Vai trò của cây công nghiệp đối với sự phát triển nông nghiệp của tỉnh

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trồng và chế biến cây công nghiệp dài ngày tỉnh đồng nai (Trang 34 - 65)

5. Cấu trúc của đề tài

2.2.1. Vai trò của cây công nghiệp đối với sự phát triển nông nghiệp của tỉnh

động chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho nông dân; ưu tiên đầu tư ứng dụng các giống cây trồng, vật nuôi mới cho năng suất cao, chất lượng tốt và đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào công tác chuyển giao khoa học- công nghệ ở huyện; thực hiện tốt chính sách thu hút trí thức trẻ về nông thôn nhất là các ngành y tế, giáo dục và văn hóa; nâng cao năng lực hiệu quả của công tác khuyến nông ở huyện và các xã, thị trấn. Tập trung xây dựng các vùng sản xuất nông sản an toàn, công nghệ cao, xây dựng thương hiệu cho các loại nông sản địa phương có thế mạnh. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức khoa học, kỹ thuật sản xuất nông nghiệp tiên tiến, hiện đại cho nông dân và thành viên các câu lạc bộ năng suất cao. Tạo bước đột phá trong công tác đào tạo nghề nông nghiệp; khuyến khích việc xã hội hóa công tác đào tạo nghề ở nông thôn. Đây là một trong những nhân tố góp phần nâng cao năng suất, tăng lợi nhuận, góp phần tăng quy mô của các vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày gắn với những cơ sở chế biến và tiêu thụ nông sản.

Như vậy, các nhân tố tự nhiện và kinh tế xã hội có vai trò quan trọng đối với tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Trong đó nhóm nhân tố kinh tế giữa vai trò quyết định đối với sự hình thành và phát triển của tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh.

2.2 Thực trạng tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trồng và chế biến cây công nghiệp dài ngày ở tỉnh Đồng Nai nghiệp dài ngày ở tỉnh Đồng Nai

2.2.1. Vai trò của cây công nghiệp đối với sự phát triển nông nghiệp của tỉnh Đồng Nai Đồng Nai

2.2.1.1. Vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế của tỉnh

Đồng Nai là một tỉnh có vị trí quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Mặc dù tỷ trọng nông nghiệp của tỉnh chỉ chiếm 10,2% trong cơ cấu GDP của tỉnh nhưng giá trị sản xuất nông nghiệp lại đứng thứ 2 trong vùng kinh tế trong điểm phía Nam sau tỉnh Tiền Giang (chiếm 21% trong cơ cấu giá trị sản xuất của vùng).

Trong cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh năm từ năm 2001 đến năm 2008 có sự dịch chuyển theo hướng giảm tỷ trọng của các ngành trong khu vực I và tăng tỷ trọng của các ngành trong khu vực II và khu vực III, cụ thể như bảng số liệu 2.2dưới đây:

29

Bảng 2.2 : Cơ cấu tổng sản phẩm theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2001 – 2008

Năm

Tổng số Chia theo khu vực kinh tế (%)

KV1 KV2 KV3 2001 100% 20,97 53,59 25,44 2002 100% 19,29 55,09 25,62 2003 100% 17,48 56,74 25,78 2004 100% 16,00 57,00 27,00 2005 100% 14,69 57,00 28,03 2006 100% 13,78 57,40 28,82 2007 100% 12,10 57,92 29,98 2008 100% 10,60 57,90 31,50

Nguồn: Tác giả xử lí từ nguồn[1],[2],[3],[4]

