Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn thị trấn Cao Lộc, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, giai đoạn 2011 - 2013. (Trang 39 - 43)

4.1.1.1. Vị trí địa lí

Cao Lộc là một huyện miền núi biên giới là vành đai bao quanh thành phố Lạng Sơn, có vị trí địa lý từ 21045' đến 220 vĩ độ Bắc và 106039' đến 107003' kinh độ Đông. Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2011 huyện có tổng diện tích tự nhiên là 63429,06 ha với các vị trí tiếp giáp sau:

- Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc với đường biên giới dài 83 km; - Phía Nam giáp huyện Văn Quan, huyện Chi Lăng;

- Phía Tây giáp huyện Văn Lãng; - Phía Đông giáp huyện Lộc Bình.

235 4b 234 4a 1 hu yÖ n v ¨n l ng huyÖn v¨n quan huyÖn chi l¨ng huyÖn léc b×nh tru ng q uèc tt. cao léc tp. l¹ng s¬n huy Ön cao l éc 1 Hình 4.1. Vị trí địa lý huyện Cao Lộc

4.1.1.2. Khí Hậu Thủy văn

a. Khí hậu

Cao Lộc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, Á nhiệt đới nên khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình hàng năm 220C. Lượng mưa trung bình hàng năm 1.302 mm, ở trên các triền núi cao có lượng mưa tới 2.500 mm/năm, các tháng 5, 6 , 7, 8, 9 có tổng lượng mưa chiếm 70% lượng mưa cả năm. Độẩm không khí trung bình 82%. Gió có 2 hướng chủ yếu là: gió mùa Đông Bắc xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, gió mùa Đông Nam xuất hiện từ

tháng 5 đến tháng 10. Hàng năm, có xuất hiện sương muối từ 1 đến 3 ngày vào mùa đông (tháng 12 đến tháng 1).

b. Thủy văn

Hệ thống sông suối của Cao Lộc bao gồm sông Kỳ Cùng chảy qua 4 xã: Tân Liên, Gia Cát, Song Giáp và Bình Trung với chiều dài thuộc huyện Cao Lộc là 35 km.

Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có một số dòng suối lớn như: suối Bản Lề; suối Khuổi Tao; suối Bản Lìm; suối Khuổi Hái...

4.1.1.3. Địa hình

Cao Lộc có độ cao trung bình so với mặt nước biển là 260 m, địa hình toàn huyện chia thành 4 vùng khác nhau gồm: địa hình núi cao; vùng đồi núi thấp nhô có độ nghiêng dần về phía Tây - Nam; vùng đồi bát úp, nón trũng; vùng núi đất xen kẽ núi đá vôi có thung lũng lớn. Dải đường biên giới có hướng dốc về nội địa, độ dốc trung bình 20 - 300.

Nhìn chung, địa hình Cao Lộc khá phức tạp với độ dốc lớn và bị chia cắt mạnh, trên 3/4 diện tích là đồi núi, núi đất xen kẽ núi đá vôi. Trên vùng núi, phần lớn là núi trọc và rừng tái sinh. Do ảnh hưởng của yếu tố địa hình, cùng với sự khai thác tài nguyên rừng bất hợp lý làm cho đất đai bị xói mòn, thoái hoá, tỷ lệ đất chưa sử dụng còn khá cao.

4.1.1.4. Nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên đất

Đất đai Cao Lộc chủ yếu được hình thành do quá trình phong hoá đá mẹ (đá vôi, đá phiến thạch sét, cuội kết…) ngoài ra, còn có một phần nhỏ diện tích đất được hình thành do sản phẩm dốc tụ và đất phù sa sông suối. Diện tích đất tốt chiếm tỷ lệ thấp chủ yếu là đất nghèo dinh dưỡng, ít thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

Các loại đất theo nguồn gốc phát sinh trên địa bàn huyện bao gồm: đất mùn trên núi ở độ cao trên 1000 m; đất feralit màu vàng nhạt trên núi; đất feralit đỏ vàng trên núi cao, ở độ cao từ 300 - 700 m; đất feralit điển hình nhiệt đới ẩm vùng đồi thấp; đất phù sa sông suối; đất lúa nước vùng đồi núi.

b. Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Trên địa bàn huyện có khoảng 35 km sông Kỳ Cùng chảy qua, 5 con suối lớn, một số hồ đập và các con suối nhỏ là nguồn nước mặt chủ yếu có thể khai thác để phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện.

