5. Cấu trúc của đề tài
2.1.2. Nhóm các nhân tố kinh tế xã hội
2.1.2.1 Dân cư và nguồn lao động
Trong quá trình nghiên cứu sự phát triển kinh tế - xã hội thì dân cư là một nhân tố rất quan trọng và ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Dân cư vừa là người trực tiếp tạo ra của cải vật chất và tinh thần, đồng thời lại là người tiêu thụ những sản phẩm do chính sức lao động của mình làm nên. Ngoài ra, với những tập quán tiêu dùng và chất lượng lao động có vai trò to lớn trong việc tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trồng và chế biến cây công nghiệp dài ngày. Trong quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường, tập quán tiêu dùng và nhu cầu tiêu dùng cũng thuờng xuyên thay đổi làm thay đổi cơ cấu cây trồng, từ đó dẫn đến sự thu hẹp hay mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp nói cung và cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh nói riêng.
Căn cứ vào những nhận định ở trên, soi vào thực trạng phát triển dân số của Đồng Nai chúng ta thấy: Dân số toàn tỉnh tính đến năm 2010 là 2.559.673 người. Trong đó thành thị là: 855.703 người (chiếm 34,6% dân số toàn tỉnh); nông thôn là 1.703.970 người (chiếm 65,4% dân số toàn tỉnh).
Dân số Đồng Nai có nguồn gốc từ nhiều tỉnh thành trong cả nước, có nhiều dân tộc, nhiều tôn giáo khác nhau nhưng chủ yếu là thiên chúa giáo và đạo phật sinh sống trên địa bàn tỉnh.
Do vị trí Địa lí thuận lợi về giao thông, là cửa ngõ quan hệ với các tỉnh của miền Đông Nam Bộ, đặc biệt với TP. Hồ Chí Minh nên nguồn nhân lực của tỉnh cũng đã được bổ sung và tiếp thu được những thành tựu khoa học kỹ thuật từ trung tâm đào tạo thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời kết hợp được truyền thống văn hoá của địa phương và của cả nước nên nguồn nhân lực của tỉnh từng bước được nâng cao.
Trong những năm trước đây, do những điều kiện khó khăn khách quan của thời kỳ “khởi động” nền kinh tế nên Đồng Nai phải sử dụng nhiều lao động được đào tạo của các tỉnh khác di chuyển đến. Nhưng ngày nay, yêu cầu tiến hành công nghiệp hoá đã được đề ra cho cả nước, thì nhiệm vụ đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, tiến hành đào tạo và đào tạo lại có một ý nghĩa rất quan trọng và tỉnh sẽ chủ động thực hiện, xem đó là một trong những biện pháp quan trọng nhằm đảm bảo các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong tương lai.
23
2.1.2.2. Cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật
- Giao thông vận tải
Đã có bước tiến nhanh trong đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông, nhất là giao thông đường bộ. Cùng với hệ thống quốc lộ với tổng chiều dài 244,5km đã được nâng cấp mở rộng thành tiêu chuẩn đường cấp I, II đồng bằng (QL1, QL51), cấp II đồng bằng như quốc lộ 20 (đoạn qua tỉnh 75km), QL56. Riêng quốc lộ IA trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã hoàn thành nâng cấp toàn bộ 102 km, mặt đường từ 12,5 – 24m, đưa vào hoạt động có hiệu quả. Quốc lộ 51 đã hoàn thành toàn bộ 45km trên địa bàn tỉnh và cả đoạn tránh một chiều qua thị trấn Long Thành, đạt tiêu chuẩn cấp I đồng bằng. Hệ thống đường bộ trong tỉnh có chiều dài 3.339km, trong đó gần 700km đường nhựa. Ngoài ra, hệ thống đường do xã, phường quản lý, hệ thống đường ở các nông lâm trường, các KCN tạo nên một mạng lưới liên hoàn đến cơ sở, 100% xã phường đã có đường ô tô đến trung tâm huyện.
Mặt khác, theo quy hoạch đến 2015 hệ thống đường cao tốc (đoạn 1, đoạn 2) đi Bà Rịa – Vũng Tàu và TP. Hồ Chí Minh, hệ thống đường sắt Biên Hoà – Vũng Tàu, đường QL1 tránh Biên Hoà (Hố Nai 3 - Cổng 11 Long Bình), nâng cấp đường tỉnh lộ 769 thành quốc lộ sẽ tạo nên một mạng lưới giao thông hoàn chỉnh, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội địa phương và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam [13].