Căn cứ vào bảng số liệu trên cho chúng ta thấy cơ cấu kinh tế tỉnh Đồng Nai có sự chuyển dịch theo hướng tích cực (tăng tỷ trọng của các ngành trong khu vực II và III, giảm tỷ trong của các ngành trong khu vực I). Mặc dù tỷ trọng của ngành nông, lâm ngư nghiệp giảm từ 20,97% năm 2001 xuống còn 10,60% năm 2008 trong cơ cấu khu vực kinh tế, nhưng giá trị tổng sản phẩm theo giá thực tế lại tăng xấp xỉ 3,7 lần (tăng từ 15.257.325 triệu đồng năm 2001 lên 53.854.960 triệu đồng năm 2008). Nếu so với giá cố định năm 1994 thì tổng sản phẩm của khu vực I trên địa bàn toàn tỉnh cũng tăng từ 11.638.671 triệu đồng năm 2001 lên 29.169.467 triệu đồng . Mặt khác, đối với các ngành trong khu vực I thì nông nghiệp chiếm 0,966% . Do đó nông nghiệp có vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và nó quyết định quy mô của nhóm ngành thuộc khu vực I nói riêng.

2.2.1.2. Vai trò của cây công nghiệp dài ngày đối với sản xuất nông nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh

- Cơ cấu ngành trồng trọt trong nông nghiệp tỉnh Đồng Nai

Bảng 2.3: Giá trị sản xuất của ngành trồng trọt và tỷ trọng của nó so toàn ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2000 đến 2008 (tính

30

Năm

GTSX ngành NN (triệu đồng)

GTSX ngành TT

(triệu đồng) Tỷ trong ngành TT trong NN (%)

2000 4308787 3141809 72.91632 2001 4483450 3606830 80.44765 2002 4660113 3837354 82.34466 2003 4931431 3432708 69.60876 2004 5186100 3606830 69.54802 2005 5532085 3837354 69.36542 2006 5822257 3979650 68.35236 2007 6145756 4250326 69.15872 2008 6513679 4468223 68.59753

Nguồn: Tác giả xử lí từ nguồn[1],[2],[3],[4]

Qua bảng số liệu 2.3 trên cho thấy: tỷ trọng của ngành trồng trọt vẫn chiếm vị trí quan trọng đối với nền nông nghiệp của tỉnh Đồng Nai. Mặc dù trong một thời gian khá dài (từ 2000 đến 2008) tỷ trọng của ngành trồng trọt trong cơ cấu ngành nông nghiệp có giảm, song nó vẫn chiếm một tỷ trọng khá lớn (dao động từ 68 đến 72%) trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Điều này cho thấy cơ cấu ngành nông nghiệp của Đồng Nai cũng mang nét đặc trưng chung của nền nông nghiệp nước ta. Nó biểu hiện một nền nông nghiệp của một nước đang phát triển có tổng giá trị sản phẩm ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu ngành nông nghiệp (chiếm trên 70%). Cơ cấu ngành nông nghiệp của nước ta trong những năm gần đây được thể hiện bảng bảng số liệu 2.4 và biểu đồ 2.1 dưới đây.

Bảng 2.4: Cơ cấu giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp nước ta giai đoạn 2000 – 2008 (tính theo giá cố định năm 1994)

Ngành 2000 2005 2006 2007 2008

Trồng trọt 78.20% 73.50% 73.70% 73.90% 71.50%

Chăn nuôi 19.30% 24.70% 24.50% 24.40% 27%

31

Nguồn: Tác giả xử lí từ nguồn [16]

- Vai trò của cây công nghiệp dài ngày đối với ngành trồng trọt

Bảng 2.5: Tỷ trọng giá trị sản xuất của cây công nghiệp dài ngày so với giá trị sản xuất của ngành trồng trọt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn từ 2000 đến 2008

(tính theo giá cố định năm 1994)

Năm

GTSX ngành TT (triệu đồng)

GTSX CCN dài ngày (triệu đồng)

Tỷ trong cây công nghiệp dài ngày So với ngành trồng trọt (%) 2000 3141809 1071156 34.09361 2001 3606830 1077171 29.86476 2002 3837354 1022671 26.65042 2003 3432708 1071242 31.20691 2004 3606830 1161875 32.21319 2005 3837354 1203515 31.36315 2006 3979650 1222281 30.71328 2007 4250326 1273257 29.95669 2008 4468223 1284304 28.74306

Nguồn: Tác giả xử lí từ nguồn[1],[2],[3],[4],[16]

Từ thực tiễn phát triển nông nghiệp của tỉnh Đồng Nai trong những năm qua cho thấy: mặc dù tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành trồng trọt có giảm trong cơ cấu ngành nông nghiệp (giảm 4% trong giai đoạn từ 2000 đến 2008), nhưng giá trị sản xuất của ngành vẫn tăng (từ 3141809 triệu đồng lên 4468223 triệu đồng) chứng tỏ khả năng tăng trưởng của ngành tương đối đều theo từng năm tuy rằng không nhiều lắm.

