Những kết quả nghiên cứu về trâu khối lượng lớn miền Bắc đã chứng minh tiềm năng phát triển và khả năng sản xuất tốt của loại hình trâu này ở
nước ta. Nguyễn Đức Thạc (1983) [19] đã nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng, khả năng cho sữa thịt của loại hình trâu to (trâu Ngố) ở miền Bắc cho thấy: Loại hình trâu này có khả năng sinh trưởng tốt. Khối lượng của chúng
ở các mốc tuổi là sơ sinh đực 28,8 kg, cái 27,8 kg, lúc 12 tháng tuổi đực 185,4 kg, cái 182,6 kg, lúc 24 tháng tuổi đực 266,8 kg, cái 254,3 kg, lúc 36 tháng tuổi đực 363,7 kg, cái 333,7 kg và trâu cái trưởng thành đạt 451,6 kg.
Đặc điểm chung của trâu nội ở các địa phương nước ta là tầm vóc nhỏ, sinh trưởng chậm, thành thục muộn. Theo Vũ Duy Giảng và cs (1999) [8] đã
điều tra đánh giá tình hình phát triển đàn trâu miền Bắc và cho kết quả là khối lượng trâu hiện tại khá thấp so với những số liệu điều tra trước đây. Mai Văn Sánh (2005) [16] điều tra phân loại đàn trâu nội tại xã Vân Hoà, Ba Vì, Hà Tây cũng cho thấy: Đàn trâu địa phương có tầm vóc nhỏ, khối lượng trung bình lúc 1 năm tuổi đực 134 kg, cái 121 kg, lúc 24 tháng trâu đực đạt 229 kg, trâu cái 212 kg, đến trưởng thành trâu đực 357 kg và trâu cái 322 kg. Sử dụng trâu đực Ngố khối lượng lớn để nâng cao tầm vóc và khả năng sản xuất trâu địa phương cho tăng khối lượng 10% so với đại trà.
Những nghiên cứu về sử dụng nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương dùng để nuôi vỗ béo trâu lấy thịt đã cho kết quả khả quan: Đào Lan Nhi (2002) [14] cho biết: Trâu được vỗ béo bằng cỏ tự nhiên có bổ sung sắn và cám cho tăng trọng 500-600 g/ngày. Vũ Duy Giảng và cs (1999) [8] đã khảo sát các tỷ lệ thịt của trâu cho thấy nhìn chung các tỷ lệ thịt trâu là thấp: trâu trưởng thành với khối lượng mổ thịt 327, 6 kg thì có tỷ lệ thịt xẻ 39%, tỷ lệ
thịt lọc 28,6% còn ở trâu tơ 28-30 tháng tuổi có khối lượng mổ thịt 194,5 kg thì tỷ lệ thịt xẻ là 44,3%, tỷ lệ thịt lọc 35%. Mai Văn Sánh và cs (2006) [17] khi cho trâu ở các nhóm ăn lượng thức ăn tinh như nhau gồm 1 kg bột sắn, 1 kg bột lá sắn và 0,5 kg rỉ mật, cỏ voi được thay thế bằng rơm có xử lý urê trong khẩu phần theo các mức 0; 25; 50; 75% thì trâu cho tăng trọng từ 488
gạo, bột sắn, bột lá sắn và rỉ mật để vỗ béo trâu cho tỷ lệ thịt xẻ, thịt tinh (45,6% và 37,8%) cao hơn khi sử dụng cám gạo (45,4% và 37,7%). Trịnh Văn Trung (2008) [24] nghiên cứu bổ sung bột lá sắn trong khẩu phần làm tăng khả năng chuyển hoá thức ăn, giảm tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng. Nguyễn Kiêm Chiến (2010) [5] nghiên cứu sử dụng khẩu phần có bổ sung bột sắn, bột lá sắn vỗ béo trâu cho tăng khối lượng đạt 527,8 g/ngày so với lô không được bổ sung, tỷ lệ thịt xẻ 43,6-45,6%, thịt tinh là 36-37,8%.