Hệ thống cảng biển, cảng sông đã được quy hoạch và xây dựng tương đối nhanh, gồm hệ thống cảng Long Bình, cảng Gò Dầu A, B có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải đến 15.000 tấn. Sản lượng hàng hoá thông qua các cảng đã đạt 700.000 tấn/năm. Đường sắt quốc gia qua tỉnh dài 87km cũng đã được tu sửa bảo đảm cho việc lưu thông bình thường.
Với hệ thống giao thông vận tải tương đối hoàn chỉnh và sự đa dạng của các loại hình vận tải, có vai trò hết sức quan trọng đối với vấn để thực hiện liên kết giữa nông nghiệp với ngành công nghiệp chế biến, trong đó có trồng và chế biến cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn toàn tỉnh.
- Bưu chính viễn thông
Ngành bưu chính viễn thông phát triển nhanh và được hiện đại hoá ngang trình độ các nước trong khu vực. Hiện nay 100%phường, xã và thị trấn đã có điện thoại, thư báo về kịp thời trong ngày. Đây là yếu tố góp phần thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp, các hộ nông dân với các nhà máy chế biến và tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
24
- Cung cấp điện
Đã tập trung phát triển lưới điện quốc gia phục vụ sản xuất và ánh sáng trên khắp địa bàn, nhất là đáp ứng được nhu cầu điện phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp ở những địa bàn các xã miền núi của tỉnh nói chung và thúc đẩy sản xuất, chế biến, bảo quản các sản phẩm cây công nghiệp dài ngày nói riêng.
- Cung ứng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 400 cơ sở cung cấp phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, trong đó các cơ sở là đơn vị quốc doanh và HTX chỉ chiếm 3,5% tổng số cơ sở, còn lại 96,5% là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ cá thể, đặc biệt là mới có 8 trạm kinh doanh vật tư nông nghiệp của nhà nước phân bố trên địa bàn 5 huyện thị là Tân Phú, Long Khánh, Cẩm Mỹ, Xuân Lộc và Vĩnh Cửu.
Bảng 2.1: Hệ thống cơ sở cung cấp phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
Huyện, thị Tổng số KD phân Chia ra
KD thuốc cơ sở Bón Trạm VTNN HTX DN tư nhân Hộ cá thể BVTV
TOÀN TỈNH 400 35 8 6 5 16 365 1. Biên Hòa 20 2 1 1 18 2. Định Quán 54 4 4 50 3. Tân Phú 48 3 1 2 45 4. Thống Nhất 32 2 1 1 30 5. Trảng bom 21 0 21 6. Long Thành 37 2 1 1 35 7. Nhơn Trạch 14 0 14 8. Long Khánh 21 1 1 20 9. Cẩm Mỹ 37 2 1 1 35 10. Xuân Lộc 72 12 3 4 1 4 60 11. Vĩnh Cửu 44 7 2 1 2 2 37
Nguồn: Sở Nông nghiệp và phá triển nông thôn tỉnh Đồng Nai, báo cáo rà soát các công trình phục vụ nông nghiệp nông thôn năm 2009
Hàng năm các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp nêu trên cung ứng khoảng 300.000 tấn phân bón và 2.000 tấn thuốc sâu, theo giá thị trường thông qua các hình thức khá đa dạng như bán lấy tiền mặt, bán trả chậm, bán thu qua sản phẩm sau khi thu hoạch…Cơ bản đáp ứng nhu cầu phân bón, thuốc trừ sâu, bệnh cho sản xuất. Bên cạnh đó, tình trạng chênh lệch giá giữa khu vực vùng sâu, vùng xa với khu vực thị tứ, thị trấn tuy đã được thu hẹp những vẫn còn, chất lượng một số loại vật tư nông nghiệp không bảo đảm. Do đó, việc tăng cường hệ
25
thống cung ứng vật tư từ các trạm vật tư nông nghiệp thuộc khu vực nhà nước và các hợp tác xã cần được củng cố và tăng cường.
