Thành phần thiên địch trên cây cao lương ngọt tại Thái Nguyên năm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần, diễn biến rệp muội trên cao lương ngọt nhập nội từ Nhật Bản vụ xuân năm 2014 tại Thái Nguyên. (Trang 35 - 40)

năm 2014 5,8 2 0,4 19,8 80,6 136,4 421,8 842,4 1024,8 0 200 400 600 800 1000 1200 19/4 23/4 27/4 1/5 5/5 9/5 13/5 17/5 21/5 Ngày điều tra S r p /c â y con/cây

Trong các hệ sinh thái tự nhiên cũng như trong những hệ sinh thái nông nghiệp, trên đồng ruộng luôn tồn tại mối quan hệ giữa các loài sinh vật gây hại và các loài sinh vật có ích. Giữa chúng luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau, loài này kìm hãm cũng như thúc đẩy sự phát triển của loài kia và ngược lại. Chính vì lý do đó khi trên đồng ruộng xuất hiện các loài sâu hại thì song song với nó cũng sẽ xuất hiện một lực lượng đối địch với sâu hại gọi là thiên địch (hay kẻ thù tự nhiên). Các loài thiên địch có tác dụng điều hòa số lượng các loài sâu hại, chúng có khả năng kìm hãm sự gia tăng quần thể của các loài sâu hại do việc nghiên cứu về chúng được nhiều nhà khoa học trong nước và thế giới quan tâm. Để đánh giá được vai trò của các loài thiên địch của rệp trên cây cao lương, chúng tôi tiến hành điều tra thành phần và mức độ phổ biến của chúng trong vụ xuân năm 2014 tại Thái Nguyên. Kết quả điều tra được ghi lại ở bảng 4.3.

Bảng 4.3: Thành phần thiên địch rệp hại trên cao lương

Stt Tên Việt Nam Tên tiếng anh Họ Mức độ

phổ biến

1 Bọ rùa Convergent Lady Beetle

Cocconellidae +++

2 Ruồi ăn rệp Predatory fly Syrphidae ++

3 Kiến ba khoang Staphilinidae ++

Ấu trùng ruồi ăn rệp (Syrphidae) Nhộng ruồi ăn rệp (Syrphidae)

Ấu trùng bọ rùa ăn rệp (Coccinellidae) (loài 1)

Nhộng bọ rùa ăn rệp (Coccinellidae) (loài 1)

Trưởng thành bọ rùa ăn rệp (Coccinellidae) (loài 1) Ấu trùng bọ rùa ăn rệp (Coccinellidae) (loài 2) Trưởng thành bọ rùa ăn rệp (Coccinellidae) (loài 2) Nhộng bọ rùa ăn rệp (Coccinellidae) (loài 2)

Hình 4.5: Một số loài thiên địch của rệp hại cao lương

Kết quả nghiên cứu cho thấy: thành phần thiên địch của rệp muội hại cao lương gồm có bọ rùa, ruồi ăn rệp và kiến ba khoang. Trong 3 loại bắt gặp trên ruộng cao lương thì bọ rùa có mức phổ biến bắt gặp cao nhất, từ 26-50% còn ruồi ăn rệp và kiến ba khoang thì tần xuất bắt gặp từ 11-25%.

Bọ rùa thuộc họ Coccinellidae có kích thước cơ thể nhỏ và trung bình. Mặt lưng của cơ thể thường vồng lên hình mu rùa, mặt bụng bằng. Màu sắc phong phú, thường có màu đỏ, da cam bóng loáng với những vân, chấm màu đen hoặc có màu nâu tối được phủ một lớp lông mịn.

Hiện nay bọ rùa được nghiên cứu ứng dụng trong biện pháp sinh học phòng trừ sâu hại. Sự kiện bọ rùa Rhodolia cadinalis Muls được nhập từ châu Úc vào California để trừ rệp sáp Icerrya purchasi hại cam chanh được coi là sự kiện có ý nghĩa nhất trong lịch sử sử dụng bọ rùa trong phòng chống rệp hại cây trồng. Năm 1870, người ta đã nhập nội loài bọ rùa 11 chấm Coccinella underciumpunctata từ Anh vào Newziland để tiêu diệt rệp muội.

Từ đó đến nay, biện pháp sinh học nói chung, sử dụng bọ rùa ăn thịt trong phòng trừ sâu hại cây trồng nông nghiệp nói riêng đã được các nhà côn trùng học, các nhà BVTV trên thế giới đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu và ứng dụng vào các lĩnh vực trong sản xuất nông nghiệp, bảo vệ

môi trường và bảo tồn sự đa dạng sinh thái.

