3.3.1. Đánh giá qua quá trình học tập của lớp TN trước và sau khi áp dụng phương pháp “dạy–tự học với sự hỗ trợ của e-book”.
Chúng tôi quan sát giờ học của các lớp, lắng nghe ý kiến đóng góp của đồng nghiệp (mời một số GV dự giờ một vài tiết) và dựa trên các phiếu “Theo dõi công việc ở nhà của học sinh” và “Phiếu ghi điểm của GV trên lớp” trước và sau khi triển khai phương pháp dạy – tự học với sự hỗ trợ của e-book. Chúng tôi nhận thấy HS đã có những thay đổi tích cực rõ rệt về nhiều mặt so với trước đây:
♦Kiến thức:
Đối với phương pháp cũ, GV truyền tải kiến thức cho HS đa số chỉ ở mức độ biết, HS tiếp nhận kiến thức một cách thụ động nên mau quên. Trong khi phương pháp mới bắt buộc HS đóng vai trò chủ đạo, tự lực tìm kiếm kiến thức, tự trau dồi kiến thức một cách chủ động nên kiến thức được cập nhật và phong phú giúp HS hiểu sâu hơn, rộng hơn (ngoài kiến thức SGK các em còn biết thêm nhiều kiến thức liên quan), nhớ mau hơn (nhớ bài ngay trên lớp), bền vững hơn .
Trang 85
♦Kĩ năng:
Theo phương pháp cũ, sau khi truyền đạt kiến thức GV củng cố kiến thức cho HS nên chủ yếu là phát triển kĩ năng vận dụng kiến thức. Phương pháp mới vừa kết hợp phương pháp dạy học lấy HS làm trung tâm nhằm phát huy khả năng tự học của HS vừa kết hợp sử dụng phương tiện công nghệ thông tin nên rất nhiều kĩ năng của HS được phát huy:
- Hình thành cho các em khả năng độc lập, năng động, sáng tạo trong việc tiếp thu và xử lí thông tin.
- Trau dồi được các kĩ năng: kĩ năng vi tính, kĩ năng sưu tầm, nghiên cứu, tập hợp tư liệu, kĩ năng thiết kế bài trình bày, kĩ năng thuyết trình trước tập thể, …
- Học tập nhóm, tổ tạo cho HS có nhiều cơ hội bộc lộ suy nghĩ, hiểu biết và thái độ của mình, cũng như biết cách bảo vệ ý kiến của mình. Đó là cách tốt nhất để hình thành cho HS tính tích cực, độc lập và sáng tạo trong suy nghĩ, cũng như hành động.
- Do trong e-book đã có phần hướng dẫn giải bài tập và bài tập để HS tự luyện nên kỹ năng làm bài tập của HS tăng rõ rệt, vận dụng kiến thức đã lĩnh hội thành thạo hơn. (Trước đây trong các giờ bài tập giáo viên phải mất khá nhiều thời gian để hướng dẫn HS cách làm bài, nhưng giờ đây HS có thể làm điều đó tại nhà và khi đến lớp giáo viên chỉ cần hướng dẫn sơ là HS có thể làm bài được).
- Khả năng tự đánh giá của HS được nâng cao, HS biết đưa ra những nhận định về bản thân và tự điều chỉnh cách học của mình cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả học tập.
♦Thái độ, tình cảm:
Khi học bằng phương pháp mới HS chuẩn bị bài ở nhà trước kĩ lưỡng hơn (vì có sự hướng dẫn và phương tiện hỗ trợ là e-book), trên lớp các em lại được hoạt động theo nhóm. Do vậy, mà cách học, thái độ, tình cảm của các em đã có rất nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực:
- HS học tập một cách hứng thú, chủ động hơn trước (số lượng HS phát biểu tăng rõ rệt so với lúc trước: lúc trước một câu hỏi đưa ra số HS đưa
Trang 86
tay khoảng 20%-50% , nhưng khi học tập phương pháp mới thì tỉ lệ đó tăng đến 40%-80%).
- Do chuẩn bị bài sẵn ở nhà nên HS chủ động và tự tin trong tranh luận hơn trước rất nhiều (trước đây thậm chí nhiều HS không dám nói ra ý kiến của mình vì sợ sai, nhưng giờ HS đã rất sôi nổi trong quá trình tranh luận ý kiến với bạn bè trong nhóm và dám đứng dậy phản bác ý kiến của nhóm khác để đưa ra ý kiến của nhóm mình).
