Sơ lược về tình hình chuyển QSDĐ của tỉnh Lạng Sơn

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn thị trấn Cao Lộc, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, giai đoạn 2011 - 2013. (Trang 35)

Lạng Sơn là một tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam, so với các tỉnh khác sự phát triển của Lạng Sơn vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của vùng. Tuy nhiên, với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung hiện nay, việc sử dụng đất để phát triển các ngành kinh tế đang ngày một gia tăng. Đất

đai sử dụng ngày một nhiều và ngày càng được các cấp, các ngành quan tâm. Công tác chuyển quyền sử dụng đất ở tỉnh Lạng Sơn nói chung có sự biến

động rất lớn. Người dân tham gia vào việc chuyển quyền tương đối nhiều, nhưng chưa đa dạng, chủ yếu là hình thức chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế

và thế chấp quyền sử dụng đất.

Lạng Sơn là một trong những tỉnh được đánh giá đạt loại khá của cả

nước trong công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cu

- Thực trạng chuyển QSDĐ trên địa bàn thị trấn Cao Lộc giai đoạn 2011 - 2013

3.1.2. Phm vi nghiên cu

- Đánh giá hoạt động của 8 hình thức chuyển QSDĐ trên địa bàn thị

trấn Cao Lộc.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

Địa điểm: - Phòng Tài Nguyên & Môi Trường huyện Cao Lộc-Tỉnh Lạng Sơn.

Thời gian thực hiện: Từ ngày 20/01/2014 đến ngày 30/04/2014. 3.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi

3.3.1. Ni dung nghiên cu

Nội dung 1: Điều tra sơ lược về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội; tình hình sử dụng đất tại huyện Cao Lộc.

- Điều kiện tự nhiên

- Điều kiện kinh tế - xã hội

- Hiện trạng sử dụng và tình hình quản lý đất đai tại địa phương

Nội dung 2: Đánh giá kết quả chuyển QSDĐ theo 8 hình thức chuyển quyền được quy định trong Luật Đất đai năm 2003

-Đánh giá kết quả chuyển đổi quyền sử dụng đất - Đánh giá kết quả chuyển nhượng quyền sử dụng đất

- Đánh giá kết quả cho thuê và cho thuê lại quyền sử dụng đất - Đánh giá kết quả thừa kế quyền sử dụng đất

- Đánh giá kết quả tặng cho quyền sử dụng đất

- Đánh giá kết quả thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất - Đánh giá kết quả bảo lãnh bằng giá trị quyền sử đất - Đánh giá kết quả góp vốn bằng giá trị quyền sử đất

Nội dung 3: Đánh giá sự hiểu biết về chuyển QSDĐ của người dân. - Đánh giá sự hiểu biết của cán bộ quản lý về các hình thức chuyển quyền sử dụng đất.

- Đánh giá sự hiểu biết của người dân về các hình thức chuyển quyền sử dụng đất.

3.3.2. Các ch tiêu nghiên cu

Đề tài nghiên cứu các chỉ tiêu sau:

• Các chỉ tiêu về số lượng, diện tích và trường hợp chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê và cho thuê lại, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất; thế

chấp, bảo lãnh và góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo góc độ thứ cấp.

• Các chỉ tiêu về sự hiểu biết chung như sự hiểu biết cơ bản về chuyển quyền sử dụng đất; điều kiện để đất thực hiện các quyền chuyển quyền sử

dụng đất; về thời điểm được thực hiện các quyền chuyển sử dụng đất; về tài chính liên quan đến chuyển quyền sử dụng đất và sự hiểu biết riêng về 8 hình thức chuyển quyền sử dụng đất của cán bộ quản lý và người dân tính theo tỷ

lệ trả lời đúng.

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp thu thp s liu

3.4.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, đời sống văn hóa giáo dục, y tế, hiện trạng sử dụng đất, tình hình chuyển QSDĐ trên địa bàn thị trấn.

3.4.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Điều tra phỏng vấn qua bộ câu hỏi đã chuẩn bị sẵn. Chia đối tượng phỏng vấn ra làm 3 nhóm:

Nhóm 1: Gồm cán bộđịa chính. Nhóm 2: Cán bộ công chức.

Nhóm 3: Hộ gia đình, cá nhân là người trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Phỏng vấn được thực hiện theo bộ phiếu điều tra. Mỗi câu hỏi trong bộ

phiếu điều tra sẽ tương ứng là một chỉ tiêu trong hệ thống bảng biểu.

