Đối với trồng và chế biến tiêu

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trồng và chế biến cây công nghiệp dài ngày tỉnh đồng nai (Trang 74 - 86)

5. Cấu trúc của đề tài

3.3.4. Đối với trồng và chế biến tiêu

- Sử dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm và bón phân qua đường ống nhằm giảm được hạn hán cho cây trồng vào mùa khô ở những vùng thiếu nước và có thể kéo dài tuổi thọ cho cây tiêu thêm 5-6 năm.

- Trồng cây trụ sống để giữ cho cây tiêu khỏi bị đổ và giảm bệnh

69

- Tăng cường bón phân chuồng để tăng độ mùn và chống suy thoái đất

- Hướng dẫn các hộ trồng tiêu biện pháp thu hoạch để chế biến tiêu trắng phục vụ cho nhu càu xuất khẩu

- Không phơi tiêu trên nền đất hoặc nền có lẫn tạp chất nhằm đảm bảo chất lượng của tiêu. Vì hiện nay, khâu thu hoạch và bảo quản tiêu sau thu hoạch vẫn chưa được các nhà vườn quan tâm. Vào vụ thu hoạch do không đủ sân phơi, nhiều hộ phơi tiêu trên sân đất, sau đó đóng bao xếp lại góc nhà. Thói quen này làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng. Về lâu dài muốn cây tiêu Đồng Nai có đầu ra ổn định và thu nhập cao, nông dân phải từng bước ứng dụng quy trình kỹ thuật cao vào trong canh tác để giảm chi phí đầu vào, nâng cao năng suất, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Các ngành chức năng của tỉnh nên có có công tác dự báo tình hình giá cả thị trường thế giới từng thời điểm một sẽ giúp nông dân đỡ thiệt hại và lãi nhiều hơn, bởi phần lớn sản phẩm tiêu ở Đồng Nai phục vụ xuất khẩu.

70

PHẦN KẾT LUẬN

Tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến cây công nghiệp dài ngày là một thực tế khách quan trong quá trình phát triển của lực lượng sản xuất, một bộ phận không thể tách rời của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trồng và chế biến cây công nghiệp dài ngày là tạo ra mối quan hệ chặt chẽ và hợp lý giữa sản xuất và chế biến nhằm khai thác tiềm năng của điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành trồng trọt nói riêng và nông nghiệp nói chung.

Đồng Nai có tiềm năng rất lớn về tự nhiên, kinh tế – xã hội để phát triển cây công nghiệp dài ngày, đặc biệt đối với cao su, cà phê, điều và tiêu.

Nghiên cứu hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trồng và chế biến cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đề tài thu được những kết quả nghiên cứu sau:

Tổng quan có chọn lọc những vấn đề cơ bản về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, hướng tiếp cận nghiên cứu hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trồng và chế biến cây công nghiệp dài ngày cho địa bàn nghiên cứu.

Đề tài đánh giá các nguồn lực tự nhiên và kinh tế xã hội của Đồng Nai đối với việc trồng và chế biến cây công nghiệp dài ngày

Trên cơ sở xem xét, phân tích các mối quan hệ giữa trồng và chế biến cây công nghiệp dài ngày còn chưa vững chắc, mặc dù nguồn nguyên liệu không đáp ứng kịp năng lực sản xuất của các doanh nghiệp chế biến, nhất là đối với cà phê.

Trên cơ sở định hướng tổ chức lãnh thổ đối với việc trồng và chế biến cây công nghiệp dài ngày, đề tài đã đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy cũng như mối liên kết giữa trồng và chế biến cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nhằm góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Cục Thống kê Đồng Nai (2003). Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai 2002, NXB Thống Kê, Đồng Nai.

[2] Cục Thống kê Đồng Nai (2004). Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai 2003, NXB Thống Kê, Đồng Nai.

[3] Cục Thống kê Đồng Nai (2007). Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai 2006, NXB Thống Kê, Đồng Nai.

[4] Cục Thống kê Đồng Nai (2009). Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai 2008, NXB Thống Kê, Đồng Nai.

[5] Cục Thống kê Đồng Nai (2010). Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai 2009, NXB Thống Kê, Đồng Nai.

[6] Chi Cục Hợp tác xã Đồng Nai, Báo cáo về tình hình hoạt động của các trang trại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2010.

