Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ tinh thô trong khẩu phần đến khả năng sinh trưởng của nghé giai đoạn 7 - 10 tháng tuổi nuôi tại tỉnh Thái Nguyên. (Trang 42 - 44)

Một trong những biện pháp quan trọng nâng cao năng suất và chất lượng thịt trâu là công tác chọn lọc nhân thuần. Nhiều nước trên thế giới đã tiến hành thường xuyên công tác này và đã thu được nhiều thành công.

Ấn Độ là một trong những nước có chính sách về giống trâu tốt. Theo

đề nghị của Hội đồng Nông nghiệp quốc gia thì muốn cải tiến nâng cao chất lượng đàn trâu phải chọn lọc những cá thể tốt trong các đàn có thể quản lý và phối với những trâu đực giống đặc biệt tốt, hy vọng khả năng sản xuất sẽ

nâng lên. Những vùng mà Nhà nước quản lý được trong mạng lưới thì thực hiện việc kiểm tra cá thể qua đời sau (Yadav, 2004) [43]. Có một thực tế là do có quần thể trâu rất lớn, lại có nhiều giống khác nhau và trên một đất nước vừa rộng vừa đông dân, việc quản lý giống rất khó, vì vậy chỉ có khoảng 20-25% tổng số trâu là thuần chủng, số còn lại do không quản lý

được nên bị pha tạp các giống không xác định được cụ thể (Sethi và Sikka, 2006) [34].

Trung Quốc là nước có quần thể trâu đầm lầy lớn nhất thế giới, và do

đặc điểm sinh thái giữa các vùng trong nước khác nhau đã dẫn đến với cùng một giống trâu đầm lầy mà có tới 14 loại hình khác nhau thích hợp từng vùng. Chiến lược phát triển trâu của Trung Quốc là sử dụng các giống trâu sông như Murrahi, Nili- Ravi lai với trâu đầm lầy địa phương tạo trâu lai kiêm dụng sữa thịt. Trước mắt họ làm tốt việc chọn lọc nhân thuần trâu địa phương để nâng cao tầm vóc và khả năng sản xuất, trên cơ sở đó sử dụng

đàn cái nền để lai tạo với trâu đực ngoại. Họ đã rất thành công với con lai 3 máu giữa trâu Murrahi và trâu địa phương với trâu Nili -Ravi đã cho sản lượng sữa và tỷ lệ thịt cao hơn nhiều so với trâu đầm lầy địa phương (Liang

Xian-wei và cs, 2004) [32].

Thái Lan và Philippin là những nước có chương trình giống quốc gia về

cải tạo tầm vóc và khả năng sản xuất trâu nội khá thành công, sau 10 năm thực hiện chương trình chọn lọc nhân thuần, khối lượng nghé sơ sinh tăng 7,7 % (từ

28,4kg lên 30,6 kg), lúc cai sữa 8 tháng tuổi tăng 38 % (từ 121 kg lên 167 kg),

ở 2 năm tuổi tăng 18 % (từ 268 kg lên 317 kg); tỷ lệ đẻ của đàn cái sinh sản cũng được cải thiện, tăng từ 60,6% lên 69%, tuổi đẻ lứa đầu rút ngắn từ 4,5 năm xuống 3,37 năm và khoảng cách 2 lứa đẻ rút ngắn từ 587 ngày xuống 468 ngày (Chantalakhana và Skunmun, 2002) [29]. Philippin đã nhập trâu Murrahi Mỹ và nuôi giữ tại một Trung tâm, chọn lọc những cá thể có khả năng sinh trưởng và sinh sản tốt, khai thác tinh và phối với đàn trâu địa phương tạo con lai có khả năng cho thịt tốt hơn cả về năng suất và chất lượng. Trâu Murrah Bungari cũng được nhập khẩu với những cá thể có sản lượng sữa cao nhằm tạo con lai hướng sữa. Tất cả trâu ngoại nhập đều nuôi giữ riêng, chọn lọc nhân thuần và sản xuất những trâu đực giống tốt để kiểm tra năng suất. Sau khi kiểm tra qua đời sau, những trâu đực giống này được khai thác tinh để làm thụ

