ghi nhận kết quả

- Yêu cầu HS đưa ra các phương án kiểm tra.

-Nhận xét và giải thích, đưa ra các phương án khả thi.

- Phát dụng cụ thí nghiệm và phiếu học tập nhóm cho HS. Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm và nhận xét kết quả thí nghiệm.

- Quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ khi cần thiết.

Hoạt động 6: Hợp thực hóa kết quả nghiên cứu (5 phút)

- Nhận xét kết quả của các nhóm còn lại và tranh luận (nếu có) - Ghi nhận kiến thức bày kết quả. - Lấy ý kiến nhóm khác - Nhận xét và hợp thức hóa kiến thức định luật Len – xơ về chiều của dòng điện cảm ứng.

Hoạt động 7: Vận dụng (5 phút)

- Thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ

- Ghi nhớ và thực hiện.

-Yêu cầu HS vận dụng định luật Lenz về chiều của dòng điện cảm ứng để hoàn thành phiếu học tập.

-Yêu cầu HS về nhà học bài, làm các bài tập tronng SGK và xem trước kiến thức dòng điện Foucault.

2.5.3. Đơn vị kiến thức dòng điện Foucault d. Mục tiêu dạy học

Một phần của tài liệu tổ chức dạy học chương “cảm ứng điện từ” lớp 11 theo phương pháp thực nghiệm (Trang 73 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)