[7] Vũ Tiến Lương (1993). Tổ chức lãnh thổ công nghiệp chế biến Nông – Lâm – Thuỷ sản vùng Đông Nam Bộ. Luận án phó tiến sĩ – Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.

[8] Đặng văn Phan (2008), Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Việt Nam, NXB Giáo dục. [9] QĐ 43/UBND tỉnh Đồng Nai ngày 12/7/2007

[10] Trịnh Thanh Sơn(2004). Tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến sắn ở các tỉnh Đông Nam Bộ. Luận án tiến sĩ, Hà Nội.

[11] Sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai, Kỉ yếu trang trại Đồng Nai năm 2010.

[12] Sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai, Điều tra nông nghiệp nông thôn tỉnh Đồng Nai năm 2006.

[13] Sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai phối hợp vơi Phân viện kảo sát quy hoạch thủy lợi Nam bộ, Báo cáo rà soát quy hoạch thủy lợi tỉnh Đồng Nai năm 2010.

[14] Lê Thông (1986). Tổ chức lãnh thổ sản xuất nông nghiệp trên thế giới, NXB Giáo dục.

[15] Trần Văn Thông (1993). Những định hướng chủ yếu của tổ chức không gian kinh tế vùng Nam Bộ trong quá trình chuyển dịch sang nền kinh tế thị trường. Luận án phó tiến sĩ .

[16] Tổng Cục thống kê Việt Nam (2009), Niên giám thống kê Việt Nam năm 2008

[17] www.dongnai.gov.vn

[18] www.dongnai.gov.vn/.../tin_nongnghiep-nongthon

[19] www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail

[20]niengiamnongnghiep.vn/hnddongnai [21] www.donaruco.com

Mẫu 1.2 CS

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TÀO

TRƢỜNG ĐH SƢ PHẠM TP.HCM

THUYẾT MINH ĐỀ TÀI

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG 1. TÊN ĐỀ TÀI:

Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trồng và chế biến cây công dài ngày tỉnh Đồng Nai

2. MÃ SỐ CS.2010.19.78

3. LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU 4. LOẠI HÌNH

NGHIÊN CỨU Tự nhiên Xã hội nhân văn Giáo dục Kỹ thuật Nông Lâm-Ngư Y dược Môi trường Cơ bản Ứng dụng Triển khai X

5. THỜI GIAN THỰC HIỆN 12 tháng, Từ tháng 04 năm 2010 đến tháng 04 năm 2011 6. CƠ QUAN CHỦ TRÌ

Tên cơ quan : . Khoa Địa lý, Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM Địa chỉ : 280, An Dương Vương, Q.5, Tp.HCM

Điện thoại : 08 8 352 020 Fax : E-mail :

7. CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

Họ và tên : Nguyễn Thị Bình

Học vị, chức danh KH : Thạc Sĩ Chức vụ : giảng viên Địa chỉ NR : 97/40 đường số 8 KP2 –P. Tăng Nhơn Phú B – Q9 – TP.HCM Địa chỉ CQ : 280 An Dương Vương,P.4,Q.5,TP.HCM

Điện thoại CQ : (08) 8330128 Fax : Di động : 01699950668 Điện thoại NR : (08) 62551782 E-mail : binhnt78hn@yahoo.com

8. NHỮNG NGƢỜI THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Họ và tên Đơn vị công tác và lĩnh vực chuyên môn

Nội dung nghiên cứu cụ thể được giao

Chữ ký

Nguyễn Thị Bình Khoa Địa lý – Giảng

viên Thu thập, điều tra, xử lý số liệu, hình ảnh, phân tích, đánh giá, tổng hợp, bản báo cáo Bùi Vũ Thanh Nhật Khoa Địa lý – Giảng

viên

Tham gia xử lý và xây dựng bản đồ

9. ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH

Tên đơn vị trong và ngoài nước Nội dung phối hợp Họ và tên người đại diện

Mẫu 1.2 CS

2

10. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC

10.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài

Xung quanh đến vấn đề nghiên cứu, đã có rất nhiều công trình khoa học được công bố. Tổ chức lãnh thổ đã được sử dụng ở các nước phương Tây từ cuối thế kỷ XIX, được phát triển cả về mặt lý luận và thực tiễn. Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II các nước Châu Âu tiến hành tái thiết lãnh thổ của mình, ở Liên Xô, tổ chức lãnh thổ được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của khoa học Địa lý mà người đại diện là Iu.G.Xauskin. Ông cho rằng: “Lĩnh vực thực tiễn trực tiếp để tập trung nỗ lực của các nhà địa lý Xô Viết là tổ chức lãnh thổ lực lượng sản xuất” (ở đây bao gồm cả các sơ đồ lãnh thổ và các dự án cải tạo, sử dụng các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên). Những quan niệm về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp được trình bày trong các công trình của A.T.Khrusov (năm:1966, 1969, 1972) còn thuật ngữ “tổ chức lãnh thổ sản xuất” được đưa vào trong các nghiên cứu của M.G.Skolnikov vào giữa thập kỷ 60…

