Tình hình quản lý đất đai

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn thị trấn Cao Lộc, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, giai đoạn 2011 - 2013. (Trang 48 - 49)

4.1.4.1. Công tác quản lý Nhà nước vềđất đai

Ngày 08/01/1988 Nhà nước đã ban hành bộ Luật Đất đai đầu tiên: Luật

Đất đai 1988. Đây chính là dấu mốc lịch sử đầu tiên thể hiện sự quản lý của Nhà nước đối với đất đai. Sau 5 năm thực hiện Luật Đất đai 1988 bộc lộ một số điều không còn phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường trong giai đoạn mới của đất nước. Trước tình hình đó ngày 14/07/1993, Nhà nước

đã bổ sung hoàn chỉnh và thông qua Luật Đất đai 1993. Tại điều 13 Luật Đất

đai 1993 đã nêu 7 nội dung quản lý nhà nước về đất đai bao gồm:

- Điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá và phân hạng đất, lập bản đồđịa chính; - Quy hoạch và kế hoạch hóa việc sử dụng đất đai;

- Ban hành các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất và tổ chức thực hiện các văn bản đó;

- Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất;

- Đăng ký đất đai, lập và quản lý các hợp đồng sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

- Thanh tra việc chấp hành các chếđộ, thể lệ về quản lý sử dụng đất; - Giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý sử dụng đất;

Nhưng trước sự đổi mới nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện

đại hóa thì nhu cầu sử dụng đất phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội ngày một tăng. Do đó để nâng cao hiệu lực quản lý, khuyến khích việc sử

dụng đất hợp lý và có hiệu quả nguồn lực đất đai của quốc gia, ngày 26/11/2003 Luật Đất đai 2003 đã ra đời. Việc bổ sung và thêm mới một số nội dung về quản lý Nhà nước về đất đai nhằm mục đích đưa công tác quản lý đất

đai ngày càng hiệu quả và thích hợp. Tại điều 6 Luật Đất đai năm 2003 quy

- Công tác ban hành các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó. - Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính. - Khảo sát đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng và bản đồ quy hạch sử dụng đất. - Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử

dụng đất.

- Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Thống kê, kiểm kê đất đai. - Quản lý tài chính về đất đai.

- Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản.

- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. - Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất

đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.

- Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai.

- Quản lý các hoạt động dịch vụ công vềđất.

Đồng thời Luật Đất đai năm 2003 chia đất đai thành 3 nhóm chính. Đó là: - Đất nông nghiệp.

- Đất chưa sử dụng. - Đất phi nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn thị trấn Cao Lộc, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, giai đoạn 2011 - 2013. (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)