Kết luận của chương 3

Một phần của tài liệu thiết kế và sử dụng e book hỗ trợ quá trình dạy – tự học chương “chất khí” – vật lí lớp 10 nâng cao (Trang 102 - 143)

● Từ kết quả thực nghiệm sư phạm đã khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đưa ra. Điều đó được thể hiện ở các mặt sau:

- Trong các tiết học, HS tham gia học tập tích cực, hăng hái, mạnh dạn hơn trong quá trình thảo luận với bạn bè và giáo viên.

- Kĩ năng tự học được phát triển tốt hơn.

- Các mục tiêu dạy học SGK không những đạt được mà còn ở mức độ cao hơn.

● Kết quả thực nghiệm còn cho thấy, với sự hỗ trợ của giáo viên theo từng đối tượng học sinh thì đề tài trên có thể áp dụng cho nhiều điều kiện khác nhau.

Trang 96

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CỦA LUẬN VĂN

Qua quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, đối chiếu với mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ cần giải quyết của đề tài, chúng tôi đã thực hiện được những công việc sau:

1. Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về xu hướng đổi mới PPDH và định hướng đổi mới PPDH theo hướng hoạt động hóa người học, các biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của HS trong giờ học, tăng cường năng lực tự học của học sinh. Nêu bật vai trò của phương tiện dạy học nói chung và phương tiện trực quan nói riêng trong dạy học Vật lí. Nghiên cứu nội dung sách giáo khoa Vật lí lớp 10 nâng cao cùng một số tài liệu tham khảo khác, sử dụng phần mềm CourseLab 2.4 thiết kế e-book chương “Chất khí” - Vật lí 10 nâng cao. Kết quả đã cho ra sản phẩm là một đĩa CD về e-book Vật lí 10 chương “Chất khí” với 5 bài học cùng một hệ thống các bài tập đa dạng phong phú, phù hợp với việc tự học của học sinh. Cụ thể là:

♦ Nêu lên được cơ sở lý luận của phương pháp dạy – tự học và e-book dạy học.

♦ Xây dựng e-book dạy học với nguồn dữ liệu phong phú và phù hợp với mô hình dạy – tự học, gồm 4 phần chính: Bài học, Bài tập, Tư liệu, Vật lí vui.

♦ Dựa trên việc dạy – tự học với sự hỗ trợ của e-book, tác giả đã soạn thảo được 4 tiến trình dạy các bài học ( từ bài 44 đến bài 47) trong chương “Chất khí” – Vật lí 10 nâng cao.

♦ Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại trường THPT chuyên Trần Hưng Đạo - Tp.Phan Thiết - Tỉnh Bình Thuận để đánh giá hiệu quả của việc dạy- tự học với sự hỗ trợ của e-book.

2. Qua quá trình thực nghiệm sư phạm chúng tôi thấy “ mô hình dạy – tự học với sự hỗ trợ của e-book” kích thích người học tích cực hoạt động, nâng cao hứng thú và cảm giác thoải mái, đảm bảo học sâu, hiệu quả bền vững, tương tác mang tính cá nhân cao giữa GV và HS.

Trang 97

3. Trong giới hạn của đề tài và do giới hạn về mặt thời gian, số trường tiến hành thực nghiệm sư phạm còn ít nên các kết quả nghiên cứu chỉ là kết quả ban đầu, mang tính chất thử nghiệm. Mặt khác, tính thẩm mĩ của e-book chưa cao, các thông tin cập nhật còn hạn chế. Đối với HS: Do mới làm quen với phương pháp “dạy – tự học với sự hỗ trợ của e-book” lần đầu và HS phổ thông phải học nhiều môn nên một số HS chưa biết cách xắp xếp thời gian cho việc học tự học ở nhà. Đối với GV: Cũng do mới thực hiện lần đầu, GV vẫn chưa quen cách tổ chức, sắp xếp cho HS. Bên cạnh đó dạy học theo phương pháp này đòi hỏi GV phải biết kết hợp nhiều kĩ năng: kĩ năng tổ chức cho các nhóm tranh luận, kĩ năng điều hướng HS đi đến kết luận, kĩ năng theo dõi quá trình học tập của HS, kĩ năng đánh giá,…Đây là một điều rất khó để thực hiện tốt, nó đòi hỏi phải có thời gian.Tuy dạy học theo phương pháp mới có chỗ chưa hoàn chỉnh, nhưng nếu biết cách khắc phục những điểm khiếm khuyết thì hiệu quả dạy học sẽ tốt hơn rất nhiều và kết quả thực nghiệm sư phạm cùng với các kết luận rút ra từ đề tài vẫn đóng góp được phần nào trong việc nâng cao hiệu quả dạy học môn Vật lí ở trường THPT.

