Dụng cụ thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần, diễn biến rệp muội trên cao lương ngọt nhập nội từ Nhật Bản vụ xuân năm 2014 tại Thái Nguyên. (Trang 27 - 28)

- Dụng cụ thu thập mẫu ngoài đồng: Lọ thủy tinh, túi ni lông, chổi lông, bút lông, khay đựng, cồn 70o, kính lúp cầm tay độ phóng đại 10 lần

- Dụng cụ trong phòng: Kính lúp soi nổi, kính hiển vi, đèn cồn, lam, lamen, kim mũi nhọn, panh, bút lông, giấy lọc, bông thấm nước, lọ thủy tinh.

3.1.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu:

- Thời gian: Tháng 3 -5/2014

- Địa điểm: Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên

3.2. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu thành phần, tần suất xuất hiện rệp trên cây cao lương ngọt

- Nghiên cứu diễn biến rệp trên cây cao lương ngọt

- Nghiên cứu thành phần thiên địch của rệp trên cao lương ngọt

- Nghiên cứu thành phần một số loài sâu hại khác trên cao lương ngọt

3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Phương pháp điều tra thành phần rệp muội trên cây cao lương

(Quách Thị Ngọ, 2000) [5].

Việc điều tra thành phần rệp muội được tiến hành trên cây cao lương.

Phương pháp điều tra

Điều tra định kỳ 4 ngày một lần. Điều tra theo 5 điểm chéo góc, mỗi điểm điều tra 5 cây. Trước khi thu cần ghi cẩn thận vị trí bám hút và lập quần tụ, màu sắc rệp, tình trạng gây hại và các loại côn trùng khác cạnh chúng (nếu có).

Phương pháp thu mẫu

Dùng bút lông nhúng nước sạch, vẩy nhẹ rồi đặt từ từ cạnh quần tụ rệp

để rệp kịp thời rút vòi chích hút khỏi mô cây chủ, gạt nhẹ và đưa vào dung dịch cồn 70o hoặc acid lactic.

Thang phân cấp mức độ phổ biến của rệp trên cao lương ngọt: - Nếu tần suất bắt gặp <5%: + rất ít gặp

- Nếu tần suất bắt gặp 5 – 25%: ++ ít phổ biến

- Nếu tần suất bắt gặp 26 – 50%: +++ phổ biến

- Nếu tần suất bắt gặp > 50%: ++++ rất phổ biến

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần, diễn biến rệp muội trên cao lương ngọt nhập nội từ Nhật Bản vụ xuân năm 2014 tại Thái Nguyên. (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)