Bảng 2.6 :Tỷ trọng giá trị sản xuất của cây công nghiệp dài ngày so với cây lâu lăm (tính theo giá cố định năm 1994)

32

Năm

GTSX Cây lâu năm (triệu đồng)

GTSX CCN dài ngày (triệu đồng)

Tỷ trọng GTSX CCN dài ngày so với cây dài ngày (%)

2000 1806967 1071156 59.27922 2001 1775107 1077171 60.68203 2002 1798305 1022671 56.86861 2003 1879446 1071242 56.99775 2004 2110391 1161875 55.05496 2005 2291443 1203515 52.52214 2006 2364480 1222281 51.69344 2007 2584411 1273257 49.26682 2008 2763949 1284304 46.46627

Nguồn: Tác giả xử lí từ nguồn[1],[2],[3],[4]

Qua bảng số liệu 2.6 ta thấy: trong nội bộ ngành trồng trọt của tỉnh Đồng Nai, cây công nghiệp dài ngày có vai trò quan trọng và nó chiếm tỷ trọng khoảng 30% giá trị sản xuất của ngành trồng trọt và chiếm khoảng trên 50 % giá trị sản xuất của cây lâu năm (giai đoạn từ 2000 đến 2006), năm 2008 là 46% giá trị sản xuất của cây lâu năm. Điều này cho thấy ưu thế và khả năng nổi trội của nhóm cây công nghiệp dài ngày so với các cây trồng khác trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Chỉ tính riêng giá trị sản xuất của cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong những năm qua (từ 2000 đến 2008) cũng xấp xỉ bằng giá trị sản xuất của cây hàng năm. Điều này càng chứng tỏ đó là nhóm cây ưu thế của tỉnh, vì thế từ năm 2007 đến nay chúng trở thành nhóm cây chủ lực của tỉnh (theo QĐ43/UBND tỉnh Đồng Nai).

Mặt khác, hầu hết các cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thường được trồng trong các trang trại (đối với cà phê, tiêu và điều) hoặc ở các nông trường quốc doanh trực thuộc Tổng công ty cao su Đồng Nai (đối với cây cao su) nên được đầu tư về vốn, giống cây trồng và trang thiết bị kĩ thuật chăm sóc hiện đại hơn hẳn so với trồng ở các hộ gia đình nên năng suất ngày càng cao và cho chất lượng tốt. Do đó giá trị sản xuất tăng cho dù diện tích gieo trồng có xu thế bị thu hẹp do chuyển đổi múc đích sử dụng hoặc một số trang

33

trại chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng các cây ăn quả. Tuy vậy thu nhập từ các trang trại trồng cây công nghiệp dài ngày vẫn tương đối cao so với các trang trại trồng cây ngắn ngày (thu nhập trung bình của 1 trang trại cây tiêu là 50 triệu đồng/ha/năm (thông thường khoảng từ 1 đến 2ha /trang trại), thu nhập trung bình của trang trại cà phê là 25 triệu đồng/ ha/năm (trung bình diện tích đất của 1 trang trại đạt 4,27ha)…trong khi đó thu nhập của các trang trại cây ngắn ngày chỉ đạt tối đa khoảng 40triệu đồng/trang trại /5,5ha.

