Các biện pháp hình thành vàphát triển năng lực sáng tạo củaHS

Một phần của tài liệu tổ chức dạy học chương “cảm ứng điện từ” lớp 11 theo phương pháp thực nghiệm (Trang 38 - 39)

7. Đóng góp của đề tài

1.5.3. Các biện pháp hình thành vàphát triển năng lực sáng tạo củaHS

Tổ chức hoạt động sáng tạo gắn liền với quá trình xây dựng kiến thức mới: kiến thức vật lý trong trường phổ thông là những kiến thức đã được loài người khẳng định. Tuy vậy, chúng luôn là mới mẻ đối với HS. Việc nghiên cứu kiến thức mới sẽ thường xuyên tạo ra những tình huống đòi hỏi HS phải đưa ra những ý kiến mới, giải pháp mới đối với chính bản thân họ.

Tổ chức quá trình dạy học vật lý theo tiến trình dạy học giải quyết vấn đề là một trong những biện pháp góp phần phát triển năng lực sáng tạo.

Luyện tập việc đề xuất dự đoán (giả thuyết): dự đoán có vai trò rất quan trọng trên con đường sáng tạo khoa học. Dự đoán dựa chủ yếu vào trực giác, kết hợp với kinh nghiệm phong phú và kiến thức sâu sắc về mỗi lĩnh vực. Dự đoán khoa học không phải là tùy tiện mà luôn phải có một cơ sở nào đó, tuy chưa thật là chắc chắn. Có thể có các dự đoán sau đây trong giai đoạn đầu của hoạt động nhận thức vật lý của HS:

- Dựa vào một liên tưởng đã có.

- Dựa trên sự tương tự: có thể dựa trên một dấu hiệu bên ngoài giống nhau mà dự đoán sự giống nhau về bản chất, hoặc từ sự tương tự nhau về cấu tạo suy ra sự tương tự về tính chất.

- Dựa trên sự xuất hiện đồng thời giữa hai hiện tượng mà dự đoán giữa chúng có quan hệ nhân quả.

- Dựa trên nhận xét thấy hai hiện tượng luôn luôn biến đổi đồng thời, cùng tăng hoặc cùng giảm mà dự đoán về quan hệ giữa các đại lượng.

- Dựa trên sự thuận nghịch thường thấy của nhiều quá trình.

- Dựa trên sự mở rộng phạm vi ứng dụng của một kiến thức đã biết sang một lĩnh vực khác.

- Dự đoán về mối quan hệ định lượng: những hiện tượng vật lý xảy ra rất phức tạp, nhưng một điều ngạc nhiên là các định luật chi phối chúng lại rất đơn giản. Trong chương trình vật lý THPT, mối quan hệ giữa các đại lượng vật lý thường được biểu diễn bằng các công thức toán học (hàm số). Vì vậy, muốn dự đoán được mối quan hệ định lượng, cần phải thực hiện các phép đo. Thực hiện các phép đo với số các giá trị khác nhau càng nhiều thì càng dự đoán chính xác. Tuy nhiên, ở trường phổ thông không có thời gian để làm việc đó nên ít nhất cũng phải làm ba lần với một đại lượng. Trong nhiều trường hợp, nếu biểu diễn

các cặp số đo trên một đồ thị thì việc dự đoán về mối quan hệ định lượng bao giờ cũng chú ý đến sai số có thể phạm phải.

Luyện tập đề xuất phương án thí nghiệm kiểm tra dự đoán: Trong nghiên cứu vật lý, một dự đoán (giả thuyết) thường rất trừu tượng, không thể kiểm tra trực tiếp được. Muốn kiểm tra xem dự đoán (giả thuyết) có phù hợp thực tế không, ta phải suy từ dự đoán (giả thuyết) ra hệ quả có thể quan sát được trong thực tế, sau đó tiến hành thí nghiệm để xem hệ quả rút ra bằng suy luận đó có phù hợp với kết quả thí nghiệm không. Vấn đề đòi hỏi sự sáng tạo ở đây là đề xuất được phương án thí nghiệm kiểm tra hệ quả đã rút ra được.

Bài tập sáng tạo: Trong quá trình xây dựng kiến thực mới, ta đã xét việc rèn luyện năng lực sáng tạo cho HS. Ngoài ra, trong dạy học vật lý, người ta còn xây dựng những loại bài tập riêng nhằm mục đích này và được gọi là bài tập sáng tạo. Trong loại bài tập này, ngoài việc phải vận dụng một số kiến thức đã học, HS bắt buộc phải có những ý kiến độc lập mới mẻ, không thể suy ra từ những kiến thức đã học. Có hai loại bài tập sáng tạo là bài tập thiết kế và bài tập nghiên cứu. Trong bài tập thiết kế đòi hỏi HS phải đề xuất một thiết bị (vẽ các bộ phận chính và sắp xếp chúng) để thỏa mãn yêu cầu tạo ra một hiện tượng vật lý nào đó. Trong bài tập nghiên cứu yêu cầu HS nghiên cứu để giải thích một hiện tượng mới gặp nào đó.

Một phần của tài liệu tổ chức dạy học chương “cảm ứng điện từ” lớp 11 theo phương pháp thực nghiệm (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)