Trải qua các thời kỳ nước ta đã ban hành một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đất đai tương đối chi tiết và đầy đủ nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước tới người sử dụng đất, nhất là từ khi luật Đất Đai 2003 ra đời thì tình hình quản lý và sử dụng đất của nước ta đã từng bước cải thiện. Tình hình quản lý và sử
dụng đất đai được chặt chẽ hơn giúp cho công tác về quyền sử dụng đất được nhanh chóng và hiệu quả hơn và đặc biệt là tình hình công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn cả nước đã từng bước được nâng cao, ban lãnh đạo với đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ hiểu biết cao đã tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn cách cũng như công tác chuyển quyền sử dụng đất để người dân hiểu rõ và thực hiện đúng với những quy định của nhà nước đề ra từ đó người dân trên cả nước có thể nắm vững được và có sự hiểu biết khi thực hiện chuyển quyền sử dụng đất.
Tỉnh Phú Thọ là tỉnh miền núi, trung du nên địa hình bị chia cắt, được chia thành tiểu vùng chủ yếu. Tiểu vùng núi cao phía Tây và phía Nam của tỉnh, tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh 3.519,56 km2 với vốn đất đai đa dạng với các nghành nghề phong phú. Việc sử dụng đất cũng như việc quản lý đất
đai của nhà nước và ban lãnh đạo càng được chú trọng và quản lý chặt chẽ. Hàng năm dưới sự chỉ đạo của cấp trên cùng với sự chỉ đạo của ban lãnh đạo tỉnh, sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh tổ chức xây dựng và thực hiện kế
hoạch quản lý và sử dụng đất đai một cách hợp lý và có hiệu quả trên địa bàn tỉnh cũng như trên địa bàn các huyện thuộc tỉnh. Trong đó phải kể đến công tác chuyển QSDĐ diễn ra trên địa bàn tỉnh đã được thực hiện khá là hiệu quả
và được thực hiện theo đúng trình tự quy định của Nhà nước, từ khi Luật Đất
đai năm 2003 ra đời và đưa vào áp dụng, có nhiều thay đổi về quy định cũng như các hình thức chuyển QSDĐ, ban lãnh đạo và các cơ quan tỉnh, phòng chuyên môn đã tổ chức tăng cường về chuyên môn và mở các lớp tập huấn
đối với cán bộ quản lý phòng TNMT và đặc biệt là cán bộ địa chính huyện cũng như các xã đồng thời tuyên truyền hướng dẫn thực hiện các quy định mới của Luật Đất đai quy định, đồng thời cũng tổ chức tuyên chuyền đến người dân nhằm nâng cao sự hiểu biết của người dân, thúc đẩy hoạt động chuyển QSDĐ trên địa bàn tỉnh diễn ra sôi động hơn
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Số liệu và kết quả chuyển QSDĐ của địa phương trong giai đoạn từ
2011 đến hết năm 2013
- Các văn bản liên quan đến các hình thức chuyển QSDĐ.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu tất cả các hình thức chuyển QSDĐ theo Luật Đất đai 2003 trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
3.2.1. Địa điểm
- Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ
3.2.2. Thời gian
Từ ngày 24/02/2014 đến 30/04/2014
3.3. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Đánh giá sơ lược tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu - Điều tra cơ bản về điều kiện tự nhiên (như vị trí địa lý,địa hình ,khí hậu, nguồn tài nguyên...), kinh tế, xã hội, cơ sở vật chất...
- Điều tra cơ bản tình hình quản lí và sử dụng đất tại huyện Tam Nông Nội dung 2: Đánh giá tình hình công tác chuyển quyền sử dụng đất tại huyện Tam Nông.
- Đánh giá kết quả chuyển QSDĐ theo 8 hình thức chuyển quyền được quy định trong Luật Đất đai 2003.
Nội dung 3: Điều tra sự hiểu biết của CBQL và sự hiểu biết của người dân huyện Tam Nông về chuyển QSDĐ theo số liệu điều tra (60 phiếu).
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, đời sống văn hóa, giáo dục, y tế; tình hình quản lý và sử dụng đất tại huyện Tam Nông phục vụ công tác thực tập
Thu thập tài liệu văn bản có liên quan đến công tác chuyển quyền sử
dụng đất
Thu thập các tài liệu, số liệu về công tác chuyển quyền sử dụng đất tại huyện Tam Nông .