tinh nhân tạo. Con lai đã thể hiện ưu thế rõ về tầm vóc, khả năng sinh trưởng, năng suất thịt và sữa đã cao hơn nhiều so với trâu địa phương. Hiện nay Philippin đã thành lập Ngân hàng gen với các dạng tinh đông lạnh, phôi được tạo ra từ những cá thể đặc biệt hoặc ở các nhóm giống tốt khác nhau phục vụ

cho công tác cải tiến di truyền nâng cao chất lượng đàn giống và khả năng sản xuất của đàn trâu địa phương (Cruz, 2006) [30].

Indonexia là nước có quần thể trâu đầm lầy lớn ngay sau Việt nam.

Đặc điểm của một đất nước có tới 13 nghìn hòn đảo và trải dài qua nhiều kinh tuyến đã hình thành nên nhiều loại hình khác nhau về màu sắc lông da, tầm vóc và cả về tập tính như: trâu Aceh, trâu Java, trâu Binanga, trâu Moa, trâu Kalang, trâu lang trắng đen.v.v. Họ đang tiến hành công tác chọn lọc nhân thuần trong từng loại hình để giữ sự đa dạng (Triwulanningsih và cs., 2005) [37].

Nghiên cứu nuôi trâu thịt cũng đã một số nước tiến hành tuy nhiên chưa nhiều. Trước đây thịt trâu chưa được ưa chuộng vì trâu được giết mổ

màu sắc, độ mịn của thớ thịt v.v. Trong lĩnh vực nghiên cứu trâu thịt,

đặc biệt ở Trinidad sau nhiều thập kỷ lai tạo ngẫu nhiên 6-7 giống trâu sông khác nhau, người ta đã tạo ra giống trâu thịt nổi tiếng gọi là Bufalypso (Aleko Alexiev, 1998)[26].

Pasha và cs. (1990) [33] đã sử dụng 30% rơm lúa, trấu hoặc lõi ngô trong từng khẩu phần vỗ béo trâu tại chuồng. Kết quả cho thấy lõi ngô là nguồn năng lượng khá lớn so với trấu và rơm lúa điều đó đã phản ánh qua tăng trọng và sử dụng thức ăn của trâu tốt hơn.

Wanapat và cs. (1995) [40] cho biết: Sắn lát khô làm thức ăn tinh cải thiện tốt hơn rỉ mật và bột ngô khi bổ sung trong khẩu phần cơ sở là rơm để

nuôi vỗ béo trâu. Wanapat và cs. (1991) [39] quan sát thấy: Trâu đầm lầy chăn thả trên bãi cỏ ruzy 7 giờ/ngày được chia làm 3 nhóm: Không bổ sung thức ăn (1), bổ sung thức ăn tinh hỗn hợp với 0,5% khối lượng cơ thể (2) và bổ sung bột hạt bông với 0,2% khối lượng cơ thể (3). Trâu thí nghiệm cho tăng khối lượng tương ứng là 483; 594 và 515 g/con/ngày giữa các nhóm 1, 2 và 3. Hosmani và Srivastava (1988), khi cho trâu ăn khẩu phần có đậu tương tăng khối lượng từ 404 g/con/ngày lên 470 g/con/ngày. Wanapat (2003) [38] cũng cho rằng bổ sung lá sắn cho các khẩu phần có hàm lượng xơ cao, hàm lượng dinh dưỡng thấp đã làm tăng tỷ lệ protein và năng lượng trong khẩu phần do đó làm tăng khả năng sinh trưởng của vật nuôi, giảm chi phí trong chăn nuôi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ tinh thô trong khẩu phần đến khả năng sinh trưởng của nghé giai đoạn 7 - 10 tháng tuổi nuôi tại tỉnh Thái Nguyên. (Trang 42 - 44)