* Khái niệm về sinh trưởng
Sinh trưởng là sự tăng thêm về khối lượng, kích thước, thể tích của từng bộ phận hay của toàn cơ thể con vật (Đặng Vũ Bình, 2007) [4]. Thực chất của sinh trưởng chính là sự tăng trưởng và phân chia của các tế bào trong cơ thể vật nuôi. Sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất hữu cơ do
đồng hóa và dị hóa, là sự tăng chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể của con vật trên cơ sở tính di truyền có từ đời trước (Nguyễn Đức Hưng và cs., 2009) [9].
Quá trình sinh trưởng gắn liền với quá trình phát triển của cơ thể đó là sự hình thành các tổ chức, bộ phận mới và sự hoàn thiện tính chất và chức năng của các bộ phận trong cơ thể cả về hình thái và chức năng trên cơ sở
tính di truyền.
* Các quy luật của quá trình sinh trưởng
Nghiên cứu quy luật sinh trưởng của gia súc các tác giả Mendendoocphơ
(1867), Kislopski (1930), Hammond (1937), Pơsennitxơmơi (1964) đều cho rằng sự phát triển của cơ thể động vật qua các giai đoạn và các thời kì và tuân
theo các quy luật (trích dẫn theo Trần Đình Miên và cs,1992) [12] đó là: Quy luật sinh trưởng theo giai đoạn, quy luật sinh trưởng không đồng đều và quy luật sinh trưởng theo chu kì.
- Quy luật sinh trưởng theo giai đoạn
Sinh trưởng theo giai đoạn là một trong những vấn đề quan trọng trong quá trình sinh trưởng của gia súc. Tính chất giai đoạn của sinh trưởng
đã được nhiều nhà nghiên cứu chú ý. Điều đó đây là một hiện tượng được xác định rõ ràng (Trần Đình Miên và cs., 1975) [10].
Sinh trưởng của gia súc chia làm hai giai đoạn chính: giai đoạn trong bào thai (trong cơ thể mẹ) và giai đoạn ngoài bào thai (ngoài cơ thể mẹ). Giai đoạn ngoài bào thai có thể chia làm hai thời kỳ: thời kỳ bú sữa và thời kỳ cai sữa. Theo Trần Đình Miên và cs (1992) [12] sự tăng trưởng ở giai
đoạn bào thai chịu ảnh hương nhiều của cơ thể mẹ, còn giai đoạn ngoài bào thai thì chịu ảnh hưởng của tính di truyền đời trước nhiều hơn. Nguyễn Ân và cs (1983) [3] đã nhấn mạnh rằng: Thời gian của từng giai đoạn này dài hay ngắn, số lượng giai đoạn, sự đột biến trong sinh trưởng của giai đoạn, từng cá thể đều khác nhau trong phạm vi giống đó.
+ Giai đoạn trong bào thai: Giai đoạn này được xác định từ lúc trứng
được thụ tinh (tạo thành hợp tử) cho đến khi con vật được sinh ra. Trong giai đoạn này cả 2 quá trình sinh trưởng và phát dục đều rất mạnh mẽ. Bào thai ở giai đoạn này được nuôi bằng dinh dưỡng chất của mẹ thông qua hệ
thống mạch máu nhau thai. Do vậy, trong giai đoạn này, việc chăm sóc, nuôi dưỡng gia súc mẹ cần được quan tâm đặc biệt. Từ đó tránh cho gia súc bị
sẩy thai, đẻ non, hoặc con đẻ ra có dị tật, còi cọc, chậm lớn.
- Giai đoạn ngoài bào thai: Giai đoạn này được tính bắt đầu từ khi gia súc sinh ra đến khi già cỗi. Trong giai đoạn này, cơ thể vẫn tiếp tục quá trình sinh trưởng, phát dục của nó. Thời gian dài ngắn của mỗi giai đoạn khác nhau tùy thuộc loài, giống gia súc. Tốc độ và cách sinh tổng hợp protein chính là phương thức hoạt động của gen điều khiển sinh trưởng của cơ thể
(Williamson và cs., 1978 [41]; Wood và cs., 1987 [42]). Ta có thể chia giai
đoạn này thành các thời kỳ: thời kỳ bú sữa; thời kỳ thành thục; thời kỳ
mẹ và thời kỳ sau cai sữa.
+ Thời kỳ bú mẹ: Sự tăng trưởng của cơ thể gia súc non rất mãnh liệt, nhiều cơ quan bộ phận trong cơ thể chưa phát triển hoàn thiện (cơ quan điều hòa than nhiệt, cơ quan tiêu hóa…), nguồn cung cấp dinh dưỡng cho gia súc non hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng cho sữa của mẹ. Thời kỳ này gia súc có tốc độ tăng khối lượng cao nhất, nếu nuôi dưỡng tốt chúng có thể đạt 1.000 g/ngày.