- HS mạnh dạn hơn, tự tin hơn, tích cực hơn trong quá trình trao đổi học tập với bạn bè, với giáo viên. Quan hệ thầy trò được cải thiện: trước đây, giáo viên hầu như rất ít nhận được các câu hỏi trao đổi từ học sinh, nhưng kể từ khi sử dụng phương pháp mới hầu như ngày nào giáo viên cũng nhận được rất nhiều các câu hỏi học tập từ học sinh).
- HS thân thiện với nhau, biết hợp tác với nhau làm việc, tăng thêm tinh thần vì cộng đồng.
3.3.2. Nhận xét quá trình học tập của lớp thực nghiệm.
Việc học tập có sự hỗ trợ của e-book đã đem lại hiệu quả có thể nhìn thấy rõ :
- Việc tự học đã hình thành cho học sinh thói quen tích cực, chủ động tìm hiểu kiến thức; qua đó các em năng động hơn, hứng thú hơn trong việc tìm hiểu kiến thức mới và nắm kiến thức chắc hơn. Hơn nữa, e-book được thiết kế khoa học, phù hợp với nhiều đối tượng học sinh, giúp các em chiếm lĩnh được kiến thức mới cũng như các ứng dụng trong đời sống một cách thiết thực, qua đó tạo thói quen cho các em nhu cầu tìm hiểu thêm nhiều vấn đề mới qua những gợi ý trong e-book.
- Việc học tập theo nhóm đã giúp học sinh có cơ hội trao đổi, tranh luận với nhau để cùng nhau thực hiện các nhiệm vụ học tập. Cách học này giúp học sinh tự lực chiếm lĩnh kiến thức, đồng thời rèn luyện cho học sinh những kĩ năng cần thiết như giao tiếp, hợp tác.
Qua quá trình thực nghiệm, tôi nhận thấy đa số các em trong lớp thực nghiệm đều tích cực tham gia vào hoạt động chung, các em rất hứng thú và tham gia nhiệt tình. Việc có sẵn tư liệu học tập phong phú cũng giúp các em
Trang 87
chuẩn bị bài trước rất tốt, có thể đứng lên trình bày những kiến thức cơ bản một cách nhanh chóng và đưa ra nhiều thắc mắc lí thú xung quanh bài học. Những ứng dụng và hiện tượng trong đời sống nêu trong e-book được các em thảo luận rất sôi nổi, không khí học tập thực sự thoải mái và hiệu quả hơn rất nhiều.
Kết quả làm bài của lớp thực nghiệm tốt hơn lớp đối chứng chứng tỏ các em nhớ bài lâu hơn. E-book còn có nhiều câu hỏi và bài tập để học sinh tự rèn luyện, hơn nữa các em còn có thể thảo luận nhóm, đó là lí do các em lớp thực nghiệm làm bài tốt hơn bên lớp đối chứng.
Cuối cùng, từ quá trình thực nghiệm sư phạm tôi nhận thấy người giáo viên cần đầu tư khá nhiều thời gian và công sức để đảm bảo một tiết dạy có thể chuyển tải hết nội dung bài học một cách tích cực (xây dựng e-book khoa học, đầy đủ, kế hoạch giảng dạy chặt chẽ, nhiệm vụ học tập rõ ràng …). Với kế hoạch đã được chuẩn bị chu đáo, người giáo viên giảng dạy rất thoải mái, tự tin vì hầu như toàn bộ các hoạt động trên lớp đã được vạch ra một cách hợp lí. Phần lớn thời gian trên lớp là dành cho HS làm việc và GV chỉ đóng vai trò hỗ trợ cho các em trong các hoạt động đó, nhưng chất lượng và hiệu quả của tiết học lại càng cao hơn. Học sinh học tập rất thoải mái, hứng thú, không bị căng thẳng, không bị áp lực do bị buộc phải tiếp nhận kiến thức do giáo viên thông báo như trong cách dạy cũ.
3.3.3. Đánh giá qua “Phiếu điều tra”.
Sau khi thu được phiếu điều tra từ các học sinh, tôi đã tiến hành tổng kết các số liệu và thu được kết quả như sau.
(Theo các mức độ 1: kém, 2: yếu, 3: trung bình, 4: khá, 5: tốt)
3.3.3.1. Điều tra ý kiến về sự cần thiết của e-book.
Bảng 3.2. Bảng điều tra về sự cần thiết của e-book Mức độ Số lượng Tỉ lệ %
Rất cần thiết 35 50,72
Cần thiết 28 40,58
Không cần thiết 6 8,70
Trang 88
3.3.3.2. Điều tra ý kiến về nội dung của e-book.
Bảng 3.3. Bảng điều tra về nội dung của e-book Mức độ Số lượng Tỉ lệ % Kém 2 2,9 Yếu 2 2,9 Trung bình 17 24,64 Khá 24 34,78 Tốt 24 34,78 N = 69 100%
3.3.3.3. Điều tra ý kiến về bố cục và cách trình bày của e-book.