Ở nước ta, quan niệm về tổ chức lãnh thổ như là một nhiệm vụ cơ bản của Địa lý học, được đưa vào từ những năm 70. Trong nhiều năm, nhiệm vụ này đã được thể hiện dưới dạng “phân bố lực lượng sản xuất”, lập tổng sơ đồ phân bố lực lượng sản xuất của từng ngành và của các cấp lãnh thổ trong cả nước. Kết tinh của các nghiên cứu theo hướng này, là chương trình: “Lập tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất của Việt Nam thời kỳ 1986-2000” (gọi tắt là tổng sơ đồ 1) và chuẩn bị nội dung cho tổng sơ đồ 2 giai đoạn 1991-2005. Công việc này đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà Địa lý, các nhà kinh tế vùng cũng như các nhà hoạch định các bộ ngành có liên quan.

Cùng với rất nhiều quy hoạch tổng thể kinh tế- xã hội các vùng và các tỉnh trong toàn quốc. Ngoài ra, trong những năm gần đây cũng có những luận văn cao học và luận án tiến sỹ có liên quan đến một số lĩnh vực thuộc tổ chức lãnh thổ đã được bảo vệ thành công.

Tuy đã có nhiều các công trình nghiên cứu xung quanh vấn đề tổ chức lãnh thổ thuộc các lĩnh vực khác nhau, nhưng cho đến nay tỉnh Đồng Nai vẫn chưa có một công trình khoa học nào đi sâu vào việc nghiên cứu tổ chức lãnh thổ nông nghiệp thực hiện nhiệm vụ giải quyết một cách hoàn chỉnh có hệ thống về vấn đề: các nhân tố tác động đến tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, hiện trạng nông nghiệp, các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tồn tại ở Đồng Nai và trong các hình thức tổ chức lãnh thổ đó thì hình thức nào là phố biến và mang lại hiệu quả cao nhất, cũng như việc đưa ra các định hướng và giải pháp về vấn đề tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở Đồng Nai.

Mẫu 1.2 CS

3

10.2 Danh mục các công trình liên quan (Họ và tên tác giả ; Nhan đề bài báo, ấn phẩm ; Các yếu tố về xuất bản)

a) Của chủ nhiệm đề tài và những người tham gia thực hiện đề tài

- “Tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh Đồng Nai” - Đề tài luận văn thạc sĩ – Năm 2003 b) Của những người khác

Các kết quả nghiên cứu liên ngành, dưới sự chỉ đạo của nhà nước được thể hiện ở việc lập các quy hoạch tổng thể phát triển các ngành và các vùng lãnh thổ lớn, phải kể tới một số công trình nghiên cứu có liên quan đã được công bố như:

+ “Cơ sở khoa học của tổ chức lãnh thổ Việt Nam” Đề tài độc lập và trọng điểm cấp nhà nước do Viên nghiên cứu dự báo chiến lược khoa học và công nghệ chủ trì, GS. Lê Bá Thảo làm chủ nhiệm đề tài hoàn thành vào tháng 4 năm 1996.

+ Đề tài độc lập và trọng điểm cấp nhà nước “tổ chức lãnh thổ Đồng Bằng Sông Hồng và các tuyến trọng điểm” do Viện kế hoạch dài hạn và phân bố lực lượng sản xuất (nay là viện chiến lược phát triển thuộc Bộ kế hoạch dầu tư), GS. Lê Bá Thảo chủ nhiệm đề tài.

+ Tổ chức lãnh thổ khu vực Huế- Thừa Thiên- Quảng Nam -Đà Nẵng. DATAR và Trường đại học Lillc chủ trì, 1995.

+ “Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam”, 1996-1998.

+ “Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội vùng kinh tế –xã hội vùng Đồng Sông Cửu Long”, 1998.

