Khái quát chung về phụ nữ dân tộc Mông trên địa bàn xã Quang Hán

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ dân tộc Mông trong phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn xã Quang Hán - huyện Trà Lĩnh - tỉnh Cao Bằng. (Trang 51 - 53)

nông hộ gia đình trên địa bàn xã Quang Hán

4.2.1. Khái quát chung về phụ nữ dân tộc Mông trên địa bàn xã Quang Hán Hán

Năm 2013 đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn xã có tổng số 286 người trong đó nam giới là 151 người, nữ giới là 135 người.

Phụ nữ mông đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống gia đình họ không chỉ thể hiện họ là người phải thực hiện hầu như tất cả những công việc nội trợ gia đình mà hơn thế, họ còn thể hiện rõ vai trò của mình trong việc tạo ra thu nhập đóng góp xây dựng kinh tế gia đình. Trong xã hội hiện nay mục đích sản xuất chủ yếu vẫn hướng vào thỏa mãn những nhu cầu vật chất thiết yếu của các thành viên trong gia đình. Do đó, tạo được nguồn thu nhập sẽ là điều kiện, là nhân tố thúc đẩy đầu tư phát triển sản xuất mua sắm các trang thiết bị phương tiện sinh hoạt cho gia đình.

4.2.1.1. Trình độ của cán bộ các hội, đoàn thể trên địa bàn nghiên cứu

Cán bộ các hội, đoàn thể là nguồn lực quan trọng trong sự phát triển của hội nói chung và và sự phát triển của các hội viên các hội, đoàn thể nói riêng. Đây là lực lượng chủ chốt lĩnh hội các kiến thức về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, triển khai các chương trình phát triển kinh tế xã hội, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, có lối sống lành mạnh và các chương trình nâng cao nhận thức cho các hội viên trong tổ chức hội. Vì thế ta có thể thấy phụ nữ tham gia công đoàn thẻ của xã hầu như là không có, vì thế trong toàn xã chỉ có tổng số 1 cán bộ nữ dân tộc Mông. Do địa bàn xã phụ nữ người dân tộc Mông ít người và không có trình độ nên cả xã chỉ có duy nhất 1 phụ nữ, đều đó cho thấy phụ nữ người dân tộc Mông không có vị trí hoặc góp sức cho xã hội nói chung và xã Quang hán nói riêng. Điều này sẽ là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự hoạt động của hội, đoàn thể bị yếu kém, công tác tổ chức, vận động và tuyên truyền các kiến thức, chương trình, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan trực tiếp đến các hội viên phần nào bị hạn chế. Vì vậy, để phát huy hơn nữa vai trò của các hội, đoàn thể tới các hội viên thì Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương cần quan tâm đến phụ nữ người dân tộc Mông nhiều hơn và đào tạo cho họ để hộ góp sức cho xã hôi và nâng cao được sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

4.2.1.2. Phụ nữ dân tộc Mông tham gia các công tác xây dựng Đảng và chính quyền.

Trong xu thế CNH - HĐH đất nước, phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ dân tộc Mông nói riêng ngày càng chủ động tham gia vào hoạt động chính trị ở các cấp. Hiện nay, người phụ nữ ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong xã hội, ở các cấp, các ngành lực lượng cán bộ nữ tham gia vào công tác lãnh đạo đã không còn là điều gì xa lạ. Tuy nhiên tỷ lệ cán bộ nữ tham gia lãnh đạo ở các cấp, các ngành còn chưa cao, chưa tương xứng với

năng lực và sự phát triển của lực lượng lao động nữ. Đặc biệt là phụ nữ ở vùng nông thôn, phụ nữ dân tộc Mông thì tỷ lệ này càng thấp. Bảng 4.9 ở trên nói về tỷ lệ phụ nữ dân tộc Mông tham gia lãnh đạo ở các cấp của xã quang Hán. Có thể thấy được cả xã không có một cán bộ nữ nào tham gia lãnh đạo của xã. Trong tổng số 38 cương vị lãnh đạo, chỉ có 1 lãnh đạo nữ chiếm 2,63% Đây là con số không cao. Sự tham gia lãnh đạo của nữ giới ở các đoàn thể còn mờ nhạt, xã Quang Hán có 16 thôn thì không có trưởng thôn nữ nào; trong khi nam giới làm trưởng thôn chiếm tới 100%. Có thể thấy sự chênh lệch về sự tham gia của nam và nữ trong đoàn thể, chính quyền là rất cao. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do nhiều yếu tố mang lại như: Nhận thức của các cấp ủy, chính quyền về bình đẳng giới, về vai trò, năng lực của phụ nữ còn hạn chế; do trở ngại về phong tục tập quán, và nhận thức của một bộ phận phụ nữ còn hạn chế; hoặc do áp lực công việc gia đình khiến người phụ nữ không làm tốt nhất công việc của mình, do đó bị đánh giá sai năng lực...Để tăng tỷ lệ nữ dân tộc Mông tham gia vào hoạt động lãnh đạo ở các cấp, chính quyền các cấp cần quan tâm hơn nữa tới công tác bồi dưỡng cán bộ nữ, nhận thức đầy đủ hơn về năng lực và vai trò của cán bộ nữ; gia đình cần động viên, ủng hộ họ tham gia vào công tác lãnh đạo và hơn hết, người phụ nữ mông phải nâng cao trình độ bản thân và nhận thức đúng về vị thế của mình trong hoạt động đóng góp cho sự phát triển của xã hội.

4.2.2. Thực trạng, vai trò của phụ nữ dân tộc Mông trong phát triển kinh tế hộ gia đình

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ dân tộc Mông trong phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn xã Quang Hán - huyện Trà Lĩnh - tỉnh Cao Bằng. (Trang 51 - 53)