Phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức củaHS

Một phần của tài liệu tổ chức dạy học chương “cảm ứng điện từ” lớp 11 theo phương pháp thực nghiệm (Trang 30)

7. Đóng góp của đề tài

1.4.Phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức củaHS

Tính tích cực là một phẩm chất của con người trong đời sống xã hội. Hình thành và phát triển tính tích cực là một trong các nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục, nhằm đào tạo những con người năng động, thích ứng và góp phần phát triển cộng đồng. Tính tích cực là điều kiện, đồng thời là kết quả của sự phát triển nhân cách trong quá trình giáo dục.

Theo tâm lý học, tính tích cực nhận thức của HS tồn tại với tư cách là cá nhân của toàn bộ nhân cách của nó. Cũng như bất kỳ một hoạt động nào khác, hoạt động nhận thức được tiến hành trên cơ sở huy động các chức năng nhận thức, tình cảm và ý chí, trong đó chức năng nhận thức đóng vai trò chủ yếu. Các yếu tố tâm lý kết hợp với nhau một cách hữu cơ, tác động qua lại lẫn nhau tạo nên tâm lý hoạt động nhận thức. Sự tác động này không cứng nhắc mà trái lại luôn biến đổi tạo nên rất nhiều dạng khác nhau của các nhiệm vụ nhận thức cụ thể mà HS phải thực hiện. Sự biến đổi này càng linh hoạt bao nhiêu thì HS càng dễ thích ứng với nhiệm vụ nhận thức khác nhau và tính tích cực nhận thức càng thể hiện ở mức độ cao.

Tính tích cực nhận thức là trạng thái hoạt động của HS, đặc trưng bởi khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức. Nói cách khác, là thái độ cải tạo của chủ thể đối với khách thể thông qua sự huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lý nhằm giải quyết những vấn đề học tập – nhận thức.

Như vậy, tính tích cực nhận thức biểu hiện sự nỗ lực của chủ thể khi tương tác với đối tượng trong quá trình học tập, nghiên cứu; thể hiện sự nỗ lực của hoạt động trí tuệ, sự huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lý (như hứng thú, chú ý, ý chí...) nhằm đạt được mục đích đặt ra với mức độ cao.

Tính tích cực của HS có mặt tự phát và tự giác:

• Mặt tự phát của tính tích cực là những yếu tố tiềm ẩn, bẩm sinh thể hiện ở tính tò mò, hiếu kì, hiếu động, linh hoạt và sôi nổi trong hành vi mà ở mọi trẻ đều có, trong mức độ khác nhau.

• Mặt tự giác của tính tích cực là trạng thái tâm lý, tính tích cực có mục đích và đối tượng rõ rệt. Do đó, có hoạt động để chiếm lĩnh đối tượng đó. Tính tự giác thể hiện ở óc quan sát, tính phê phán trong tư duy, trí tò mò khoa học, ….

1.4.2. Biểu hiện tính tích cực trong hoạt động nhận thức

Trong học tập, HS chỉ chiếm lĩnh được kiến thức và phát triển được tư duy của mình khi nó tích cực, nỗ lực hoạt động nhận thức. Thông qua hoạt động nhận thức, HS chiếm lĩnh được kiến thức và năng lực tư duy cũng đồng thời được phát triển.

Để phát hiện các em có tích cực trong học tập hay không, có thể dựa vào một số dấu hiệu sau đây[23], [8], [16]:

• Các em có chú ý học tập không?

• Các em có hăng hái tham gia vào mọi hình thức của hoạt động học tập không? (thể hiện ở chỗ giơ tay phát biểu ý kiến, ghi chép,…)

• Có hoàn thành nhiệm vụ được giao không? • Có ghi nhớ tốt những điều đã học không?

• Có hiểu bài không? Có thể trình bày lại nội dung bài học theo ngôn ngữ riêng không? • Có vận dụng được kiến thức đã học vào thực tiễn không?

• Có đọc thêm, làm thêm các bài tập khác không? • Tốc độ học tập có nhanh không?

• Có hứng thú trong học tập không hay vì một ngoại lực nào đó mà phải học? • Có quyết tâm, có ý chí vượt khó khăn trong học tập không?

• Có sáng tạo trong học tập không?

Trong hoạt động học tập nói chung, trong dạy học vật lý nói riêng, tính tích cực hoạt động nhận thức của HS thường thể hiện ở:

• Hoạt động trí tuệ: tập trung suy nghĩ để trả lời câu hỏi nêu ra, kiên trì tìm cho được lời giải hay của một bài toán khó.