Như vậy, hiện nay trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cây công nghiệp lâu năm có một vai trò hết sức quan trọng đối với ngành trồng trọt nói riêng và ngành nông nghiệp của tỉnh nói chung. Chính vì vậy, trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai giai đoạn từ 2006 đến 2010 UBND tỉnh đã đề ra QĐ 43/2007- UBND ban hành chương trình phát triển các loại cây trồng và vất nuôi chủ lực trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. QĐ 43 đã xác định rõ 4 cây chủ lực trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010 là cao su, cà phê, điều và tiêu. Đây cũng đồng thời là 4 cây công nghiệp dài ngày mà chúng tôi đang tập trung nghiên cứu để thấy được thực trạng và xu thế phát triển của chúng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

2.2.2. Thực trạng tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trồng và chế biến cây công nghiệp dài ngày ở Đồng Nai nghiệp dài ngày ở Đồng Nai

2.2.2.1. Thực trạng phát triển cây công nghiệp dài ngày

a) Thực trạng phát triển cây cao su

Bảng 2.7 :Tỷ trọng diện tích gieo trồng cao su của tỉnh Đồng Nai so với cả nước giai đoạn từ năm 2000 đến 2008

Năm Đồng Nai (ha) Cả nước (ha)

Tỷ lệ diện tích gieo trồng cao su Của Đồng Nai so với cả nước (%)

2000 40567 412000 9.85 2001 41653 415800 10.02 2002 41152 428800 9.60 2003 41212 440800 9.35 2004 41034 454100 9.04 2005 41420 482700 8.58 2006 41420 522200 7.94 2007 41401 556300 7.44 2008 43009 631500 6.81

Nguồn: Tác giả xử lí từ nguồn[1],[2],[3],[4],[16]

Căn cứ vào bảng số liệu 2.7 cho thấy: tổng diện tích gieo trồng cao su của tỉnh Đồng Nai trong những năm qua tăng từ 40.567 ha (năm 2000) lên 43.0009ha (năm 20008) và đứng

34

thứ 3 về diện tích gieo trồng cao su so với các tỉnh thành khác trong cả nước (sau tỉnh Bình Phước và Bình Dương). Năm 2000 chiếm 9,85% diện tích gieo trồng của cả nước và đến nay (năm 2008) chiếm 6,81 % diện tích gieo trồng cao su cả nước. Điều này cho thấy Đồng Nai là một tỉnh có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây cao su.

Tuy nhiên, cao su của Đồng Nai chủ yếu được các nông trường do Tổng công ty cao su Đồng Nai quản lý và khai thác, chỉ có một phần nhỏ (chiếm 11%) diện tích cao su của tỉnh được người nông dân quản lí. 11% diện tích gieo trồng cao su (khoảng 4700ha) tồn tại dưới hình thức sản xuất kinh doanh tiểu điền hoặc ở các trang trại trồng cây lâu năm.

Bảng 2.8: Tỷ lệ diện tích cao su thu hoạch so với diện tích gieo trồng của tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2000 - 2008

DT thu hoạch cao su (ha) DT gieo trồng cao su của ĐN Tỷ lệ % 2000 37422 40567 92.25 2001 37499 41653 90.03 2002 37401 41152 90.89 2003 37616 41212 91.27 2004 37474 41034 91.32 2005 36878 41420 89.03 2006 36918 41420 89.13 2007 33033 41401 79.79 2008 32244 43009 74.97

Nguồn: Tác giả xử lí từ nguồn[1],[2],[3],[4]

Từ bảng số liệu trên cho chúng ta thấy diện tích thu hoạch cao su của tỉnh Đồng Nai giai đoạn từ năm 2000 đến 2008 giảm từ 37422ha (năm 2000) xuống 32244ha (năm 2008) và tỷ lệ diện tích thu hoạch so với diện tích gieo trồng cũng giảm tương ứng từ 92,25% xuống còn 74,97%. Như vậy trong khoảng thời gian từ 2000 đến 2008 giảm 17,28% tỷ lệ diện tích thu hoạch so với diện tích gieo trồng. Điều này cho thấy trên địa bàn toàn tình đã thực hiện cính sách trồng mới vườn cây cao su đã già cỗi và thay thế bằng những vườn cao su giống mới cho năng suất cao (đặc biệt là đang thực hiện trồng mới và nhân rộng diện tích cao su kiến thiết cơ bản. Vì thế sản lượng thu hoạch mủ cao su tăng tương đối nhanh thông quả bảng số liệu 2.9 dưới đây.

