Việt Nam là một nước nông nghiệp, tính đến cuối năm 2012 lao động nông nghiệp chiếm đến 48,2% lao động cả nước [9].
Để tìm hiểu phân công lao động theo giới trên địa bàn xã Quang Hán, trước tiên cần hiểu phân công lao động theo giới là gì? Phân công lao động trên cơ sở giới là sự phân công việc và trách nhiệm khác nhau giữa nữ và nam giới.
Ngày nay, tham gia vào các hoạt động tạo thu nhập kinh tế cho gia đình không còn chỉ riêng trách nhiệm của nam giới, trách nhiệm này đã có thêm vai trò của phụ nữ. Đặc biệt tại các vùng nông thôn, người phụ nữ ngoài công việc nội trợ trong gia đình còn cùng người chồng, nam giới tham gia vào công việc đồng áng, các hoạt động sản xuất nhằm tăng thêm nguồn thu nhập.
Bảng 4.7: Phân công lao động trong hoạt động sản xuất nông nghiệp năm 2013 Hoạt động Tỷ lệ (%) Hộ khá Hộ trung bình Hộ nghèo Vợ Chồng Cả hai Vợ Chồng Cả hai Vợ Chồng Cả hai 1.Trồng trọt -Chọn giống (quyết định trồng cây gì...) 10 20 70 17,64 35,29 47,09 7,69 46,15 46,15 -Làm đất (cày, bừa...) 10 70 20 5,88 58,82 35,29 15,38 69,23 15,38 -Trồng cây 0 60 40 11,76 47,05 41,17 7,69 38,46 53,84 -Mua vật tư (phân bón...) 20 10 70 35,29 35,29 29,41 38,46 30,76 30,76 -Chăm sóc (bón phân, làm cỏ...) 60 10 30 47,05 11,76 41,17 69,23 7,69 23,07 -Thu hoạch 30 10 60 52,94 11,76 35,29 30,76 15,38 53,84 -Bảo quản sau thu hoạch (phơi, sấy...) 50 10 40 64,70 11,76 23,52 76,92 0 23,07 -Tìm thị trường tiêu thụ 10 60 30 5,88 76,47 17,64 15,38 61,53 23,07 -Bán NS (quyết định thời điểm bán...) 0 50 50 0 52,94 47,05 7,69 61,53 30,76 2. Chăn nuôi
-Chọn giống (quyết định nuôi con gì...) 20 30 50 11,76 29,41 58,82 7,69 38,46 53,84 -Làm chuồng 0 60 40 0 82,35 17,64 0 76,92 23,07 - Mua vật tư (cám tăng trọng...) 30 20 50 29,41 29,41 41,17 15,38 41,15 29,41 - Chăm sóc 60 20 20 70,58 11,76 17,29 53,84 23,07 23,07 -Đi bán(quyết định thời điểm bán...) 10 30 60 5,88 35,29 58,82 0 29,41 61,53
Qua bảng 4.7 cho thấy phân công lao động trong sản xuất nông nghiệp tại các hộ nghiên cứu trên địa bàn xã Quang hán như sau: Qua điều tra 3 nhóm hộ thì hộ khá là nhóm có sự chia sẻ trong các công việc đồng áng cao nhất. Các công việc trong hoạt động trồng trọt và chăn nuôi tỷ lệ người được điều tra trả lời rằng đó là công việc của cả hai là rất cao, tức là họ đã có sự bàn bạc trong việc quyết định các hoạt động sản xuất, chăn nuôi của hộ gia đình.
Ở nhóm hộ khá nhiều khâu trong hoạt động sản xuất, người phụ nữ cũng tham gia nhiều hơn so với hai nhóm hộ còn lại. Như khâu chọn giống, 30% do người phụ nữ quyết đinh, 20% do người chồng và 50 % có sự bàn bạc của cả hai. Tỷ lệ này ở nhóm hộ trung bình và hộ nghèo có thấp hơn và thấp nhất là ở hộ nghèo, sự bàn bạc trong gia đình không cao, chỉ chiếm 38,46%. Quyết định trồng cây gì, nuôi con gì vẫn chủ yếu thuộc về người đàn ông (46,15%). Trong một số hoạt động khác như làm đất, làm chuồng, người đàn ông vẫn đảm nhiệm chính, và tỷ lệ này cũng có xu hướng giảm khi nghiên cứu hai nhóm hộ trung bình và nghèo. Đặc biệt là ở nhóm hộ nghèo, sự tham gia của phụ nữ trong hai hoạt động trên so với người đàn ông trong gia đình tuy có thấp hơn, nhưng vẫn là cao hơn khi so sánh với sự tham gia của phụ nữ ở hai nhóm hộ kia. Hoạt động này ở hộ khá cũng có sự thuê ngoài nhiều hơn. Do đây là nhóm hộ có điều kiện kinh tế tốt hơn. Các hoạt động mua vật tư, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, tìm thị trường, thì lại chủ yếu là công việc của phụ nữ.