• Hoạt động chân tay: say sưa bố trí, lắp ráp, và tiến hành thí nghiệm.

Hai hình thức biểu hiện này thường đi kèm nhau. Tuy nhiên, có lúc cũng biểu hiện riêng lẻ với những dấu hiệu thường thấy như sau: HS khao khát tự nguyện tham gia trả lời các câu hỏi của GV, bổ sung các câu trả lời của bạn thích được phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề được nêu ra; hay thắc mắc và đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa trình bày rõ; chủ động vận dụng linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã có để nhận thức các vấn đề

mới; mong muốn được đóng góp với thầy, với bạn những thông tin mới nhận từ các nguồn kiến thức khác nhau có thể vượt ra ngoài phạm vi bài học, môn học.

1.4.3. Mức độ tích cực nhận thức

Về mức độ tích cực của HS có thể dựa vào một số dấu hiệu sau:

• Có tự giác học tập không? Hay bị bắt buộc bởi những tác động bên ngoài (gia đình, bạn bè, xã hội,…)

• Thực hiện nhiệm vụ của GV giao theo yêu cầu tối thiểu hay tối đa? • Tích cực nhất thời, hay thường xuyên, liên tục?

• Tích cực ngày càng tăng dần hay giảm dần? • Có kiên trì, vượt khó hay không?

Hoạt động học tập của HS là hoạt động đòi hỏi phải có tính khoa học thực sự, được tổ chức bởi GV cùng với sự tham gia tích cực của HS. Vì vậy, để HS có thể tích cực, tự lực nắm vững kiến thức là yêu cầu quan trọng của quá trình dạy học. Quá trình này không phải tự phát mà hoàn toàn tự giác, có mục đích, có kế hoạch và có tổ chức chặt chẽ. Trong đó, HS được phát huy đến mức tối đa tính tích cực, tự lực sáng tạo trong giải quyết các vấn đề học tập.

Mức độ tích cực tham gia xây dựng kiến thức trong học tập của HS phụ thuộc vào các yếu tố:

• Ý thức được nhu cầu học tập của bản thân, thái độ học tập. • Cách thức tổ chức hoạt động nhận thức của GV.

• Có suy nghĩ đúng đắn, tích cực hơn những kiến thức, kinh nghiệm đã được tích lũy được có liên quan đến giải quyết các tình huống học tập. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Tính tích cực phải được phát huy thường xuyên, liên tục và có chiều hướng tăng, đồng thời phải có tính kiên trì vượt qua được mọi khó khăn của bài học.

1.4.4. Nguyên nhân của tính tích cực nhận thức

Tính tích cực nhận thức của HS nảy sinh trong quá trình học tập nhưng nó lại là kết quả của nhiều nguyên nhân: có những nguyên nhân phát sinh lúc học tập, có những nguyên nhân được hình thành từ quá khứ, thậm chí từ lịch sử dài lâu của nhân cách. Nhìn chung, tính tích cực nhận thức phụ thuộc vào những nhân tố sau đây:

• Hứng thú • Nhu cầu

• Động cơ • Năng lực • Ý chí • Sức khỏe • Môi trường

Trong những nhân tố trên đây, nhân tố hứng thú là nhân tố quan trọng cần được GV quan tâm vì:

- Nó có thể hình thành ở HS một cách nhanh chóng và bất cứ lúc nào trong quá trình dạy học.

- Có thể gây hứng thú cho HS ở mọi lứa tuổi.

- Điều quan trọng hơn cả là nó nằm trong tầm tay của GV. Người GV có thể điều khiển hứng thú của HS qua các yếu tố của quá trình dạy học: nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức; qua các bước lên lớp: mở bài, giảng bài mới, củng cố, vận dụng, kiểm tra kiến thức; qua mối quan hệ thầy trò,…

Như vậy, việc tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS đòi hỏi một kế hoạch lâu dài và toàn diện khi phối hợp hoạt động gia đình, nhà trường và xã hội.

1.4.5. Các biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức của HS

Phát huy tính tích cực nhận thức của HS không phải là vấn đề mới. Từ thời cổ đại, các nhà sư phạm tiền bối như Khổng Tử, Aristote,… đã từng nói đến tầm quan trọng to lớn của việc phát huy tính tích cực, chủ động của HS và đã nêu lên nhiều biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức. Các biện pháp đó được phản ánh trong các công trình từ trước đến nay và có thể tóm tắt như sau:

• Nội dung dạy học phải mới, những cái mới ở đây không phải quá xa lạ với HS, cái mới phải liên hệ và phát triển từ cái cũ. Kiến thức phải có tính thực tiễn, gần gũi với sinh hoạt, suy nghĩ hàng ngày, thỏa mãn các nhu cầu nhận thức của HS.