Thu thập các tài liệu về hiện trạng sử dụng đất của huyện Tam Nông trong giai đoạn 2011-2013
Thu thập các báo cáo về tình hình chuyển QSDĐ của huyện Tam Nông trong giai đoạn 2011- 2013 .
3.4.2 Thu thập số liệu sơ cấp
Tiến hành điều tra phỏng vấn trên địa bàn huyện bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp lấy ý kiến người dân và cán bộ quản lý với bộ câu hỏi đã chuẩn bị sẵn.
Điều tra phỏng vấn trên địa bàn huyện và các xã trên địa bàn huyện phỏng vấn và hỏi trực tiếp người dân tham gia sản xuất với các câu hỏi về
công tác chuyển quyền sử dụng đất cũng như 8 hình thức về chuyển quyền sử
dụng đất với 60 trường hợp (60 phiếu điều tra) và 3 nhóm là nhóm cán bộ
quản lý (CBQL), nhóm người dân sản xuất phi nông nghiệp (NDSXPNN), nhóm người dân sản xuất nông nghiệp (NDSXNN).
- Phương pháp phân tích thống kê: Tiến hành thống kê toàn bộ tài liệu, số liệu liên quan đến đề tài, các bảng, biểu.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá, so sánh: tiến hành sau khi
đã thu thập, thống kê đầy đủ các tài liệu số liệu cần thiết sau đó phân tích, tổng hợp, đánh giá, so sánh các số liệu
- Phương pháp phân tích, xử lý số liệu: Xử lý số liệu bằng phần mềm Word, Excel. Các số liệu , các bảng, biểu đã thu thập được qua công tác điều tra nghiên cứu cần phải chọn lọc loại bỏ các yếu tố không cần thiết, lấy các số
liệu hợp lý có cơ sở khoa học và đúng với tình hình thực tế ở địa phương để
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Tình hình cơ bản của huyện Tam Nông
4.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Tam Nông
4.1.1.1. Vị trí địa lí
Tam Nông là một huyện miền núi, nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Phú Thọ, huyện có diện tích tự nhiên 15.596,92 ha; có toạ độ địa lý 21013’ đến 21024’ vĩ Bắc và từ 105009’ đến 105021’ kinh Đông. Địa giới hành chính của huyện như sau:
- Phía Bắc giáp Thị xã Phú Thọ
- Phía Tây Bắc giáp huyện Thanh Ba
- Phía Nam giáp huyện Thanh Thuỷ và Thanh Sơn. - Phía Đông Nam giáp huyện Ba Vì - thủđô Hà Nội - Phía Đông Bắc giáp huyện Lâm Thao
- Phía Tây giáp huyện Cẩm Khê và huyện Yên Lập.
Huyện có vị trí khá thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội vì gần thành phố Việt Trì, giáp thị xã Phú Thọ; huyện có tuyến Quốc lộ 32A, 32C chạy qua và hệ thống đường thuỷ thuận tiện nối liền với các tỉnh miền núi phía Bắc và Thủ đô Hà Nội, là đầu mối giao thông quan trọng trong việc trung chuyển hàng hoá và nối liền hệ thống kinh tế giữa các tỉnh Trung du miền núi Bắc Bộ với Thành phố Hà Nội. Đây là điều kiện thuận lợi cho huyện Tam Nông giao lưu kinh tế, chuyển giao khoa học công nghệ, phát triển kinh tế xã hội của huyện
4.1.1.2. Địa hình
Địa hình của huyện Tam Nông t¬ương đối đa dạng, thể hiện những nét
đặc trưng của một vùng bán sơn địa. Đất đai có núi, đồi, ruộng, đồng, sông, ngòi, hồ, đầm. Dạng địa hình chính của huyện Tam Nông theo hướng nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Nhìn chung địa hình, địa mạo của huyện chia làm 2 dạng chính:
Địa hình đồng bằng phù sa: Đây là dải đất tương đối bằng phẳng được bồi đắp bởi sông Hồng, sông Đà và sông Bứa; Tập trung ở ven sông gồm các xã, thị trấn: Vực Trường, Hiền Quan, Hương Nha, Thanh Uyên, Tam Cường,
Hương Nộn, thị trấn Hưng Hoá, Dậu Dương, Thượng Nông, Hồng Đà, Quang Húc, Hùng Đô và Tứ Mỹ. Độ dốc thường dưới 30, còn một phần là dải đất phù sa cổ có địa hình lượn sóng, ruộng dộc có độ dốc từ 3 - 50.