Qua nghiên cứu, thực hiện đề tài, chúng tôi có một số kiến nghị và đề xuất sau:

- Cần mở rộng việc xây dựng e-book cho nhiều chương và tất cả các khối lớp để giáo viên và học sinh có điều kiện sử dụng thường xuyên e-book vào dạy học, tạo tiền đề cho việc ứng dụng CNTT vào dạy học được phổ biến hơn.

- Nhà trường cần động viên và khuyến khích các giáo viên tìm tòi, học hỏi nhằm cải tiến phương pháp dạy học để phát huy hơn nữa khả năng tự học của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học hiện nay.

- Đối với mỗi lớp học, số lượng học sinh không quá đông để GV có điều kiện tổ chức cho các nhóm HS học tập tốt hơn.

- Nhà nước cần tăng cường đầu tư và phát triển các phầm mềm có thể ứng dụng trong dạy học.

- Có thể tổ chức các cuộc thi, các phong trào thiết kế các ý tưởng tổ chức dạy học, các phần mềm qua đó kích thích khả năng tìm tòi, sáng tạo của GV trong tổ chức dạy học.

Trang 98

Mặc dù được thực hiện với tinh thần làm việc nghiêm túc và cẩn thận nhưng chắc chắn rằng đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong được sự đóng góp chân thành của quý thầy cô, đồng nghiệp để đề tài này được hoàn thiện hơn.

Trang 99

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và đào tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10 trung học phổ thông môn Vật lí, NXB Giáo dục.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học phổ thông môn Vật lí, NXB Giáo dục.

3. Bộ Giáo dục và đào tạo (2008), Chỉ thị về tăng cường giảng dạy đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2008 – 2012.

4. Luật giáo dục(2005), NXB Lao động – Xã hội.

5. Nhà xuất bản từ điển Bách khoa (2001), Từ điển Giáo dục học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6. Phạm Thế Dân (2008), Bài giảng chuyên đề những cơ sở của lí luận dạy học hiện đại, Trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh.

7. Phạm Thế Dân (2009), Bài giảng chuyên đề phân tích chương trình vật lí phổ thông, Trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh.

8. Đinh Thị Bích Đào (2010), Tổ chức tự học ở nhà nhằm phát huy tính tích cực, tự lực học tập của học sinh trong dạy học chương "các định luật bảo toàn" SGK Vật lí 10, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Trường ĐHSP Tp. HCM.

9. Nguyễn Thị Hạnh (2010), Thiết kế phương án dạy một số bài học của chương "Các định luật bảo toàn" - Vật lý 10 nâng cao theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, Khóa luận tốt nghiệp, Trường ĐHSP Tp. HCM.

10. Nguyễn Mạnh Hùng (2008), Bài giảng chuyên đề phương pháp nghiên cứu khoa học dạy học vật lí, Trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh.

11. Nguyễn Mạnh Hùng (2008), Bài giảng chuyên đề sử dụng phương tiện thí nghiệm trong dạy học vật lí, Trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh.

12. Nguyễn Mạnh Hùng (2001), Phương pháp dạy học vật lí ở trường trung học phổ thông, Trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh.

13. Nguyễn Mạnh Hùng, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên cốt cán trường THPT môn vật lí,Trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh.

Trang 100

14. Nguyễn Ngọc Hưng, Nguyễn Xuân Thành (2006), Nội dung đổi mới phương pháp dạy học vật lí ở lớp 10 theo chương trình và sách giáo khoa mới, Tạp chí Giáo dục số 148.

15. Trần Xuân Kế (2008), Sử dụng hệ thống bài tập vật lý chương "các định luật bảo toàn" vật lý lớp 10 nâng cao theo phương hướng phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Tp. HCM.

16. Vũ Thanh Khiết và nhóm tác giả (2006), Các bài toán chọn lọc vật lí 10, NXB Giáo dục.

17. Vũ Thanh Khiết, Nguyễn Thanh Hải (2001), Bài tập định tính và câu hỏi thực tế vật lí 10, NXB Giáo dục.

18. Nguyễn Thế Khôi (Tổng chủ biên), Phạm Quý Tư (Chủ biên), Lương Tấn Đạt, Lê Chân Hùng, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Đình Thiết, Bùi Trọng Tuân, Lê Trọng Tường (2006), Vật lí 10 nâng cao, NXB Giáo dục.