Tuy nhiên ở cả 3 nhóm hộ đều có sự chia sẻ công việc trong các hoạt động này, sự chia sẻ cao nhất ở nhóm hộ khá và thấp nhất ở nhóm hộ nghèo. ở nhóm hộ khá việc bán sản phẩm do gia đình tạo ra chủ yếu là công việc của phụ nữ. Ngược lại ở nhóm hộ nghèo thì công việc này chủ yếu là do người đàn ông quyết định.
Qua bảng phân công lao động 4.7 có thể thấy, sự tham gia của người phụ nữ vào các hoạt động sản xuất chiếm tỷ lệ rất cao, họ đã khẳng định vai trò quan trọng của mình trong các hoạt động sản xuất, tạo thu nhập. Và sự san sẻ công việc đồng áng được thể hiện rõ ở nhóm hộ khá và trung bình. Nhóm hộ nghèo hầu hết các công việc nặng vẫn đặt lên vai người phụ nữ. Họ phải đảm đương quá nhiều mà ít có sự chia sẻ từ phía người đàn ông trong gia đình.
Bảng 4.8: Phân công lao động trong các hoạt động khác Hoạt động
Tỷ lệ (%)
Hộ khá Hộ trung bình Hộ nghèo
Vợ Chồng Cả hai Vợ Chồng Cả hai Vợ Chồng Cả hai 2.Hoạt động tái sản xuất
Làm việc nhà 50 10 40 58,82 11,76 29,41 46,15 30,76 23,08 Chăm sóc con cái 30 20 50 47,15 5,88 47,05 30,76 7,69 61,53 Xây dựng, sửa chữa 10 70 20 5,88 76,47 17,65 0,00 76,92 23,07 3.Hoạt động cộng đồng Đi tập huấn 20 30 50 29,41 35,29 35,29 23,07 38,46 38,46 Họp phụ huynh 40 30 30 29,41 35,29 35,29 23,07 69,23 7,69 Đi họp thôn 40 30 30 29,41 29,41 41,17 46,15 38,46 15,38 Lao động công ích 20 20 60 41,17 29,41 29,41 38,46 38,46 23,07
Sự phân công trong các hoạt động khác ngoài sản xuất nông nghiệp được thể hiện qua bảng 4.8. Sự phân công trong các hoạt động tái sản xuất được thể hiện rất rõ rệt qua bảng trên. Tỷ lệ phụ nữ làm việc nhà, chăm sóc con cái là rất cao. Rõ nét nhất là ở nhóm hộ nghèo. Tỷ lệ phụ nữ đảm nhận các công việc trên là rất cao và ít có sự chia sẻ của người chồng. Tuy nhiên ở nhóm hộ khá và trung bình số người được điều tra lựa chọn đó là công việc của cả hai cũng rất cao. Điều này cho thấy nhận thức của những người đàn ông trong gia đình ở hai nhóm hộ này khá cao, họ không còn quá phân biệt công việc đó là của phụ nữ, mà đã coi đó là trách nhiệm của cả hai. Còn trong xây dựng, sửa chữa thì người đàn ông vẫn đảm nhiệm chính, sự phân công này vẫn còn rất rõ rệt.
Trong hoạt động cộng đồng, thôn xóm sự phân công công việc trong gia đình thể hiện rõ ở hộ nghèo. Đi tập huấn, họp thôn vẫn là công việc của đàn ông, đi họp phụ huynh, lao động công ích thì tỷ lệ nữ tham gia lại rất cao. Thể hiện sự bất bình đẳng trong phân công tham gia hoạt động cộng đồng. Qua sự phân công này, có thể thấy người mẹ, người phụ nữ trong gia đình vẫn là người quan tâm, sát sao hơn với việc học của con, còn chức năng tham gia các hoạt động nâng cao kiến thức phục vụ phát triển kinh tế của gia đình thì vẫn thuộc về người đàn ông.
4.2.2.5. Vai trò trong kiểm soát nguồn lực của hộ
Qua bảng phân công lao động ở trên giúp ta thấy được người phụ nữ đóng vai trò rất quan trọng trong các hoạt động sản xuất tạo nguồn thu nhập cho gia đình. Còn về vai trò của họ trong việc kiểm soát một số nguồn lực của hộ như thế nào thì ta sẽ cùng xem xét qua biểu đồ 4.2 và bảng 4.9 dưới đây.