• Phải dùng các phương pháp đa dạng: nêu vấn đề, thí nghiệm, thực hành, so sánh, làm việc độc lập, phối hợp chúng với nhau. Kiến thức phải được trình bày trong dạng động, phát triển và mâu thuẫn với nhau. Những vấn đề quan trọng, các hiện tượng then chốt có lúc diễn ra một cách đột ngột, bất ngờ.

• Sử dụng và phối hợp các phương tiện dạy học, đặc biệt chú trọng tổ chức cho HS và GV tự làm đồ dùng dạy học.

• Sử dụng các hình thức tổ chức dạy học khác nhau: cá nhân, nhóm, tập thể, tham quan, làm việc trong vườn trường, trong phòng thí nghiệm,…

• Thầy giáo, bạn bè động viên, khen thưởng khi HS có thành tích học tập tốt.

• Luyện tập dưới các hình thức khác nhau, vận dụng kiến thức vào các tình huống mới của thực tiễn.

• Kích thích tính tích cực qua thái độ, cách ứng xử giữa GV và HS. • Phát triển kinh nghiệm sống của HS trong học tập.

Đặc biệt, trong dạy học vật lý muốn đạt hiệu quả cao trong các giờ học, người GV cần phát huy tính tích cực của HS bằng cách:

• Tạo nhu cầu hứng thú, kích thích tò mò, ham hiểu biết của HS. • Xây dựng lôgic nội dung phù hợp với đối tượng HS.

• Tập dượt để HS giải quyết vấn đề nhận thức theo phương pháp nhận thức của vật lý. • Rèn luyện cho HS kỹ năng thực hành thí nghiệm (bố trí dụng cụ thí nghiệm, sử dụng các dụng cụ đo, thực hiện các phép đo, kỹ năng làm một số dụng cụ TN đơn giản…), kỹ năng thu thập, xử lý thông tin.

• Rèn luyện ngôn ngữ vật lý cho HS.

1.4.6. Quan hệ giữa PPTN và việc phát huy tính tích cực nhận thức của HS

Dạy học các kiến thức vật lý bằng PPTN là một hướng ưu tiên ở trường phổ thông. PPTN là một trong những phương pháp dạy học tích cực. Do đó, khi tổ chức cho HS hoạt động nhận thức theo PPTN sẽ tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS.

1.5. Phát triển năng lực sáng tạo của HS 1.5.1. Năng lực và năng lực sáng tạo 1.5.1. Năng lực và năng lực sáng tạo

a. Năng lực

“Trong khoa học tâm lý, người ta coi năng lực là những thuộc tính của cá nhân, nhờ những thuộc tính này mà con người hoàn thành tốt đẹp một loại hoạt động nào đó mặc dù phải bỏ ra ít sức lao động nhưng vẫn đạt được kết quả cao” [18].

Tâm lý học hiện đại cho rằng con người mới sinh ra chưa có năng lực, chưa có nhân cách. Chính trong quá trình sống, học tập, lao động, giao lưu con người hình thành và phát triển những năng lực của mình. Sự hình thành và phát triển năng lực của con người chịu tác động của nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố sinh học, yếu tố hoạt động của chủ thể, yếu tố

giao lưu xã hội và giáo dục. Để phát triển năng lực cần có tư chất, tức là các đặc điểm về giải phẫu sinh lý của hệ thần kinh con người. Song các nhà tâm lý học cho rằng:“chỉ có các tư chất là bẩm sinh, còn năng lực thì được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động”[6]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giáo dục là một hoạt động chuyên môn của xã hội nhằm hình thành và phát triển nhân cách của con người (trong đó có năng lực) theo những yêu cầu của xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định, thông qua chính hoạt động của HS trong mối quan hệ với cộng đồng. Chỉ có dạy học trong nhà trường mới có khả năng tạo ra những loại hình hoạt động đa dạng, phong phú cần thiết tạo điều kiện phát triển những năng lực khác nhau ở HS, phù hợp với tư chất bẩm sinh của mỗi người và hoàn cảnh của xã hội.

