vụ xuân 2014
Kết quả điều tra diễn biến mật độ rệp muội hại cao lương ngọt vụ xuân
năm 2014 tại Thái Nguyên cho thấy loài rệp gây hại chính là rệp sáp hại ngô, bộ phận gây hại là các lá non, ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau số lượng rệp muội cũng khác nhau, ở giai đoạn đầu của cây cao lương rệp chưa xuất hiện và sau trồng 25 ngày rệp bắt đầu xuất hiện nhưng với mật độ thấp do vụ xuân năm 2014 mưa nhiều rệp muội xuất hiện muộn, đến giữa tháng 4 đầu tháng 5 khi mà ẩm độ không khí giảm số lượng rệp gây hại có chiều hướng tăng. Kết quả được thể hiện qua hình 4.3 và hình 4.4.
7,44 2,33 0,56 22,67 94,56 122,00 468,89 927,78 1108,78 0 200 400 600 800 1000 1200 20/4 24/4 28/4 02/5 06/5 10/5 14/5 18/5 22/5 Ngày điều tra S ố r ệ p /c â y con/cây
Hình 4.3: Diễn biến mật độ rệp muội hại cao lương ngọt tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Hình 4.4: Diễn biến mật độ rệp muội hại cao lương ngọt tại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên
Qua hình 4.3 và hình 4.4 cho thấy: Sau trồng 25 ngày thì rệp muội
bắt đầu xuất hiện với mật độ thấp. Mật độ trung bình chỉ 5,5-7,5 con/cây vào ngày 20 tháng 4. Sau đó mật độ trung bình giảm xuống còn 0,4-0,56 con/cây, trong thời gian này xảy ra mưa to nên làm cho mật độ rệp muội
giảm rõ rệt. Mật độ trung bình của rệp muội tăng dần đạt 122-136,4 con/cây vào trung tuần tháng 5. Mật độ rệp muội tăng mạnh nhất từ
trung tuần tháng 5 (10/5) đạt lớn nhất vào cuối giai đoạn theo dõi (22/5) trên 1.000 con/cây. Trong thời gian này mật độ rệp muội tăng nhanh là do nhiệt độ thích hợp cộng với thức ăn đầy đủ làm cho mật độ rệp muội
tăng nhanh.
Tóm lại: Ở 2 địa điểm Trường Đại học Nông lâm và Phú Lương – Thái
Nguyên thì diễn biến rệp tương đối đồng đều, không có sự chênh nhau nhiều
về mật độ rệp muội ở 2 địa điểm này. Rệp bắt đầu xuất hiện vào ngày 19 tháng 4 và đến ngày 13 tháng 5 thì bắt đầu phát triển mạnh.