Bảng 3.4. Bảng điều tra về bố cục và cách trình bày của e-book Mức độ Số lượng Tỉ lệ % Kém 4 5,8 Yếu 8 11,6 Trung bình 14 20,3 Khá 23 33,3 Tốt 20 29,0 N =69 100%
3.3.3.4. Điều tra ý kiến về sự hấp dẫn, gây hứng thú, thu hút được học sinh tham gia của e-book.
Bảng 3.5. Bảng điều tra về sự hấp dẫn của e-book Mức độ Số lượng Tỉ lệ % Kém 1 2,22 Yếu 3 4,44 Trung bình 15 22,22 Khá 28 40,0 Tốt 22 31,1 N = 69 100%
Trang 89
3.3.3.5. Điều tra ý kiến về mức độ hỗ trợ của e-book trong việc dạy và học chương “Chất khí” Vật lí10-nâng cao”.
Bảng 3.6. Bảng điều tra sự hỗ trợ của e-book trong dạy và học Mức độ Số lượng Tỉ lệ % Kém 0 0 Yếu 0 0 Trung bình 14 20,3 Khá 30 43,5 Tốt 25 36,2 N =69 100%
Tổng hợp các số liệu trên cho thấy rằng hầu hết các tiêu chí đưa ra đều được đánh giá ở mức cao ( trên 60% luôn ở mức khá và tốt).
3.3.2. Đánh giá kết quả bài kiểm tra của các nhóm TN và ĐC.
3.3.2.1. Các bảng biểu thống kê kết quả điểm bài kiểm tra.
Nội dung bài kiểm tra (Xem phụ lục).
Bảng 3.7. Thống kê các điểm số xicủa bài kiểm tra
Nhóm Tổng số Số HS đạt điểm xi 2.5 3 3.5 4 4.5 5 5.5 6 6.5 7 7.5 8 8.5 9 9.5 10 TN 69 2 2 3 7 8 11 8 6 7 6 2 3 2 2 ĐC 65 1 3 5 9 9 11 9 5 3 4 2 0 2 1 1 0
Trang 90
Bảng 3.8. Bảng phân bố tần suất
Biểu đồ 3.2. Phân bố tần suất
Bảng 3.9. Bảng phân bố tần suất tích lũy Nhóm Tổng số Số phần trăm HS đạt điểm xi 2.5 3 3.5 4 4.5 5 5.5 6 6.5 7 7.5 8 8.5 9 9.5 10 TN 69 2.9 2.9 4.5 10.1 11.6 15.9 11.6 8.7 10.1 8.7 2.9 4.3 2.9 2.9 ĐC 65 1.5 4.6 7.7 13.9 13.9 16.9 13.9 7.7 4.6 6.1 3.1 0 3.1 1.5 1.5 0
Trang 91
Biểu đồ 3.3. Phân bố tần suất tích lũy
Dựa vào biểu đồ ta có thể thấy: Kết quả học tập của HS lớp TN tốt hơn kết quả của HS lớp ĐC, lớp TN ít HS kém và nhiều học sinh giỏi hơn (đường cong TN nằm dưới đường cong ĐC và giữa hai đường không có điểm chung).
Bảng 3.10. Thống kê điểm của lớpTN và ĐC
Nhóm Số HS Điểm <3.5 3.5≤ Điểm <5 5≤ Điểm <8 Điểm ≥ 8
TN 69 0% 10.3% 68.0% 21.7%
ĐC 65 6.1% 35.8% 52.0% 6.1%
Số phần trăm HS đạt loại giỏi (≥ 8) của lớp TN cao hơn lớp ĐC, từ đó có thể kết luận sơ bộ kết quả học tập của lớp TN tốt hơn lớp ĐC.
3.3.2.2.Các tham số thông số thống kê của lớp TN và ĐC.
Nhóm Tổng số
Số phần trăm HS đạt điểm xitrở xuống
2.5 3 3.5 4 4.5 5 5.5 6 6.5 7 7.5 8 8.5 9 9.5 10 TN 69 2.9 5.8 10.3 20.4 32 47.9 59.5 68.2 78.3 87 89.9 94.2 97.1 100 ĐC 65 1.5 6.1 13.8 27.7 41.9 58.5 72.4 80.1 84.7 90.8 93.9 93.9 97 98.5 100
Trang 92
Bảng 3.11. Tham số thống kê của lớp TN
Xi 2.5 3 3.5 4 4.5 5 5.5 6 6.5 7 7.5 8 8.5 9 9.5 10 ni 2 2 3 7 8 11 8 6 7 6 2 3 2 2 Xi2 6.25 9 12.25 16 20.25 25 30.25 36 42.25 49 56.25 64 72.25 81 90.25 100 niXi 0 0 7 8 13.5 35 44 66 52 42 52.5 48 17 27 19 20 niXi2 0 0 24.5 32 60.75 175 242 396 338 294 393.8 38 4 144.5 24 3 180.5 200 1 451 6.536 69 i i n X X n 2 2 2 1 1 3108.05 2947.63 2.359 1 68 i i n X nX S n ⇒ S1 1,536 1 1 1 100% 23,50% S V X . Trong đó: 1
X : là điểm trung bình của lớp thực nghiệm.