Hệ số di truyền về sinh trưởng của gia súc trong giai đoạn này thường thấp (ở bò sữa h2 =0,12). Hệ số di truyền thay đổi theo từng giống (Nguyễn Ân,1972) [2]. Tuổi đẻ lần đầu, khối lượng sơ sinh, khả năng cho sữa và nuôi con của con mẹ, sự đồng huyết, giới tính có ảnh hưởng mạnh nhất đến sự
tăng trưởng của vật non (Trần Đình Miên và cs., 1994) [13].
+ Thời kỳ sau cai sữa: Sự tăng trưởng của con vật biểu hiện rõ nét qua kiểu hình, hệ số di truyền tính trạng sinh trưởng và khả năng cho thịt khá cao.
Tính giai đoạn trong sự phát triển không chỉ biểu hiện ở những đặc tính chung như tăng sinh, tăng khối ở những đặc điểm riêng của từng thời kỳ
mà còn biểu hiện tăng tiến hoàn chỉnh dần, thời kỳ này nhất thiết nối tiếp thời kỳ kia, không đi ngược lại.
- Quy luật sinh trưởng không đồng đều
Quy luật này thể hiện cường độ sinh trưởng và tốc độ sinh trưởng của con vật thay đổi theo độ tuổi. Khi cơ thể còn non, tốc độ sinh trưởng rất nhanh và chậm dần ở các tháng tuổi tiếp theo. Đồng thời, các cơ quan bộ
phận trong cơ thể cũng phát triển với tốc độ khác nhau ở các thời kỳ khác nhau. Với gia súc non, nó thể hiện cụ thể ở cơ quan tiêu hóa. Trước sơ sinh, sư sinh trưởng, dạ dày trước sinh trưởng chậm, dạ múi khế sinh trưởng nhanh; sau thời kỳ sơ sinh, sự sinh trưởng ngược lại, dạ dày trước tăng khoảng 100-120 lần, trong khi đó dạ múi khế chỉ tăng từ 4-8 lần.
Ngoài ra, sự phát triển không đồng đều còn thể hiên ở sự trao đổi chất và quá trình tích lũy vật chất cũng không giống nhau. Trước khi sinh, mô xương có cường độ phát triển mạnh nhất, xương ngoại vi phát triển mạnh hơn xương trục. Sau khi sinh, sự phát triển của mô xương giảm xuống
nhưng mô mỡ và mô cơ lại tăng, xương trục phát triển mạnh làm cho cơ thể
dài ra. Ở những cơ thể còn non, cường độ tích lũy protein mạnh, tuổi càng cao thì khả năng này càng giảm xuống. Chính vì vậy, trong giai đoạn còn non, nếu được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết, vật nuôi sẽ phát triển toàn diện về thể vóc. Ngược lại, khi độ tuổi tăng lên, tốc độ sinh trưởng của con vật sẽ giảm dần (Nguyễn Hải Quân và cs.,1995) [15]. Cơ thể gia súc không phải lúc nào, ở lứa tuổi nào cũng phát triển theo một quy luật, tỷ lệ
cân đối, giữ nguyên từ đầu đến cuối. Sinh trưởng phát dục của gia súc trên toàn bộ cơ thể hay ở từng cơ quan, bộ phận nhất định có sự thay đổi theo tuổi. Sự thay đổi này cũng khác nhau về mặt cường độ, tốc độ của các lứa tuổi khác nhau. Tính khác biệt đó chính là quy luật phát triển không đồng
đều của gia súc.
- Quy luật sinh trưởng theo chu kỳ
Tính chu kỳ trong quá trình sinh trưởng không phải là một hiện tượng lạ. Tính chu kỳ có ngay trong sự tăng sinh của tế bào: có thời kỳ phát triển mạnh, có thời kỳ yếu đi, sau đó có thời kỳ phát triển mạnh lại. Sự lặp lại đó một cách nhịp nhàng tạo nên một sự phát dục có tính chu kỳ và có thể nối tiếp chu kỳ (Nguyễn Ân và cs., 1983) [3]. Vì vậy, có thể nói sự phát triển của cơ thể gia súc không những chỉ tuân theo hai quy luật: Quy luật phát triển theo giai đoạn và quy luật phát triển không đồng đều mà còn tuân theo quy luật tính chu kỳ.