Địa hình đồi, núi thấp: Tập trung ở các xã Dị Nậu, Thọ Văn, Phương Thịnh, Văn Lương, Xuân Quang, Cổ Tiết và Tề Lễ. Địa hình, chủ yếu là đồi núi, độ dốc thấp có độ cao trung bình từ 30 - 40 m so với mặt nước biển.
4.1.1.3 Khí hậu
Tam Nông mang đặc điểm khí hậu của miền Bắc nước ta, là khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng bức xạ cao, có nền nhiệt độ trung bình, lượng mưa tập trung chủ yếu vào mùa mưa, phân bốn mùa rõ rệt.
Theo phân vùng khí hậu tỉnh Phú Thọ (Nguồn số liệu Đặc trưng và tính toán khí tượng - thuỷ văn tỉnh Phú Thọ do Đài khí tượng thuỷ văn Việt Bắc cung cấp) thì huyện nằm trọn trong tiểu vùng khí hậu đồi trung du.
* Về nhiệt độ, độẩm: Nhiệt độ trung bình năm từ 23 ÷ 240C, tổng tích nhiệt trung bình năm khoảng 8.5000C. Độẩm tương đối trung bình 84%;
* Về lượng mưa: Tổng lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.450 - 1.500 mm.
* Về chế độ gió: Có 2 loại gió chính là gió mùa Đông Nam từ tháng 5
đến tháng 10; Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
4.1.1.4 - Hệ thống sông suối (thủy văn)
Trên địa bàn huyện có 3 dòng sông chảy qua là: sông Hồng, sông Đà và sông Bứa. Sông Hồng chảy qua 11 xã với chiều dài 34km, lưu lượng lớn nhất là 2.960m3/s và thấp nhất là 296m3/s. Sông Đà có chiều dài 4,1km, đây cũng chính là đoạn hợp lưu của sông Đà vào sông Thao thành sông Hồng; Sông Bứa có chiều dài 12km, lưu lượng cao nhất là 89,4m3/s và thấp nhất là tháng 3 có 9,88m3/s. Tam Nông còn có rất nhiều suối, ao, hồ, đập.
4.1.1.5 Nguồn tài nguyên
a) Tài nguyên đất
Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 15.596,92 ha. Trong đó: Diện tích
đất nông nghiệp là 10.932,62 ha, chiếm 70,09% so với tổng diện tích tự
400,49 ha, chiếm 2,57%. Đất đai của huyện Tam Nông tương đối phong phú và đa dạng, bao gồm một số loại đất chính như:
* Đất vàng đỏ phát triển trên nền đá sa thạch và phiến thạch, đất đỏ
vàng phát triển trên nền đá phiến Mica và Gnai;
* Đất xám vàng phát triển trên nền phù sa cổ, đất phù sa không được bồi hàng năm và đất phù sa được bồi hàng năm của sông Hồng, sông Đà, sông Bứa;
* Đất thung lũng dốc tụ, đất đồi núi bậc thang bạc mầu và đất lầy thụt. b) Tài nguyên nư¬ớc
Huyện Tam Nông có 3 con sông chảy qua trong đó sông Hồng, sông
Đà và sông Bứa có trữ lượng nước lớn. Nguồn nước hồ, đầm phân bố ở hầu hết các xã trong huyện. Nguồn nước mưa bổ sung mỗi năm trên địa bàn huyện hàng trăm triệu m3. Ngoài ra nguồn nước ngầm mạch nông khá phong phú, hiện đang được khai thác dưới dạng giếng đào, giếng khoan trong dân.
c) Tài nguyên khoáng sản
Hiện nay, trên địa bàn huyện có 9 loại mỏ khoáng sản và điểm quặng trong đó có 2 mỏ lớn vừa, 3 mỏ nhỏ và 4 điểm quặng gồm có: Than bùn tại Cổ Tiết 2 mỏ, trữ lượng khoảng 456.000 tấn. Mica tại Thọ Văn 1 mỏ, trữ
lượng khoảng 5.000 tấn. Ngoài ra còn có 1 mỏ khác tại xã Dị Nậu, nhưng chưa được thăm dò trữ lượng của mỏ. Caolin - Fenpats tại Dị Nậu có trữ
lượng Caolin khoảng 3.319.000 tấn, Fenspat khoảng 2.991.000 tấn. Cát xây dựng tại các dòng sông trữ lượng khoảng 3,5 triệu m3. Cuội Sỏi tại Cổ Tiết, có trữ lượng khoảng 12.748.800 m3.