3.4.2. Phương pháp tng hp, phân tích x lý s liu

Phân tích, tổng hợp các dữ liệu, số liệu bằng phần mềm excel rồi so sánh với quy định của pháp luật đất đai hiện hành đểđánh giá.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Kết quả đánh giá sơ lược tình hình cơ bản của thị trấn Cao Lộc huyện Cao Lộc - Tỉnh Lạng Sơn

4.1.1. Điu kin t nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lí

Cao Lộc là một huyện miền núi biên giới là vành đai bao quanh thành phố Lạng Sơn, có vị trí địa lý từ 21045' đến 220 vĩ độ Bắc và 106039' đến 107003' kinh độ Đông. Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2011 huyện có tổng diện tích tự nhiên là 63429,06 ha với các vị trí tiếp giáp sau:

- Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc với đường biên giới dài 83 km; - Phía Nam giáp huyện Văn Quan, huyện Chi Lăng;

- Phía Tây giáp huyện Văn Lãng; - Phía Đông giáp huyện Lộc Bình.

235 4b 234 4a 1 hu yÖ n v ¨n l ng huyÖn v¨n quan huyÖn chi l¨ng huyÖn léc b×nh tru ng q uèc tt. cao léc tp. l¹ng s¬n huy Ön cao l éc 1 Hình 4.1. Vị trí địa lý huyện Cao Lộc

4.1.1.2. Khí Hậu Thủy văn

a. Khí hậu

Cao Lộc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, Á nhiệt đới nên khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình hàng năm 220C. Lượng mưa trung bình hàng năm 1.302 mm, ở trên các triền núi cao có lượng mưa tới 2.500 mm/năm, các tháng 5, 6 , 7, 8, 9 có tổng lượng mưa chiếm 70% lượng mưa cả năm. Độẩm không khí trung bình 82%. Gió có 2 hướng chủ yếu là: gió mùa Đông Bắc xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, gió mùa Đông Nam xuất hiện từ

tháng 5 đến tháng 10. Hàng năm, có xuất hiện sương muối từ 1 đến 3 ngày vào mùa đông (tháng 12 đến tháng 1).

b. Thủy văn

Hệ thống sông suối của Cao Lộc bao gồm sông Kỳ Cùng chảy qua 4 xã: Tân Liên, Gia Cát, Song Giáp và Bình Trung với chiều dài thuộc huyện Cao Lộc là 35 km.

Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có một số dòng suối lớn như: suối Bản Lề; suối Khuổi Tao; suối Bản Lìm; suối Khuổi Hái...

4.1.1.3. Địa hình

Cao Lộc có độ cao trung bình so với mặt nước biển là 260 m, địa hình toàn huyện chia thành 4 vùng khác nhau gồm: địa hình núi cao; vùng đồi núi thấp nhô có độ nghiêng dần về phía Tây - Nam; vùng đồi bát úp, nón trũng; vùng núi đất xen kẽ núi đá vôi có thung lũng lớn. Dải đường biên giới có hướng dốc về nội địa, độ dốc trung bình 20 - 300.

Nhìn chung, địa hình Cao Lộc khá phức tạp với độ dốc lớn và bị chia cắt mạnh, trên 3/4 diện tích là đồi núi, núi đất xen kẽ núi đá vôi. Trên vùng núi, phần lớn là núi trọc và rừng tái sinh. Do ảnh hưởng của yếu tố địa hình, cùng với sự khai thác tài nguyên rừng bất hợp lý làm cho đất đai bị xói mòn, thoái hoá, tỷ lệ đất chưa sử dụng còn khá cao.

4.1.1.4. Nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên đất

Đất đai Cao Lộc chủ yếu được hình thành do quá trình phong hoá đá mẹ (đá vôi, đá phiến thạch sét, cuội kết…) ngoài ra, còn có một phần nhỏ diện tích đất được hình thành do sản phẩm dốc tụ và đất phù sa sông suối. Diện tích đất tốt chiếm tỷ lệ thấp chủ yếu là đất nghèo dinh dưỡng, ít thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

Các loại đất theo nguồn gốc phát sinh trên địa bàn huyện bao gồm: đất mùn trên núi ở độ cao trên 1000 m; đất feralit màu vàng nhạt trên núi; đất feralit đỏ vàng trên núi cao, ở độ cao từ 300 - 700 m; đất feralit điển hình nhiệt đới ẩm vùng đồi thấp; đất phù sa sông suối; đất lúa nước vùng đồi núi.

b. Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Trên địa bàn huyện có khoảng 35 km sông Kỳ Cùng chảy qua, 5 con suối lớn, một số hồ đập và các con suối nhỏ là nguồn nước mặt chủ yếu có thể khai thác để phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện.