Theo Hoàng Đức Nhuận (1982) [] hệ bọ rùa ở Việt Nam đã phát hiện

được 246 loài, thuộc 6 phân họ (trong đó có một phân họ gồm những loài bọ

rùa ăn thực vật, 5 phân họ gồm các loài ăn nấm và động vật) trong đó gần 200 loài sống theo kiểu bắt mồi và có tầm quan trọng trong đấu tranh sinh học. Bọ

rùa thuộc bộ cánh cứng Coleoptera. Trưởng thành có kích thướng 0,8-10mm, hình trứng ngắn. Cánh cứng phần lớn màu đỏ tươi hoặc vàng với các chấm hoặc vệt sẫm làm thành những hình vẽ đặc trưng cho từng loài. Mặt trên sáng bóng, không phủ lông hoặc phủ lông. Ấu trùng hình thoi dài, một số loài hình elip. Lưng sần sùi và có một lớp sáp trắng là chất tiết của cơ thể. Ấu trùng lột xác 3 lần, có 4 tuổi. Một số loài có 5 tuổi. Nhộng: Trước khi hóa nhộng, ấu trùng bọ rùa phải qua giai đoạn tiền nhộng (prepupa).

Muốn lợi dụng thiên địch trong phòng chống sâu hại, phải tiến hành nghiên cứu thành phần và đánh giá vai trò của thiên địch trong hạn chế số

lượng sâu hại. Năm 1982-1993, tác giả Phạm Văn Lầm [] cũng xác định được 8 loài bọ rùa trên cây đậu tương. Trên ngô thu đuọc 10 loài bọ rùa, trong đó có 3 loài phổ biến là: Coccinella transversalis, Micrapis discolor, Menochilus sexmaculatus. Tác giả Hồ Thị Thu Giang (2002) [] cũng xác định trên rau họ

thập tự có 11 loài bọ rùa. Trong đó có 2 loài phổ biến nhất là Menochilus sexmaculatus Fabr và Micrapis discolor Fabr. Thức ăn của chúng chủ yếu là rệp muội. Ngoài ra chúng cũng có khả năng ăn rầy. Nguyễn Viết Tùng (1992)

[] khi nghiên cứu kẻ thù tự nhiên của rệp muội ở vùng Đồng bằng sông Hồng cũng cho biết có 13 loài bọ rùa thường xuyên xuất hiện trên đồng ruộng. Chúng là thiên địch chính của rệp muội không chỉ trên cây đậu tương mà cả

trên cây trồng khác như rau, ngô, bầu bí, cao lương….

Ngoài bọ rùa ăn rệp, trên cao lương còn xuất hiện Ruồi ăn rệp, họ

Syrphidae. Ruồi ăn rệp có kích thước cơ thể trung bình hoặc nhỏ, không có lông cứng, mình có những khoang đen, vàng rõ rệt, râu đầu có lông. Có một bộ phận mạch cánh song song với mép rệp ngoài của cánh. Nguyễn Thị Kim Oanh (1996) đã phát hiện được 20 loài kẻ thù tự nhiên của rệp muội, trong đó có 2 loài ruồi ăn rệp. Quách Thị Ngọ (2000) [5], phát hiện được 3 loài ruồi ăn rệp. Theo kết quả nghiên cứu của Hà Quang Hùng [2]. Ruồi Syrphus ribesii

Linne có sức ăn rất lớn. Pha sâu non (giòi) của ruồi có thể ăn trung bình 39,55 rệp/ ngày. Ở ViÖt Nam nh÷ng nghiªn cøu vÒ ruåi ¨n rÖp cßn rÊt Ýt.

Kiến ba khoang thuộc Họ Staphilinidae (cánh cụt), bộ Cánh cứng. Loài côn trùng này có thân mình thon dài như hạt thóc (dài 1-1,2 cm, ngang 2- 3mm), có hai màu đỏ và đen, nhìn giống con kiến; do đó, người ta hay gọi với nhiều tên gọi khác nhau như kiến hoang, kiến kim, kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong. Thức ăn của kiến ba khoang là rày, rệp, các loại ấu trùng nhỏ. Vì vậy kiến ba khoang được nghiên cứu, bảo vệ nhằm hạn khống chế sâu hại, bảo vệ mùa màng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần, diễn biến rệp muội trên cao lương ngọt nhập nội từ Nhật Bản vụ xuân năm 2014 tại Thái Nguyên. (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)