19. Nguyễn Thế Khôi (Tổng chủ biên), Phạm Quý Tư (Chủ biên), Lương Tấn Đạt, Lê Chân Hùng, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Đình Thiết, Bùi Trọng Tuân, Lê Trọng Tường (2006), Vật lí 10 nâng cao – Sách giáo viên, NXB Giáo dục. 20. Nguyễn Kỳ (Chủ biên) (1995), Phương pháp giáo dục tích cực - lấy người học làm trung tâm, NXB Giáo dục.

21. Mai Lễ, Nguyễn Mạnh Tuấn (2006), Tự kiểm tra kiến thức vật lí 10, NXB Giáo dục.

22. Dương Hương Ly (2011), Thiết kế E-book hỗ trợ dạy học chương "Dòng điện trong các môi trường "- Vật lí 11 THPT nâng cao theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường ĐHSP Tp. HCM.

23. Võ Thị Tuyết Mai (2008), Tổ chức hoạt động học tập tự lực – sáng tạo của học sinh trong dạy học chương “Các định luật bảo toàn” lớp 10 THPT ban cơ bản, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh. 24. Đỗ Thị Việt Phương (2011), Thiết kế E-book hướng dẫn học sinh tự học phần mềm hóa vô cơ lớp 10 chương trình nâng cao, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Trường ĐHSP Tp. HCM.

Trang 101

25. Phạm Xuân Phượng (2007), Xây dựng hệ thống bài tập chương “Các định luật bảo toàn” lớp 10 THPT nhằm phát triển năng lực tư duy độc lập và nâng cao hiệu quả tự học của học sinh, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh.

26.Trần Anh Quân (2008), Xây dựng và sử dụng website dạy học chương "Động lực học chất điểm" vật lý 10 trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trường ĐHSP Tp. HCM.

27. Nguyễn Trường Sinh (Chủ biên), Lê Minh Hoàng, Hoàng Đức Hải (2006),

Macromedia Dreamweaver 8 - phần cơ bản - tập 1,2, NXB Lao động – Xã hội. 28. Nguyễn Trường Sinh (Chủ biên) (2006), Macromedia Flash 8 - tập 1, NXB Thống kê.

29. Nguyễn Đức Thâm (Chủ biên), Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2003), Phương pháp dạy học vật lí ở trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm.

30. Nguyễn Trọng Thọ (2002), Ứng dụng tin học trong giảng dạy hóa học. NXB.Giáo dục.

31. Nguyễn Đăng Thuấn (2010), Vận dụng mô hình dạy học dự án vào dạy học chương trình "các định luật bảo toàn" - Vật lý 10 THPT nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và kỹ năng làm việc theo nhóm của học sinh, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Trường ĐHSP Tp. HCM.

32. Nguyễn Cảnh Toàn – Nguyễn Kỳ - Vũ Văn Tảo – Bùi Tường (1998), Quá trình dạy – tự học. Nhà xuất bản giáo dục.

33. Phạm Hữu Tòng (1996), Hình thành kiến thức, kỹ năng, phát triển trí tuệ và năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học vật lí, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên vật lí PTTH, NXB giáo dục.

34. Phạm Hữu Tòng (2004), Dạy học vật lí ở trường phổ thông theo hướng phát triển hoạt động tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học, NXB ĐHSP Hà nội.

35. Lê Công Triêm, Trần Huy Hoàng (2006), Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật lí 10, Dự án phát triển giáo dục THPT - Trường ĐHSP Huế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trang 102

36. Dương Quốc Việt (2010), Vận dụng phương pháp thực nghiệm vào dạy học chương "Động lực học chất điểm" và chương "Các định luật bảo toàn" vật lý lớp 10 với sự hỗ trợ của thí nghiệm mô phỏng và thí nghiệm ảo, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học , Trường ĐHSP Tp. HCM.

37. Phan Gia Anh Vũ (2009), Bài giảng chuyên đề Ứng dụng Courselab 2.4 trong dạy học, Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh.

38. Các website http://bachkim.vn/ http://thuvienvatly.com/ http://ebook.edu.net.vn/ http://www.ebook.edu.vn/ http://vi.wikipedia.org/wiki/Ebook http://svkqt.net/ http://thuvien.ucoz.com/ http://www.baomoi.com/ http://www.gdtd.vn/ http://www.binhthuan.gov.vn

Trang 103

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Tiến trình giảng dạy một số bài học còn lại 1.

