Đặc điểm thời tiết, khí hậu của tỉnh Thái Nguyên vụ xuân năm 2014

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần, diễn biến rệp muội trên cao lương ngọt nhập nội từ Nhật Bản vụ xuân năm 2014 tại Thái Nguyên. (Trang 30 - 31)

Nông nghiệp là một ngành sản xuất khác với các ngành khác là chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của các yếu tố thời tiết như: nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa, số giờ nắng... Do vậy, khi tiến hành thí nghiệm ngoài đồng ruộng chúng ta cần phải theo dõi và thu thập số liệu về diễn biến thời tiết khí hậu để phân tích, đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết khí hậu đến sự phát sinh và phát triển rệp muội và các thành phần sâu hại khác. Đặc điểm thời tiết khí hậu trong thời gian tiến hành đề tài vụ xuân năm 2014 được thể hiện qua bảng 4.1.

Bảng 4.1: Diễn biến thời tiết khí hậu trong vụ xuân tỉnh Thái Nguyên năm 2014

Tháng Nhiệt độ TB (0C) Ẩm độ TB (%) Lượng mưa (mm) Số giờ nắng (giờ) 1 16,6 73 3,7 137 2 16,6 82 29,7 262 3 19,4 91 85,9 96 4 24,7 89 139,3 13 5 28,4 79 152,2 62

(Nguồn: Trạm khí tượng Thái Nguyên năm 2014) [10].

Theo dõi diễn biến thời tiết của Thái Nguyên trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi thấy khá phức tạp, ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát triển rệp muội.

- Nhiệt độ:

Nhiệt độ có liên quan tới sự phát sinh và phát triển mật độ của quần thể rệp muội. Nhiệt độ quá thấp, quá cao đều ảnh hưởng không tốt đến sự phát sinh, phát triển số lượng rệp muội. Nhiệt độ trung bình tháng 1 và tháng 2 thấp (16,60C). Lúc này trong giai đoạn làm đất nên không ảnh hưởng gì đến

sự phát sinh, phát triển rệp muội. Bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 5 nhiệt độ trung bình tăng từ 19,40C-28,40C. Đây là giai đoạn nhiệt độ thích hợp nhất để rệp muội phát sinh, phát triển. Tương ứng với mật độ rệp trong thí nghiệm giai đoạn này cũng tăng cao, đạt 1024,8 con/cây.

- Ẩm độ:

Ẩm độ cũng có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát sinh phát triển của rệp muội. Ẩm độ không khí trong thời gian làm điều tra từ tháng 1/2014 đến tháng 5/2014 đạt 73-91% với ẩm độ không khí như vậy là điều kiện thuận lợi cho rệp muội phát sinh, phát triển. Đặc biệt vào tháng 5 (nhiệt độ 28,40C, ẩm độ 79%) thuận lợi cho rệp phát sinh, phát triển.

- Lượng mưa:

Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến phát sinh, phát triển rệp muội. Tháng 1/2014 có lượng mưa thấp nhất đạt 3,7 mm, tháng 2/2014 có lượng mưa đạt 29,7, lúc này đang trong giai đoạn làm đất nên không ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát triển rệp muội. Tháng 3/2014 có lượng mưa đạt

85,9mm, đây là thời gian mới trồng nên không có rệp muội. Tuy nhiên, giai

đoạn cây con gặp mưa nhỏ nhiều, đất ẩm ướt làm cây phát triển chậm, sâu đục thân gây hại nhiều. Tháng 4/2014 có lượng mưa đạt 139,3 mm, lúc này rệp muội bắt đầu xuất hiện. Ngày 20 tháng 4 năm 2014 rệp muội xuất hiện nhưng ở mức độ thấp, trung bình 7,44 con. Tháng 5/2014 có lượng mưa trung bình cao nhất đạt 152,2mm, rệp muội phát sinh, phát triển nhiều do lượng mưa phân bố đều trong tháng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần, diễn biến rệp muội trên cao lương ngọt nhập nội từ Nhật Bản vụ xuân năm 2014 tại Thái Nguyên. (Trang 30 - 31)