Kiểm soát nguồn lực tài chính
Nguồn:Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2013)
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2013 )
Hình 4.2: Biểu đồ đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Hình 4.2 cho thấy trong các hộ nghiên cứu tỷ lệ phụ nữ đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) không cao. Nhìn vào biểu đồ có thể thấy rõ sự khác biệt giữa người chồng và người vợ trong vai trò kiểm soát nguồn lực đất đai của hộ. Ở hộ nghèo người vợ đứng tên trong sổ đỏ chiếm 0% trong khi nam giới là 69,23%, một sự chênh lệch quá lớn. Tương tự như vậy, ở hộ khá và hộ trung bình nguồn lực quan trọng này cũng do đàn ông trong gia đình kiểm soát. Đây là một thực tế trong các hộ nghiên cứu và điều này dẫn đến sự bất công bằng trong việc sở hữu và kiểm soát nguồn lực đất đai giữa nam giới và nữ giới.
0 20 40 60 80 100 Hộ Khá Hộ TB Hộ Nghèo chồng vợ người khác tỷ lệ % 80% 20% 82,35% 17,64% 69,23% 30,76 %
Bảng 4.9: Tình hình quản lý vốn vay của hộ Các vai trò Tỷ lệ (%) Hộ khá (n=10) Hộ trung bình (n=17) Hộ nghèo (n=13) Tỷ lệ vay vốn 70 64,71 46,15 1.Quản lý Chồng 28,57 36,22 33,33 Vợ 14,28 27,56 16,66 Cả hai 57,14 36,22 50,01 2.Quyết định sử dụng Chồng 42,85 18,17 33,28 Vợ 0,00 27,26 16,66 Cả hai 57,14 54,57 50,06 3.Đứng tên vay vốn Chồng 100,00 100,00 100,00 Vợ 0,00 0,00 0,00 Cả hai 0,00 0,00 0,00
4.Trả lãi tiền vay
Chồng 28,57 35,62 66,67
Vợ 28,57 28,76 16,67
Cả hai 42,85 35,62 16,67
(Nguồn:Tổng hợp số liệu điều tra năm 2013)
Trong vai trò kiểm soát nguồn lực tài chính được thể hiển ở bảng trên cho thấy vai trò khác nhau của người phụ nữ trong các nhóm hộ khác nhau. Tỷ lệ vay vốn ở các nhóm hộ cũng rất khác nhau, tỷ lệ vay vốn ở nhóm hộ khá là 70%, nhóm hộ trung bình là 64,71% và nhóm hộ nghèo là 46,15%. Có thể thấy sự dè dặt trong việc vay vốn của nhóm hộ nghèo khi so sánh với tỷ lệ
vay vốn của nhóm hộ khá. Người nghèo thường không dám nghĩ xa và không dám làm ăn lớn. Đối với họ nguy cơ rủi ro là rất cao, do đó đồng vốn của họ cũng không lớn. Còn hộ khá họ lại muốn làm ăn lớn và họ dám làm, do đó tỷ lệ vay vốn của họ cao hơn. Vậy trong vai trò quản lý, sử dụng vốn vay giữa các nhóm hộ khác nhau như thế nào?
Qua bảng 4.9 ta thấy quyền quản lý vốn vay trong các nhóm hộ rất khác nhau. Ở nhóm hộ khá thì cả hai vợ chồng cùng quản lý vốn chiếm tỷ lệ cao. Ở hộ trung bình và hộ nghèo, tỷ lệ này thấp hơn. Sự chênh lệch giữa vai trò của chồng và vợ trong quản lý vốn trong gia đình còn quá lớn, trong chi tiêu hàng ngày thì người vợ là người quản lý chi tiêu. Nhưng các quyết định lớn trong gia đình thì lại do người đàn ông quyết định. Trong vai trò quyết định sử dụng sự khác biệt càng được thể hiện rõ hơn giữa nam giới và nữ giới. Trong gia đình người đàn ông vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong việc quyết định sử dụng đồng vốn. Ở nhóm hộ nghèo có tới 33,28%, nhóm hộ trung bình là 18,17%, nhóm hộ khá là 42,85%. Trong nhóm hộ khá thì người phụ nữ tham gia vào vai trò quyết định sử dụng vốn vay ít hơn hai nhóm hộ còn lại. Thể hiện nhận thức về vai trò của người phụ nữ trong việc kiểm soát nguồn lực tài chính trong nông hộ của nhóm hộ khá cao hơn. Người đứng tên vay vốn phần lớn là người đàn ông trong gia đình. Nhưng người đi trả lãi thì chủ yếu là người vợ. Tỷ lệ người phụ nữ đảm nhiệm vai trò này trong các nhóm hộ là rất cao. Sự đối lập giữa tỷ lệ phụ nữ có quyền quyết định sử dụng vốn vay và tỷ lệ phụ nữ đi trả lãi hàng tháng cho thấy sự bất công bằng trong vai trò kiểm soát nguồn lực tài chính của nông hộ.