35

Bảng2.9: Năng suất và sản lượng cao su tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2000 đến 2008

Năm Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (Tấn)

Diện tích thu hoạch Cao su (ha) 2000 1,224 45805 37422 2001 1,171 43911 37499 2002 1,189 44470 37401 2003 1,2 45139 37616 2004 1,336 50065 37474 2005 1,339 49379 36878 2006 1,567 57851 36918 2007 1,671 55198 33033 2008 1,686 54363 32244

Nguồn: Tác giả xử lí từ nguồn[1],[2],[3],[4]

Căn cứ vào bảng số liệu trên ta thấy: mặc dù diện tích thu hoạch cao su trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giảm gần 5000 ha trong giai đoạn từ 2000 đến 2008, nhưng do năng suất tăng nhanh nên tổng sản lượng thu hoạch vẫn tăng ổn định qua các năm. Với năng suất thu hoạch mủ cao su hiện nay của Đồng Nai đạt xấp xỉ 1,7tấn/ha cao hơn nhiều so với Bình Dương (là tỉnh có diện tịch trồng cây cao su đứng thứ 2 cả nước) chỉ đạt năng suất khoảng 1,1 đến 1,2 tấn/ha.

Bảng 2.10 : Diện tích thu hoạch và sản lượng mủ cao su của tỉnh Đồng Nai phân bố theo đơn vị hành chính từ năm 2005 đến 2009

Đơn vị hành

36 chính Diên tích (ha) Sản lƣợng (Tấn) Diên tích (ha) Sản lƣợng (Tấn) Diên tích (ha) Sản lƣợng (Tấn) Diên tích (ha) Sản lƣợng (Tấn) Diên tích (ha) Sản lƣợng (Tấn) Toàn tỉnh 36883 49379 36923 57815 33035 55198 32235 54363 33043 56961 TP. Biên Hòa 37 15 36 14 36 14 29 15 8 4 TX.Long Khánh 3439 4982 3452 5138 2794 4690 2820 4742 3058 6112 H. Vĩnh Cửu 129 129 147 147 190 196 282 290 292 321 H. Tân Phú 0 0 0 0 0 0 0 0 2 3 H.Định Quán 1929 2793 2075 3120 1858 3348 2196 3844 2192 3714 H. Xuân Lộc 1342 1776 1376 1816 1380 1850 1397 1949 1380 2307 H. Trảng Bom 1839 2315 1839 2564 1649 2515 1532 2275 1408 2227 H. Thống Nhất 5042 6559 5042 7593 4087 7109 3940 7076 3942 6472 H.Long Thành 11836 15624 11836 19030 11003 19142 10312 17686 9943 16878 H. Nhơn Trạch 424 572 480 684 540 882 480 770 450 726 H. Cẩm Mỹ 10866 14615 10640 17781 9498 15452 9247 15717 10398 18198

Nguồn: Tác giả xử lí từ nguồn[3],[4],[5]

Qua bảng số liệu trên cho thấy diện tích thu hoạch cao su trên địa bàn tỉnh Đồng Nai không phân bố đều theo đơn vị hành chính mà tập trung ở một số huyện: Cẩm Mỹ, Long Thành, Thống Nhất và TX. Long Khánh. Đây là những huyện nằm ở Phía Nam của tỉnh, nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây cao su. Tổng diện tích thu hoạch của 4 huyện, thị này chiếm 84,5% diện tích thu hoạch cao su của tỉnh (năm 2005) và đến năm 2009 chiếm 82,74% diện tích thu hoạch và chiếm 83,67% tổng sản lượng cao su trên địa bàn toàn tỉnh. Huyện Tân Phú (nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh) diện tích thu hoạch cao su trong nhiều năm là không có. Đến năm 2003 mới trồng được vài ha do vậy diện tích thu hoạch cao su của huyện đến năm 2008 mới có 2 ha. Cùng với huyện Tân Phú thì TP. Biên Hòa cũng có rất ít

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trồng và chế biến cây công nghiệp dài ngày tỉnh đồng nai (Trang 34 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)