+ “Tổ chức lãnh thổ” của PGS.TS. Đặng Văn Phan, TS. Nguyễn Kim Hồng (sách tham khảo dùng cho hệ đào tạo cử nhân và cao học Địa lý). TP. Hồ Chí Minh năm 2002.

+ “Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Việt Nam” của PGS.TS. Đặng Văn Phan, (sách tham khảo dùng cho hệ đào tạo cử nhân và cao học Địa lý). NXB GD,TP. Hồ Chí Minh năm 2008.

Mẫu 1.2 CS

4

Mẫu 1.2 CS

5

Đồng Nai là một tỉnh có vị trí quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là nơi có nhiều trang trại và hợp tác xã sản xuất nông nghiệp hoạt động mang lại hiệu quả kinh tế cao. Với những thành công của các hình thức tổ chức lãnh thổ sản xuất đó nó có một vai trò to lớn và ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của ngành nông nghiệp Đồng Nai nói riêng và nền kinh tế của tỉnh nói chung. Tuy nhiên, những kết quả đạt được đó vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh Đồng Nai, cũng như chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn đặt ra. Vì vậy để nhanh chóng đưa nền kinh tế nông nghiệp của tỉnh đi lên thì vấn đề đặt ra là đẩy mạnh công tác nghiên cứu tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. Trên cơ sở lý luận của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, tác giả tiến hành nghiên cứu vấn đề TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÂY CÔNG NGHIỆP DÀI NGÀY TỈNH ĐỒNG NAI để thấy được sự tác động tổng hợp của các nguồn lực đối với tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trồng và chế biến cây công nghiệp dài ngày và tìm hiểu tiềm năng, thực trạng của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trồng và chế biến cây công nghiệp dài ngày để từ đó tìm ra những giải pháp và định hướng phát triển nông nghiệp sao cho tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động và giảm thiểu về sự chênh lệch lãnh thổ giữa các vùng trong lãnh thổ nghiên cứu. Đây là một công việc có ý nghĩa thiết thực cả về mặt cơ sở lý luận và thực tiễn góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước nói chung và của tỉnh Đồng Nai nói riêng.

Mẫu 1.2 CS

6

12. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI

- Hệ thống những vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.

- Đánh giá tiềm năng và thực trạng trồng và chế biến một số cây công nghiệp dài ngày ở Đồng Nai

- Một số giải pháp thực hiện tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến cây công nghiệp dài ngày ở tỉnh Đồng Nai

13. CÁCH TIẾP CẬN, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

+ Cách tiếp cận, phƣơng pháp nghiên cứu - Quan điểm lãnh thổ

- Quan điểm hệ thống- tổng hợp

- Quan điểm lịch sử – viễn cảnh

- Quan điểm phát triển bền vững

- Phương pháp thu thập tài liệu

- Phương pháp thống kê toán học

- Phương pháp phân tích tổng hợp – hệ thống

- Phương pháp sử dụng và thành lập bản đồ

- Phương pháp thực địa

- Phạm vi nghiên cứu: Tỉnh Đồng Nai

14. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

STT Các nội dung, công việc thực hiện chủ yếu Sản phẩm phải đạt Thời gian (bắt đầu – kết thúc) Người thực hiện 1

Thu thập tài liệu

Số liệu thống kê, các tài liệu liên quan các báo cáo đánh giá 4/2010 – 6/2010 Nguyễn Thị Bình 2 Thực địa Tìm hiểu thực trạng, phân bố và tình hình sản xuất nông nghiệp 6/2010 – 10/2010 Nguyễn Thị Bình 3

Thống kê ý kiến Ý kiến đóng góp 6/2010 –

9/2010 Nguyễn Thị Bình 4 Xây dựng bản đồ Thành lập các bản đồ hiện trạng và phân bố nông nghiệp 9/2010 – 10/2010 Bùi Vũ Thanh Nhật

Mẫu 1.2 CS

7

4 Xử lý số liệu Bảng thống kê 10/2010 –

11/2010 Nguyễn Thị Bình

5 Thực hiện bài báo cáo 1 Bản báo cáo 1 12/2010 –

02/11 Nguyễn Thị Bình 6 Thực hiện bài báo cáo 2 Bản báo cáo 2 02/11 – 03/11 Nguyễn Thị Bình

7 Báo cáo chính thức Bản báo cáo

chính thức 04/10 Nguyễn Thị Bình

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trồng và chế biến cây công nghiệp dài ngày tỉnh đồng nai (Trang 74 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)