- Nguồn nước ngầm: Chưa có số liệu khảo sát cụ thể về nước ngầm nhưng qua nhiên cứu thực tế cho thấy lượng nước vào mùa cạn cũng không quá khó khăn, tuy nhiên khả năng khai thác nước ngầm ở các vùng nông thôn còn rất hạn chế vì phải đầu tư lớn. Vì vậy, cần có biện pháp trữ nước mưa cho sinh hoạt và xây dựng đập ngăn nước tạo hồ chứa phục vụ tưới tiêu và sinh hoạt.

c. Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản ở Cao Lộc có: quặng nhôm ở Tam Lung (xã Thụy Hùng) trữ lượng khoảng 1 triệu tấn; vàng sa khoáng sông Kỳ Cùng (xã Tân Liên, Gia Cát) trữ lượng khoảng 500.000 m3/năm; suối nước khoáng ở

Mẫu Sơn trữ lượng khoảng 500.000 m3/năm; cát xây dựng ở suối Bản Ngà xã Gia Cát khoảng 700.000 m3; đất sét làm gạch ngói ở Hợp Thành và thị trấn

d. Tài nguyên rừng

Cao Lộc có 3/4 diện tích là đồi núi nhưng diện tích đất có rừng chỉ

chiếm 38,75%, trong đó chủ yếu là rừng tái sinh và rừng trồng. Diện tích rừng nguyên sinh còn lại rất ít ở vùng núi cao Công Sơn, Mẫu Sơn và một số xã giáp biên giới Việt - Trung. Hiện nay, vẫn còn một số ít lâm sản quý như:

đinh, lim, lát, nấm hương, mộc nhĩ, sa nhân… và một số động vật quý như: sơn dương, hươu, nai, hoạ mi… Hiện nay, tỷ lệ che phủ toàn huyện là 42,4%, thấp hơn so với một số huyện khác và toàn tỉnh Lạng Sơn.

e. Tài nguyên nhân văn

Quân và dân các dân tộc huyện Cao Lộc đã đoàn kết nhất trí dưới sự lãnh

đạo của Đảng Bộ huyện lập được nhiều chiến công hiển hách, được Chính phủ

tặng nhiều huân chương, huyện và một số xã đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ kháng chiến.

Huyện có nhiều di tích lịch sử, di tích tôn giáo và thắng cảnh ghi nhận công lao của các vị anh hùng dân tộc; lễ hội truyền thống được duy trì hàng năm, nhất là vào dịp tết tháng giêng và tháng hai âm lịch với nhiều lễ hội đặc sắc và phong phú của các dân tộc như Hội "Lồng Tồng", Hội Ba Sơn, Hội chùa Bắc Nga, Hội đền Mẫu Đồng Đăng…

4.1.1.5. Thực trạng môi trường

Những năm trước đây, rừng bị tàn phá làm cho đất trống đồi trọc tăng lên, diện tích rừng bị thu hẹp, độ che phủ thấp, đó là một cảnh báo về sự suy thoái tài nguyên. Trong tương lai, cần phải có biện pháp tích cực trong việc trồng rừng, phủ xanh đất trống đểđảm bảo độ an toàn sinh thái.

Mặt khác, với tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá như hiện nay Cao Lộc cũng cần có những công trình cấp thoát nước và xử lý chất thải rắn, đồng thời phải quan tâm đến vấn đề nước sạch nông thôn để đảm bảo nước sạch hài hoà.

4.1.2. Điu kin kinh tế xã hi

4.1.2.1 Thực trạng phát triển kinh tế

Những năm qua, nền kinh tế của huyện có bước tăng trưởng khá, giá trị

sản xuất các ngành kinh tế bình quân tăng (thời kỳ 2005 - 2011) là 15,21%, GDP bình quân tăng 10,17%, GDP đầu người tăng từ 3,25 triệu đồng lên 6,5 triệu đồng. Kết quảđược thể hiện ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Cơ cấu kinh tế huyện Cao Lộc năm 2011

(Đơn vị tính: %)

STT Nhóm ngành Năm 2005 Năm 2011 Tăng (+) Giảm (-)

1 Nông nghiệp 51,60 28,04 - 23,56

2 Công nghiệp – xây dựng 15,70 27,58 + 11,88

3 Dịch vụ 32,70 44,38 + 11,69

Tổng 100,00 100,00

(Nguồn: UBND huyện Cao Lộc)

Số liệu ở bảng 4.1 cho thấy, nền kinh tế của huyện đã có bước tăng trưởng và phát triển đúng hướng và thu được những kết quả đáng khích lệ, nhất là trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng của nhóm ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng của các nhóm ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.

