Đối với trồng và chế biến cao su

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trồng và chế biến cây công nghiệp dài ngày tỉnh đồng nai (Trang 68 - 70)

5. Cấu trúc của đề tài

3.3.1. Đối với trồng và chế biến cao su

- Để đảm bảo đến năm 2015 diện tích thu hoạch cao su trên địa bàn tỉnh đạt 40.000ha thì giải pháp đầu tiên phải kể tới là chăm sóc tốt các vùng trồng cây cao su hiện có, đặc biệt đối với những huyện có diện tích cao su lớn như Cẩm Mỹ, Xuân Lộc.

- Trồng mới và thay thế những vườn cao su đã già trên 30 năm, thay vào đó là những vườn cao su mới với giống mới, chống sâu bệnh và cho năng suất cao, ổn định

Hình 1: Vườn cây cao su giống của tổng công ty cao su Đồng Nai

Với 89% diện tích gieo trồng cao su trên địa bàn toàn tỉnh do tổng công ty cao su Đồng Nai quản lý do đó sản lượng cao su của tổng công ty quyết định đến sản lượng cao su của toàn tỉnh. Vì vậy đối với cao nông trường do tổng công ty cao su quản lý cần phải thực hiện các yêu cầu và giải pháp sau:

+ Về biện pháp kỹ thuật: điểm mấu chốt của một kỹ thuật mới khi đưa vào ứng dụng là phải phù hợp và đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu của từng điều kiện cụ thể; phải đúng hướng, đúng nội dung và có tính khả thi cao khi đưa vào sản xuất. Có những kỹ thuật có giá trị đã được xác nhận thì chuyển giao trực tiếp vào sản xuất; có những kỹ thuật, phương pháp có tính

63

khoa học cao nhưng chưa có nhiều thông tin thì có thể tiến hành bằng thực nghiệm, thí nghiệm. Hầu hết các kỹ thuật được ứng dụng tại tổng công ty đều qua chia sẻ thông tin từ Viện nghiên cứu cây trồng của Việt Nam và Tập đoàn cao su Việt Nam.

+ Về hình thức triển khai: từ qui mô nhỏ mang tính thăm dò đến phát triển nhân rộng ra các địa phương khác trong toàn tỉnh

+ Về đội ngũ cán bộ kỹ thuật: nhất thiết phải có người chuyên trách được phân công phụ trách xuyên suốt chương trình, phải am hiểu về chuyên môn và đáp ứng tốt với công việc được giao. Không nên phân công chung chung, gián đoạn sẽ dẫn đến sai lệch, thiếu giám sát, theo dõi và cuối cùng là đánh giá kết quả không chính xác.

cần xác định rõ đầu tư thâm canh hay đầu tư KHKT là con đường hiệu quả nhất để có một vườn cây tốt và nâng cao năng suất vườn cây; không vì lợi ích trước mắt, điều này sẽ phá vỡ qui luật, hệ thống chung và một khi vườn cây tỏ ra đuối sức thì không thể phục hồi được.

- Toàn bộ mủ cao su của các nông trường và của cá tiểu điền đều do tổng công ty cao su Đồng Nai đảm nhiệm các khâu sơ chế và xuất khẩu. Tuy nhiên việc thu mua mủ của các chủ trang trại hay của các hộ nông dân tiểu điền đa phần phải qua một khâu trung gian là thương lái. Chính vì vậy nên vì lợi ích trước mắt mà các thương lái đã đưa vào mủ cao su thu hoạch của các hộ nông dân một tỷ lệ tạp chất để nâng khối lượng mủ làm cho chất lượng bị suy giảm. Do đó tổng công ty cần có chính sách hỗ trợ người nông dân để gắn bó với họ và giúp họ bàn cho tổng công ty mà không cần khâu trung gian, nhằm đảm bảo chất lượng mủ cao su. Tổng công ty cần phải tổ chức tốt việc ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cao su với người sản xuất, bảo đảm tiêu thụ hết sản phẩm với giá cả hai bên cùng có lợi

64

Hình 2: Vườn cây cao su đang thu hoạch mủ của tổng công ty cao su ĐN

Đối với các hộ và cá nhân trồng cao su trên địa bàn tỉnh không thuộc tổng công ty cao su Đồng Nai quản lí, khuyến khích và hỗ trợ việc hình thành tổ hợp tác hoặc hợp tác xã trong lĩnh vực trồng, chế biến, tiêu thụ cao su để hỗ trợ hộ gia đình và tư nhân trồng cao su về kỹ thuật, dịch vụ vật tư và tiêu thụ sản phẩm, tránh để tư thương ép giá và làm giảm chất lượng mủ

- Mặt khác, đa phần mủ cao su do tổng cao ty sơ chế đều xuất khẩu dưới dạng thô hoặc so chế, trong khi đó các doanh nghiệp chế biến cao su đóng tại Đồng Nai nói riêng và cả nước nói chung lại phải nhập khẩu thành phẩm từ nước ngoài nên hiệu quả kinh tế chưa cao. Do vậy nhà nước cần có chính sách để hỗ trợ các tổng công ty để có thế chế biến mủ thành cao su thành phẩm cung cấp cho các doanh nghiệp trong nước để chế biến các sản phẩm từ cao su.

- Xây dựng nhà máy chế biến gỗ cao su để tận dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ.

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trồng và chế biến cây công nghiệp dài ngày tỉnh đồng nai (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)