Bài 46: ĐỊNH LUẬT SÁC-LƠ – NHIỆT ĐỘ TUYỆT ĐỐI

A. Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình

Chuẩn KT, KN Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN

Nêu được quá trình đẳng tích gì và phát biểu được định luật

Sác-lơ.

[Thông hiểu]

-Quá trình đẳng tích là quá trình biến đổi trạng thái trong đó thể tích không đổi.

-Định luật Sác-lơ: Với một lượng khí có thể tích không đổi, thì áp suất p phụ thuộc vào nhiệt độ t theo biểu thức :

p = p0 (1 + γt)

trong đó, p0 là áp suất của khối khí ở 0oC, p là áp suất của khối khí ở nhiệt độ t; γlà hệ số tăng áp đẳng tích, có giá trị như nhau đối với mọi chất khí, mọi nhiệt độ và bằng 2731 độ-1 . Vẽ được đường đẳng tích trong hệ toạ độ (p, T). [Vận dụng]

-Biết cách vẽ được đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo nhiệt độ khi thể tích không đổi gọi là đường đẳng tích.

-Trong hệ toạ độ (p, T), đường này là một phần của đường thẳng có đường kéo dài đi qua gốc toạ độ.

-Trong hệ toạ độ (p, V), đường này là một phần đường thẳng song song với trục p.

Nêu được nhiệt độ tuyệt đối là gì?

[Nhận biết]

-Người ta coi -273oC là nhiệt độ thấp nhất không thể đạt được và gọi là không độ tuyệt đối.

Trang 104

-Nếu gọi T là số đo nhiệt độ trong nhiệt giai Ken-vin, t là số đo nhiệt độ trong nhiệt giai Xen-xi-út thì

T = t + 273

-Nhiệt độ đo trong nhiệt giai Ken-vin được gọi là nhiệt độ tuyệt đối.

-Mỗi độ chia trong nhiệt giai Ken-vin có giá trị bằng mỗi độ chia trong nhiệt giai Xen-xi-út. Độ không tuyệt đối có giá trị vào khoảng -273,15 o

C.

Trang 105 Từ kết quả thí nghiệm ta có bảng 0 ( ) t Ch mm( ) p Pa( ) p t   1 30 360 360 2 70 700 350 3 104 1040 347 4 138 1380 345 Kết quả trên cho thấy p B (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

t

 

 , là hằng số với

một lượng khí nhất định.

Vậy với một lượng khí nhất định, áp suất của chất khí lên thành bình tỉ lệ thuận với nhiệt độ theo hệ thức pp0(1g gt); 1 273.

Với một lượng khí có thể tích không đổi thì áp suất p phụ thuộc vào nhiệt độ t của khí như sau:

0(1 ); 1 273

pp g gt  độ -1

. - Thuyết động học phân tử chất khí.

- Công thức tính áp suất theo độ cao của cột chất lỏng p r. .g h

Nếu giữ cho thể tích không đổi thì hai thông số p, T quan hệ với nhau như thế nào? Biểu thức nào biểu thị mối quan hệ đó?

Dùng thuyết động học phân tử chất khí để tìm mối liên hệ giữa áp suất và nhiệt độ khi thể tích không đổi.

- Bố trí thí nghiệm như hình vẽ 46.1 SGK. Tiến hành thí nghiệm, xác định độ biến thiên của áp suất từ độ cao của cột chất lỏng dâng lên trong ống và độ biến thiên của nhiệt độ. Rút ra tỉ số

p t

 , dùng biến đổi toán học để đi đến biểu thức

của định luật Sác-lơ.

Theo thuyết động học phân tử thì khi thể tích không đổi, nếu tăng nhiệt độ thì mật độ phân tử giữ nguyên nhưng vận tốc trung bình của chuyển động nhiệt tăng khiến số va chạm lên một đơn vị diện tích thành bình trong một đơn vị thời gian tăng. Mặt khác, động lượng của phân tử truyền cho thành bình trong mỗi va chạm cũng tăng. Hai yếu tố đó làm cho áp suất của chất khí lên thành bình tăng.

Trang 106

B.Chuẩn bị Giáo viên:

- E-book.

Một phần của tài liệu thiết kế và sử dụng e book hỗ trợ quá trình dạy – tự học chương “chất khí” – vật lí lớp 10 nâng cao (Trang 102 - 143)