4.1.2.2. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

a. Giao thông

Cao Lộc là có đường giao thông tương đối thuận tiện, giao thông vận tải trên địa bàn huyện được đầu tư phát triển tương đối mạnh cả về đường bộ

và đường sắt.

Trên địa bàn huyện có 5 tuyến quốc lộ, 6 tuyến tỉnh lộ và hệ thống

đường trục xã, đường nông thôn. Hệ thống đường sắt gồm có đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng; Yên Trạch - Na Dương.

Đây là các tuyến đường giao thông quan trọng giúp huyện Cao Lộc có khả năng giao lưu thuận lợi với các địa phương trong và ngoài nước. Tuy nhiên, do địa hình miền núi cao dốc, mặt đường còn hẹp, chất lượng xấu, gây khó khăn cho việc đi lại của nhân dân nhất là vào mùa mưa.

b. Thuỷ lợi

Nhiều công trình thuỷ lợi do đã xây dựng từ lâu, nay đã bị xuống cấp, số lượng công trình thuỷ lợi ít, chất lượng kém nên tỷ lệ diện tích được tưới so với tổng diện tích gieo trồng còn thấp. Đây là một hạn chế lớn đến khả

năng thâm canh tăng vụ trong nông nghiệp. c. Hệ thống điện bưu chính viễn thông

Hệ thống điện lưới quốc gia đã được đầu tư nâng cấp và mở rộng tới các xã. Hiện nay, 100% xã, thị trấn đã được sử dụng điện. Ngoài ra còn có trên 300 máy phát điện nhỏ do dân đầu tư ở các thôn bản, vùng sâu, vùng xa có nguồn nước thuận tiện, góp phần đưa tỷ lệ hộ dùng điện toàn huyện đạt trên 95%.

Thông tin liên lạc ngày càng được mở rộng phục vụ tốt nhu cầu xã hội. Mạng lưới bưu chính viễn thông được củng cố và phát triển đảm bảo thông tin liên lạc kịp thời thông suốt đáp ứng cho công tác lãnh đạo và nhu cầu của nhân dân.

4.1.2.3. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội

a. Công tác giáo dục và đào tạo

Chất lượng giáo dục đạt kết quả khá cao, 23/23 xã, thị trấn hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học - xóa mù chữ, huyện đã được công nhận phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, 21/23 xã, thị trấn hoàn thành phổ cập trung học cơ sở, có 8 trường đạt chuẩn quốc gia.

Tuy đã đạt được những kết quả tích cực trong thời gian qua song công tác giáo dục đào tạo vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển trong tương lai, chất lượng giáo dục còn thấp, tỷ lệ học sinh khá giỏi ở các cấp cao chưa nhiều, số học sinh thi đỗ vào các trường cao đẳng, đại học còn rất ít, vì vậy

đòi hỏi phải có sự quan tâm hơn nữa của các cấp Uỷ Đảng, chính quyền địa phương trong công tác này.

b. Công tác y tế chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Mạng lưới y tế cơ sở được củng cố, đến nay 100% số xã, thị trấn có Trạm Y tế khám chữa bệnh thông thường cho nhân dân. Hoạt động của ngành y tế đã đóng góp tích cực cho các chương trình chăm sóc sức khoẻ cộng đồng như: tiêm chủng mở rộng, chống suy dinh dưỡng trẻ em, phòng chống HIV, chống lao, sốt rét… đồng thời cũng góp phần thực hiện tốt công tác dân số kế

hoạch hoá gia đình của huyện.

c. Về hoạt động văn hoá thông tin, thể dục thể thao

Các hoạt động văn hoá thông tin, thể dục thể thao được duy trì phát triển. Hàng năm, đồng bào các dân tộc huyện vẫn tổ chức lễ hội truyền thống mang bản sắc dân tộc đảm bảo vui tươi lành mạnh, an toàn và tiết kiệm.

Phong trào hoạt động thể dục thể thao quần chúng đang được diễn ra

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn thị trấn Cao Lộc, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, giai đoạn 2011 - 2013. (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)