Chính trong dạy học, do có thể lựa chọn kỹ lưỡng những hình thức hoạt động, mà nhà trường cũng tích lũy được những phương pháp tổ chức hoạt động học tập có hiệu quả cao, tránh được sự mò mẫm của mỗi cá nhân. Như vậy, dạy học có thể mang lại những hiệu quả, những tiến bộ của mỗi HS mà các yếu tố tác động khác không thể có được. Đặc biệt “dạy học không bị động, chờ đợi sự phát triển, mà ngược lại thúc đẩy sự phát triển các chức năng tâm lý”[26].

b. Năng lực sáng tạo

“Sáng tạo là bất cứ hoạt động nào của con người tạo ra một cái gì mới, không kể rằng cái được tạo ra ấy là một vật nào đó của thế giới bên ngoài hay một cấu tạo nào đó của trí tuệ hoặc tình cảm chỉ sống và biểu lộ trong bản thân con người” [8],[18].

Kiến thức vật lý dạy trong trường phổ thông là những kiến thức đã được loài người khẳng định, tuy vậy chúng luôn luôn là mới mẻ đối với HS. Việc nghiên cứu kiến thức mới sẽ thường xuyên tạo ra những tình huống phải đưa ra những sáng kiến mới, giải pháp mới đối với chính bản thân họ. Do đó, có thể nói quá trình học tập của HS có bản chất là hoạt động sáng tạo.

Ngoài tính cách tân của sản phẩm, đặc điểm tâm lý quan trọng của sáng tạo là tính hiếm có, tính khó khăn, tính bất ngờ của phát kiến và tính ngẫu nhiên của phỏng đoán. Những đặc điểm đó làm phân biệt hoạt động sáng tạo với hoạt động tái tạo.

Một đặc trưng tâm lý quan trọng của sáng tạo là tính chất hai mặt, chủ quan và khách quan. Chủ quan theo quan điểm của người nhận thức mà trong đầu đang diễn ra quá trình sáng tạo, và khách quan theo quan điểm của người nghiên cứu các quá trình sáng tạo đó. Đối với người hoạt động sáng tạo thì tính mới mẻ, tính bất ngờ, tính ngẫu nhiên của phỏng

đoán đều là chủ quan. Người đó có thể không biết rằng những điều mà mình đề xuất ra nhân loại đã biết rồi. Trên thực tế, nếu chỉ coi là có tính sáng tạo đối với những hoạt động nào mà kết quả của nó là những sản phẩm mới một cách khách quan, thì không thể có được một sự tổ chức có kế hoạch loại hoạt động đó trong quá trình dạy học.

Sự sáng tạo có nguồn gốc xã hội: Nhà tâm lý học Xô viết nổi tiếng L. Vưgốtxki có viết: “Bất kỳ một nhà phát minh nào, thậm chí là thiên tài luôn luôn chỉ có một cái cây của thời đại mình, của môi trường mình. Sự sáng tạo của anh ta bắt nguồn từ những nhu cầu được hình thành trước anh ta và dựa vào những khả năng cũng tồn tại ở bên ngoài anh ta”.

Điều đó cho ta thấy tính hai mặt của sản phẩm của hoạt động sáng tạo: ngẫu nhiên

theo quan điểm của cá nhân sáng tạo và có quy luật theo quan điểm của nhà sử học.

Vai trò của trực giác trong quá trình sáng tạo: trong nghiên cứu vật lý và trong quá trình sáng tạo diễn ra theo chu kỳ gồm bốn giai đoạn.

Hình 1.1: Sơ đồ về tính chu trình sáng tạo khoa học của Razumốpxki

Trong đó, khó khăn nhất, đòi hỏi sự sáng tạo cao nhất là giai đoạn từ những sự kiện khởi đầu đề xuất mô hình giả thuyết và giai đoạn đưa ra phương án thực nghiệm kiểm tra hệ quả suy ra từ lý thuyết. Theo Razumốpxki, trong hai giai đoạn này không có con đường suy luận lôgic mà phải dựa chủ yếu vào trực giác. Trực giác khác với tư duy biện giải lôgic là ở chỗ những bước đi của nó không thể hiện rõ một trình tự tất yếu chặt chẽ và việc giải quyết vấn đề lại giống như một phỏng đoán đòi hỏi một cách lôgic. Vậy có thể rèn luyện cho HS

Một phần của tài liệu tổ chức dạy học chương “cảm ứng điện từ” lớp 11 theo phương pháp thực nghiệm (Trang 30)