2 1
S : Phương sai.
S1 : độ lệch chuẩn của lớp TN.
V1 : hệ số biến thiên của lớp TN.
Bảng 3.12. Tham số thống kê của lớp ĐC
Xi 2.5 3 3.5 4 4.5 5 5.5 6 6.5 7 7.5 8 8.5 9 9.5 10 ni 1 3 5 9 9 11 9 5 3 4 2 0 2 1 1 0 Xi2 6.25 9 12.25 16 20.25 25 30.25 36 42.25 49 56.25 64 72.25 81 90.25 10 0 niXi 2.5 9 17.5 36 40.5 55 49.5 30 19.5 28 14 0 17 9 9.5 0 niXi2 6.25 27 61.25 144 182.3 275 272.3 180 126.8 196 112.5 0 144.5 81 90.25 0
Trang 93 2 337 5.185 65 i i n X X n 2 2 2 2 2 1899.15 1747.48 2.370 1 64 i i n X nX S n ⇒ S2 1,539 2 2 2 100% 29,68% S V X . Trong đó: 2
X : là điểm trung bình của lớp ĐC.
2 2
S : Phương sai.
S2 : độ lệch chuẩn của lớp ĐC.
V2 : hệ số biến thiên của lớp ĐC.
Ta thấy điểm trung bình cộng của lớp TN cao hơn lớp ĐC. Hệ số biến thiên giá trị điểm số của nhóm TN thấp hơn nhóm ĐC điều đó cho thấy mức độ phân tán điểm số quanh điểm trung bình của nhóm TN ít hơn nhóm ĐC. Từ đó ta có thể kết luận kết quả học tập của lớp TN cao hơn lớp ĐC.
3.3.2.3.Kiểm định giả thuyết thống kê.
Kiểm định sự khác nhau của các trung bình cộng.
Bước 1: Phát biểu bài toán kiểm định
♦ Gọi:
μ1: Trung bình cộng của tổng thể chung mà mẫu 1 (mẫu dạy theo mô hình dạy– tự học với sự hỗ trợ của e-book) xuất phát.
μ2: Trung bình cộng của tổng thể chung mà mẫu 2 (mẫu dạy theo phương pháp truyền thống) xuất phát.
♦So sánh μ1 và μ2.
♦ Do học sinh các lớp được kiểm định có trình độ ngang nhau mà lớp dạy theo phương pháp mới được trang bị thêm kiến thức nên ta có thể xem μ1 ≥μ2. Từ đó ta có:
Trang 94
- Giả thuyết H: μ1 = μ2 : Sự khác nhau giữa điểm trung bình của nhóm ĐC và nhóm TN là không có ý nghĩa.
- Nghịch thuyết K: μ1 > μ2 : Điểm trung bình của nhóm TN lớn hơn điểm trung bình của nhóm ĐC một cách có ý nghĩa (kiểm định một phía).
Bước 2: Tính giá trị của đại lượng kiểm định với mẫu đã cho
♦Phương sai chung của hai mẫu:
2 2 1 2 2 1 ' 1 69 1 2.359 65 1 2.370 2.364 ' 2 132 n S n S S n n ⇒S≈1.538
♦Đại lượng kiểm định:
1 2 6.536 5.185 5.082 1 1 1.538 1 1 ' 69 65 X X T S n n
Bước: 3 Chọn hệ số tin cậy a 0, 005
Bước: 4 Tính giá trị tới hạn của T
Bậc tự do : f n n' 2 69 65 2 132
Tra bảng 2, t-student với mức ý nghĩa 0.005 và bậc tự do 132 ta được giá trị tới hạn Ta 2, 33
Bước 5 : Kết luận
Vì T ≈ 5.082 > Ta 2, 33 nên không chấp nhận giả thuyết H tức là chấp nhận nghịch thuyết K: m1 m2.
Điều đó cho thấy rằng dạy học bằng phương pháp mới có hiệu quả tốt hơn phương pháp dạy học truyền thống.
Trang 95