- Cơ sở chế biến nông sản:
Đây là nghề có nhiều lợi thế phát triển ở Đồng Nai, nhờ lợi thế về vị trí Địa lí – kinh tế, là nơi tập trung nguồn nguyên liệu hạt điều để xuất khẩu. Hiện tại đây là nghề giải quyết việc làm trong nông thôn xếp thứ 3 trong các loại ngành nghề nông thôn ở Tỉnh (sau cơ khí sửa chữa và dệt may giày dép), với 4.275 lao động tham gia, chiếm đến 41,6% lao động nhóm ngành nghề chế biến, bảo quản nông sản và chiếm 15% lao động ngành nghề nông thôn tỉnh Đồng Nai.
+ Cơ sở chế biến và bảo quản cao su của tỉnh Đồng Nai
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, việc sơ chế, bảo quản cao su của tỉnh do tổng công ty cao su Đồng Nai (donaruco) đảm nhiệm với 4 nhà máy do tổng công ty trực tiếp quản lý và một nhà máy cổ phần công ty góp vốn 50% . Sản lượng chế biến cao su thiên nhiên của 5 nhà máy ổn định từ 50.000 đến 55.000 tấn/năm. Đây cũng chính là sản lượng mủ cao su thiên nhiên của toàn tỉnh Đồng Nai.
+ Cơ sở chế biến điều
Các cơ sở ngành nghề nông thôn trong lĩnh vực này nhận làm gia công cho Công ty DONAFOOD và các công ty trung gian khác trên địa bàn, hoặc mua hạt điều của dân, bóc vỏ và bán lại cho các công ty trên. Đầu tiên hạt điều thô được xử lý nhiệt bằng phương pháp chao dầu làm cho vỏ hạt điều mềm ra trước khi tách vỏ bằng máy cơ khí đạp chân, sau đó nhân hạt điều được đưa qua công đoạn sấy, bóc vỏ lụa, phân loại, khử trùng và đem đóng gói bằng thùng thiếc hoặc bao nilon hút hết không khí và bơm vào một lượng nhỏ khí nitơ để chống ẩm, mốc. Người nhận làm gia công chỉ làm công đoạn nhận hạt điều đã được xử lý nhiệt về bóc tách vỏ cứng bên ngoài bằng máy cơ khí bán tự động và bóc vỏ lụa bằng thủ công rồi giao lại cho công ty, các công đoạn còn lại đều do DONAFOODS thực hiện. Chi phí gia công 1kg hạt điều thành phẩm 4.200 đồng, các cơ sở khoán lại cho người làm gia công 3.700 đồng/kg, trung bình thu nhập 1 lao động khoảng từ 1,5 – 1,7 triệu đồng/tháng.
Theo số liệu điều tra, tổng hợp hiện có 122 cơ sở, bao gồm 1 công ty, 1 HTX và 120 cơ sở cá thể. Phân bố chủ yếu ở Cẩm Mỹ 33 cơ sở, Định Quán 25 cơ sở, Xuân Lộc 15 cơ sở, Tân Phú 14 cơ sở, Thống Nhất 11 cơ sở, Long Khánh 10 cơ sở và rải rác ở các huyện còn lại. Các
26
cơ sở sơ chế hạt điều thường có số lượng người làm khá đông, do phần lớn các công đoạn phải làm thủ công và bán thủ công, bình quân mỗi cơ sở có 34,76 lao động, cao nhất trong các ngành nghề nông thôn ở Đồng Nai. Giá trị sản lượng ngành sơ chế hạt điều năm 2008 đạt 384,76 tỷ đồng, chiếm đến 40,5% GTSL nhóm ngành chế biến, bảo quản nông lâm sản và chiếm 18,8% tổng GTSL ngành nghề nông thôn Đồng Nai.
+ Cơ sở sơ chế, bảo quản cà phê
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói riêng và nhiều tỉnh thành khác trong cả nước (có diện tích trồng cà phê) đều chưa có cơ sở sơ chế và bảo quản theo đúng yêu cầu mà chủ yếu là được các hộ nông dân hay các chủ trang trại phơi sấy bằng phương pháp thủ công và phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên chất lượng cà phê nhân bị giảm. Đa số các hộ nông dân sử dụng phương pháp sơ chế khô nên chất lượng không cao và giá thành xuất khẩu giảm không cạnh tranh được với thị trường cà phê của các nước khác trên thế giới.
Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện có 2 công ty chế biến cà phê hòa tan và cà phê bột (công ty cà phê Biên Hòa và công ty Nestle), nhưng sản lượng cà phê nhân trên địa bàn tỉnh chỉ chiếm có 0,36% sản lượng cà phê được đưa vào chế biến. Phần lớn sản lượng cà phê của tỉnh vẫn được xuất khẩu dưới dạng sơ chế (cà phê nhân) nên giá thành thấp do đó thiệt thòi cho người trồng cà phê.
+ Cơ sở chế biến tiêu
Hầu hết sản lượng tiêu của tỉnh chỉ qua khâu phơi sấy thủ công ở trong các hộ nông dân phục vụ nhu cầu xuất khẩu là chủ yếu. Chỉ có một phần rất nhỏ được tiêu thụ trong nước dưới dạng thô và xay nhỏ.
2.1.2.3. Đường lối chính sách
Trong những năm qua, tuy còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu, đồng thời biến đổi khí hậu, thời tiết, dịch bệnh có lúc bất lợi cho sản xuất nông nghiệp nhưng với tinh thần tự lực, tự cường, sáng tạo, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Đồng Nai đã đạt được những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực. Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, kết cấu hạ tầng từng bước được đầu tư mở rộng, thúc đẩy phát triển các mặt kinh tế - xã hội trên địa bàn. Sản xuất nông nghiệp được chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế và
27
thu nhập cho người nông dân. Hoàn thành việc cải tạo vườn tạp, chuyển đổi cây hàng năm sang trồng cây lâu năm; hình thành một số vùng chuyên canh như Điều, Cao Su, tiêu…
Đối với cây công nghiệp lâu năm, UBND tỉnh đã đưa ra QĐ43 ngày 12 tháng 7 năm 2007 về việc xác định các cây trồng chủ lực trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, trong đó có cây cao su, cà phê, tiêu và điều nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng.
Ngoài ra tỉnh còn có nhiều chính sách ưu tiên và hỗ trợ trong sản xuất nông nghiệp nhất là đối với những vùng miền núi và những vùng có lợi thế phát triển nông nghiệp của tỉnh nhằm từng bước tháo gỡ những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp trong điều kiện hiện nay.
2.1.2.4. Nguồn vốn và thị trường tiêu thụ
- Nguồn vốn để phát triển sản xuất và chế biến cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Đồng Nai chủ yếu từ các nguồn sau:
+ Nguồn vốn tự có trong dân đối với các hộ trồng tiêu, cà phê và một số hộ sản xuất cao su, điều; riêng đối với trồng và chế biến cao su và điều thì lấy từ nguồn vốn tự có của tổng công ty cao su Đồng Nai (đây chủ yếu là nguồn vốn của nhà nước) và công ty DONAFOOD.
+ Ngoài ra, để duy trì hoạt động sản xuất các hộ kinh doanh và các doanh nghiệp chế biến còn được vay vốn ưu đãi từ các ngân hàng thông qua các chính sách phát triển nông nghiệp của tỉnh.
- Thị trường tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói chung và cả thị trường trong nước là một yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy đầu ra của nông sản tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên các sản phẩm nông sản từ cao su, cà phê, tiêu chủ yếu phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu, chỉ có sản phẩm sơ chế từ điều thì được tiêu thụ trong nước nhiều hơn cả.
Có thể nói với hơn 86 triệu dân trong nước và các nước láng giềng của Việt Nam, đặc biệt là Trung Quốc cho thấy một tiềm năng tiêu thụ nông sản rất lớn của Việt Nam nói chung và của Đồng Nai nói riêng góp phần thúc đẩy việc trồng và chế biến các sản phẩm nông nghiệp từ cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn hiện nay và tương lai những năm tới.
28
2.1.2.5. Khoa học công nghệ
Trong những năm qua, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã từng bước thực hiện cho các hoạt động chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho nông dân; ưu tiên đầu tư ứng dụng các giống cây trồng, vật nuôi mới cho năng suất cao, chất lượng tốt và đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào công tác chuyển giao khoa học- công nghệ ở huyện; thực hiện tốt chính sách thu hút trí thức trẻ về nông thôn nhất là các ngành y tế, giáo dục và văn hóa; nâng cao năng lực hiệu quả của công tác khuyến nông ở huyện và các xã, thị trấn. Tập trung xây dựng các vùng sản xuất nông sản an toàn, công nghệ cao, xây dựng thương hiệu cho các loại nông sản địa phương có thế mạnh. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng