Nghĩa khoa học của đề tài

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ tinh thô trong khẩu phần đến khả năng sinh trưởng của nghé giai đoạn 7 - 10 tháng tuổi nuôi tại tỉnh Thái Nguyên. (Trang 30 - 31)

Đề tài đã góp phần tư liệu hoá các chỉ tiêu về sinh trưởng phát dục của nghé giai đoạn 7 đến 10 tháng tuổi.

Đưa ra được tỷ lệ thức ăn tinh thô thích hợp trong khẩu phần nuôi nghé giai đoạn từ 7-10 tháng tuổi.

2.1.4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Các kết quả nghiên cứu của đề tài có giá trị như tài liệu khoa học để

tham khảo cho giảng viên và sinh viên thuộc các ngành học liên quan và cho các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực chăn nuôi.

Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để khuyến cáo người chăn nuôi trâu áp dụng khẩu phần ăn có tỷ lệ tinh thô thích hợp trong chăn nuôi nghé sau cai sữa nhằm nâng cao khả năng sinh trưởng của nghé giai

đoạn 7-10 tháng tuổi.

2.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.2.1. Cơ sở di truyền của các tính trạng

2.2.1.1. Tính trng s lượng

Tính trạng số lượng là những tính trạng mà sự khác nhau giữa những cá thể là sự khác nhau về mức độ hơn là sự khác nhau về chủng loại. Tính trạng số lượng còn gọi là tính trạng đo lường vì sự nghiên cứu chúng phụ thuộc vào sự đo lường. Hầu hết các tính trạng có giá trị của gia súc đều là những tính trạng số lượng.

2.2.1.2. S di truyn các tính trng s lượng

Để giải thích sự di truyền của các tính trạng số lượng, Nilson và Ehle (1908) (trích dẫn từ Trần Đình Miên, 1977) [11] đã đưa ra giả thiết như sau: Tính trạng số lượng chịu sự tác động của nhiều cặp gen, phương thức di

truyền của các cặp gen này tuân theo các quy luật cơ bản của di truyền như

phân ly, tổ hợp, liên kết… Mỗi gen thường có tác động cộng gộp lớn hơn. Tác dụng của nhiều gen khác nhau trên cùng một tính trạng có thể là cộng gộp cũng có thể là không, ngoài ra còn có các kiểu tác động ức chế nhau giữa các gen nằm ở những locus khác nhau.

Có hai hiện tượng di truyền cơ bản có liên quan đến tính trạng số lượng và mỗi hiện tượng di truyền này có một cơ sở lý luận cho việc cải tiến di truyền cho giống vật nuôi (Nguyễn Văn Thiện, 1995 ) [21]. Trước hết đó là sự

giống nhau giữa các con vật thân thuộc và quan hệ thân thuộc càng gần con vật càng giống nhau. Đó là cơ sở di truyền cho sự chọn lọc và sau đó là sự suy hóa cận thân. Thứ hai là hiện tượng ngược lại về sức sống của con lai (heteosis), đây là cơ sở của sự chọn phối để nhân thuần và tạp giao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ tinh thô trong khẩu phần đến khả năng sinh trưởng của nghé giai đoạn 7 - 10 tháng tuổi nuôi tại tỉnh Thái Nguyên. (Trang 30 - 31)