Tính chu kỳ trong hoạt động sinh lý của cơ thể: hoạt động của thần kinh đi theo một nhịp độ và cường độ nhất định. Tính chu kỳ trong hoạt
động của hệ thần kinh biểu hiện ở trạng thái khi hưng phấn thì ức chế. Sự
hưng phấn và ức chếđó cũng liên quan đến quá trình đồng hóa và dị hóa của cơ thể. Trong chăn nuôi, việc hiểu rõ chu kỳ tính rất quan trọng, từ đó lên kế
hoạch thụ tinh cho gia súc, điều khiển được thời gian đẻ, tránh hiện tượng vô sinh cho gia súc.
* Đường cong sinh trưởng
Đường cong sinh trưởng của trâu cũng như hầu hết các loại gia súc khác đều thể hiện 2 pha rõ rệt:
- Pha tăng khối lượng cao, xảy ra từ sơ sinh đến khi trâu thành thục về
tính (khoảng 30 tháng tuổi).
- Pha tăng khối lượng thấp, xảy ra từ 30 tháng tuổi: Tỷ lệ sinh trưởng giảm dần cho đến lúc trâu trưởng thành (khoảng 6-7 tuổi), khối lượng bắt đầu
ổn định.
* Khối lượng sơ sinh
Khối lượng sơ sinh bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác như điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc, tuổi và khối lượng của trâu mẹ.
* Tốc độ sinh trưởng
Trâu sinh trưởng mạnh vào những tháng đầu sau khi sinh. Trâu đầm lầy
đạt tầm vóc trưởng thành tức là hết thời kỳ sinh trưởng lúc 6 - 7 năm tuổi (con cái), 8-9 năm tuổi (con đực). Khối lượng cơ thể khi trưởng thành trung bình là 300 - 400kg (con cái), 350 - 450kg (con đực), cá biệt có con cái nặng trên 600kg, con đực nặng trên 800kg.
Theo Agabayli (1977) [1], tốc độ sinh trrưởng của trâu có thể đánh giá theo hệ số sinh trưởng k và tính theo công thức:
Y = A - D × 10 - kt
Trong đó: y : là tốc độ sinh trưởng
A : là trị số tối đa của độ sinh trưởng
D : là tổng khối lượng từ sơ sinh đến hết thời kỳ sinh trưởng. k : là hệ số sinh trưởng.
t : là thời gian có những biến đổi các tính trạng.
* Hiện tượng sinh trưởng bù
Hiện tượng sinh trưởng bù thường xảy ra ở một giai đoạn nào đó khi quá trình sinh trưởng của con vật bị kìm hãm do bị thiếu thức ăn đến giai
đoạn sau nhận được dinh dưỡng tốt hơn cường độ sinh trưởng của nó sẽ lớn hơn ở con vật không bịức chế và cuối cùng vẫn đạt khối lượng tương tự cùng lúc với các con vật khác. Chúng ta thường gặp hiện tượng sinh trưởng bù trong chăn nuôi gia súc nhai lại do kéo dài thời gian nuôi qua các mùa vụ
* Phương pháp đánh giá sinh trưởng của trâu
Khả năng sản xuất và những giá trị kinh tế của vật nuôi được hình thành do các yếu tố di truyền, dinh dưỡng, nuôi dưỡng, chăm sóc và huấn luyện trong quá trình phát triển cá thể của chúng. Để đánh giá sự thay đổi khối lượng, người ta thường dùng các khái niệm sinh trưởng tích lũy, sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối (Nguyễn Văn Thưởng, 1995) [23].
- Sinh trưởng tích lũy: Là khối lượng, kích thước, thể tích của toàn cơ
thể hay từng bộ phận cơ thể tại các thời điểm sinh trưởng, nghĩa là các thời
điểm thực hiện phép đo.
- Sinh trưởng tuyệt đối: Là khối lượng, kích thước, thể tích của toàn cơ
thể hay của từng bộ phận cơ thể tăng lên trong một đơn vị thời gian. Thuật ngữ này còn được gọi là năng lực sinh trưởng, cường độ sinh trưởng hay tăng khối lượng tuyệt đối.
- Sinh trưởng tương đối: Được biểu thị bằng tỉ lệ phần trăm của khối lượng, kích thước, thể tích của cơ thể hay từng bộ phận cơ thể tăng thêm so với giá trị trung bình của hai thời điểm sinh trưởng của hai lần khảo sát.
Quá trình sinh trưởng luôn chịu ảnh hưởng của yếu tố di truyền và điều kiện ngoại cảnh. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào tuổi, khối lượng con vật và cũng tùy thuộc vào khối lượng thành thục thể xác và giới tính. Để đánh giá
được khả năng sinh trưởng, bản chất của tính trạng số lượng cần nắm vững vì tất cả các tính trạng biểu thị sự sinh trưởng đều là tính trạng số lượng.