Hỗ trợ vốn cho phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ dân tộc Mông trong phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn xã Quang Hán - huyện Trà Lĩnh - tỉnh Cao Bằng. (Trang 79 - 82)

Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay vốn cho phát triển kinh tế là một vấn đề rất quan trọng, thiếu vốn là nguyên nhân cản trở khả năng phát triển sản xuất của phụ nữ trong phát triển kinh tế gia đình. Thực tế cho thấy vốn vay ở xã gặp nhiều khó khăn vì ngân hàng quy định lượng vay, thời hạn vay và thế chấp tài sản. Chính điều này đã làm cho chị em nghèo rất khó khăn trong việc vay vốn để phát triển sản xuất. Do vậy mà nguồn vốn vay về lại được sử dụng vào các mục đích khác. Vậy đòi hỏi nhà nước cần có các chính sách phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho chị em được vay vốn, các tổ chức

chính trị - xã hội như hội phụ nữ, hội nông dân tăng khả năng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng, vốn từ chương trình xoá đói giảm nghèo, tạo điều kiện để phụ nữ được tập huấn về cách sử dụng và trực tiếp sử dụng các nguồn vốn. Đặc biệt trong thời gian tới cần đẩy mạnh việc nâng cao kỹ năng quản lý kinh doanh, định hướng cho họ phát triển sản xuất theo hướng chuyển dịch cơ cấu ngành có như vậy đồng vốn mà chị em bỏ ra mới sinh lời. Tổ chức chính quyền địa phương cũng phải tuyên truyền giới thiệu việc làm động viên phụ nữ tiếp thu các giống mới cho năng suất cao, đưa tiến bộ kỹ thuật vào trong sản xuất. Để nhân dân nhiệt tình hưởng ứng thì cán bộ xã, cán bộ hội phải là người đi đầu thí điểm. Hội phụ nữ cũng cần hướng dẫn chị em lập kế hoạch sản xuất, hạch toán lãi lỗ trên một đồng vốn cho vay và đầu tư vào mô hình sản xuất có khả năng đem lại hiệu quả cao nhất, tổ chức các buổi học tập trao đổi kinh nghiệm làm ăn từ đó từng bước xoá đói giảm nghèo và nâng cao hơn nữa vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế gia đình và xã hội.

4.4.1.2. Tuyên truyền vận động phụ nữ tham gia các hoạt động xã hội

Phụ nữ tham gia các hoạt động xã hội sẽ giúp cho họ có được cơ hội giao lưu với bạn bè, đồng nghiệp, trao đổi kinh nghiệm sản xuất giúp nhau mở rộng sự hiểu biết kiến thức về mọi lĩnh vực. Vì vậy một mặt cần tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò, chức năng của phụ nữ mặt khác tự bản thân chị em cũng phải có ý thức tự mình vươn lên khắc phục khó khăn tích cực học tập trau dồi kiến thức và tham gia các đoàn thể xã hội. Chính quyền xã cũng cần phải quan tâm đến việc phát triển đội ngũ cán bộ nữ, cử họ đi học các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Bên cạnh đó người chồng và các thành viên trong gia đình phải tôn trọng vợ, thông cảm với sự vất vả của vợ, quan tâm chia sẻ gánh nặng mà người vợ phải đảm đương như gánh vác việc nhà, chăm sóc con để người vợ yên tâm công tác ngoài xã hội. Khi được quan tâm chia sẻ việc nhà họ sẽ có thời gian được học tập vui chơi giải trí, đây cũng là một trong những điều kiện giúp chị

em được bình đẳng trong công tác xã hội từng bước xoá bỏ mặc cảm tự ti mình là phận gái kém cỏi hơn nam giới. Đó là những công tác thiết thực nó giúp đỡ người dân và đặc biệt là các chị em phụ nữ có cơ hội giúp đỡ lẫn nhau cùng nhau phát triển, từng bước nâng cao vai trò và vị thế của mình trong gia đình cũng như ngoài xã hội.

4.4.1.3. Làm tốt công tác KHHGĐ, chăm sóc sức khoẻ và đời sống cho phụ nữ

Thực tế cho thấy phụ nữ thường phải chịu nhiều sự can thiệp của y tế nhiều hơn nam giới. Do họ phải chịu hậu quả nặng nề của việc sinh nở, sau mỗi lần sinh nở, mỗi lần vượt cạn sức khoẻ của họ lại kém đi. Vì thế làm tốt công tác KHHGĐ, chăm sóc sức khoẻ tốt cho phụ nữ sẽ giúp họ hiểu biết hơn về sức khoẻ sinh sản, giúp họ được khoẻ mạnh hơn, ít nhiễm bệnh hơn và sinh con an toàn. Vấn đề đặt ra là làm sao trong việc thực hiện KHHGĐ không chỉ tập trung vào các đối tượng nữ mà còn phải vận động tuyên truyền nam giới cùng thực hiện, làm cho toàn bộ cộng đồng cùng hiểu ý nghĩa của việc thực hiện KHHGĐ. Có như vậy chị em phụ nữ mới được đảm bảo sức khoẻ và có thời gian chăm sóc con cái và điều kiện phát triển kinh tế gia đình. Vì vậy chiến lược dân số phải đi đôi với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Muốn làm được điều này các cấp chính quyền, các đoàn thể, hội phụ nữ cần tích cực hơn nữa trong việc vận động gia đình không sinh con thứ 3, tổ chức khám chữa bệnh định kì cho phụ nữ, cấp phát thuốc miễn phí cho phụ nữ gặp hoàn cảnh khó khăn, vận động 100% phụ nữ có thai đi tiêm phòng và uống các thuốc bổ dinh dưỡng.

Bên cạnh đó phải giảm cường độ lao động cho phụ nữ đặc biệt là phụ nữ nông thôn vì trên thực tế họ phải làm việc tạo thu nhập tốn rất nhiều thời gian trong khi họ phải đảm nhận hầu hết các công việc nội trợ của gia đình nên không có nhiều thời gian để chăm sóc bản thân. Do vậy phải giảm cường độ làm việc của phụ nữ, đây là một giải pháp rất thiết thực nâng cao vai trò của phụ nữ trong việc nuôi dưỡng con cái và đảm bảo sức khoẻ cho phụ nữ.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ dân tộc Mông trong phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn xã Quang Hán - huyện Trà Lĩnh - tỉnh Cao Bằng. (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)