- Nguồn nước ngầm: Chưa có số liệu khảo sát cụ thể về nước ngầm nhưng qua nhiên cứu thực tế cho thấy lượng nước vào mùa cạn cũng không quá khó khăn, tuy nhiên khả năng khai thác nước ngầm ở các vùng nông thôn còn rất hạn chế vì phải đầu tư lớn. Vì vậy, cần có biện pháp trữ nước mưa cho sinh hoạt và xây dựng đập ngăn nước tạo hồ chứa phục vụ tưới tiêu và sinh hoạt.

c. Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản ở Cao Lộc có: quặng nhôm ở Tam Lung (xã Thụy Hùng) trữ lượng khoảng 1 triệu tấn; vàng sa khoáng sông Kỳ Cùng (xã Tân Liên, Gia Cát) trữ lượng khoảng 500.000 m3/năm; suối nước khoáng ở

Mẫu Sơn trữ lượng khoảng 500.000 m3/năm; cát xây dựng ở suối Bản Ngà xã Gia Cát khoảng 700.000 m3; đất sét làm gạch ngói ở Hợp Thành và thị trấn

d. Tài nguyên rừng

Cao Lộc có 3/4 diện tích là đồi núi nhưng diện tích đất có rừng chỉ

chiếm 38,75%, trong đó chủ yếu là rừng tái sinh và rừng trồng. Diện tích rừng nguyên sinh còn lại rất ít ở vùng núi cao Công Sơn, Mẫu Sơn và một số xã giáp biên giới Việt - Trung. Hiện nay, vẫn còn một số ít lâm sản quý như:

đinh, lim, lát, nấm hương, mộc nhĩ, sa nhân… và một số động vật quý như: sơn dương, hươu, nai, hoạ mi… Hiện nay, tỷ lệ che phủ toàn huyện là 42,4%, thấp hơn so với một số huyện khác và toàn tỉnh Lạng Sơn.

e. Tài nguyên nhân văn

Quân và dân các dân tộc huyện Cao Lộc đã đoàn kết nhất trí dưới sự lãnh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đạo của Đảng Bộ huyện lập được nhiều chiến công hiển hách, được Chính phủ

tặng nhiều huân chương, huyện và một số xã đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ kháng chiến.

Huyện có nhiều di tích lịch sử, di tích tôn giáo và thắng cảnh ghi nhận công lao của các vị anh hùng dân tộc; lễ hội truyền thống được duy trì hàng năm, nhất là vào dịp tết tháng giêng và tháng hai âm lịch với nhiều lễ hội đặc sắc và phong phú của các dân tộc như Hội "Lồng Tồng", Hội Ba Sơn, Hội chùa Bắc Nga, Hội đền Mẫu Đồng Đăng…

4.1.1.5. Thực trạng môi trường

Những năm trước đây, rừng bị tàn phá làm cho đất trống đồi trọc tăng lên, diện tích rừng bị thu hẹp, độ che phủ thấp, đó là một cảnh báo về sự suy thoái tài nguyên. Trong tương lai, cần phải có biện pháp tích cực trong việc trồng rừng, phủ xanh đất trống đểđảm bảo độ an toàn sinh thái.

Mặt khác, với tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá như hiện nay Cao Lộc cũng cần có những công trình cấp thoát nước và xử lý chất thải rắn, đồng thời phải quan tâm đến vấn đề nước sạch nông thôn để đảm bảo nước sạch hài hoà.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn thị trấn Cao Lộc, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, giai đoạn 2011 - 2013. (Trang 39 - 43)