Trên địa bàn huyện có 11 đơn vị được cấp giấy phép hoạt động khai thác khoáng sản. Trong đó có 07 đơn vị đã có Báo cáo dự án cải tạo và phục hồi môi trường sau khi kết thúc khai thác và chế biến khoáng sản. Nhìn chung việc hoạt động khai thác khoáng sản đã dần đi vào nề nếp. Hạn chế việc khai thác khoáng sản trái phép. Tuy nhiên việc vận chuyển khoáng sản, đá xây dựng, đất san nền vẫn còn có tình trạng không chấp hành an toàn giao thông.
d) Tài nguyên rừng
Hiện nay toàn huyện có tổng diện tích đất rừng là 3561,87 ha, chiếm 22,84 % so với tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Trong đó: Rừng sản
xuất 3341,83 ha, chiếm 21,43 %; Rừng Rừng trồng phòng hộ 220,04 ha chiếm 1,41%.
đ/ Tài nguyên du lịch gắn với di tích lịch sử, văn hoá
Di tích lịch sử văn hoá: Toàn huyện có 70 di tích lịch sử văn hoá, trong
đó 11 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia, 21 di tích được xếp hạng cấp tỉnh, 38 di tích chưa được xếp hạng.
“Hát Xoan Phú Thọ” đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể
của nhân loại vào ngày 24/11/2011.
Lễ hội và giá trị văn hoá phi vật thể tiêu biểu: Lễ hội Phết Hiền Quan, cầu trâu Hương Nha; Kéo lửa, nấu cơm thi ném Cầu Giỏ thôn Gia Dụ xã Vực Trường, giã bánh giầy Hưng Hoá, truyện cười Văn Lang, hát ghẹo Nam Cường - Thanh Uyên.
Cảnh quan thiên nhiên: Hệ thống hồ đầm phong phú tạo điều kiện phát triển du lịch sinh thái.
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội của huyện Tam Nông
2.1. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
a) Ngành nông nghiệp * Trồng trọt:
- Cây lúa: Tổng diện tích gieo cấy cây lúa 4147,4 ha, năng xuất là: 44,7 ta/ha; sản lượng đạt 22.686 tấn.
- Cây ngô: Diện tích gieo trồng là 1.635,9 ha, năng xuất bình quân ước
đạt: 49 tạ/ha; sản lượng ước đạt 8.016 tấn.
- Cây sơn: Tổng diện tích cây sơn hiện có là 530 ha. Diện tích trồng mới, trồng thay thế 170 ha. Diện tích cho sản phẩm là 360 ha, sản lượng sơn nhựa ước đạt 144 tấn.
* Chăn nuôi:
Chăn nuôi phát triển theo hướng tập trung, số hộ chăn nuôi có xu hướng giảm, nhưng số hộ chăn nuôi theo qui mô trang trại gia tăng. Do tình hình dịch bệnh thường xuyên tiềm ẩn, giá thức ăn cho gia súc, gia cầm tăng cao và việc ứng dụng đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp nên tổng đàn trâu, bò có xu hướng giảm. Tổng đàn trâu: 2825 con, tổng đàn bò 12.376 con,
loại 6.800 tấn, trong đó thịt lợn hơi la 5.733 tấn. Như vậy, về tổng đàn giảm do yếu tố dịch bệnh, giá cả lương thực, thức ăn chăn nuôi tăng... nhưng trọng lượng đàn gia súc, gia cầm có chiều hướng tăng lên
* Thủy sản:
Diện tích đất nuôi trồng thủy sản 620,53 ha, chiếm 3,98 % so với tổng diện tích đất tự nhiên, sản lượng ước đạt: 875 tấn. Việc đầu tư thâm canh trong nuôi trông thủy sản còn hạn chế, do vậy năng xuất nuôi trồng thủy sản còn thấp. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản chưa được triển khai nhân rộng.
b) Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề
Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện đang tiếp tục phát triển. Một số doanh nghiệp đã hoàn thành giai đoạn đầu tư vào sản xuất ổn định như Công ty bia Sài Gòn – Phú Thọ, Công ty may Sông Hồng, một số doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như Nhà máy gạch Tuynel Thanh Uyên, Quang Húc, Hương Nộn... góp phần tăng nhanh giá trị
sản xuất công nghiệp trên địa bàn, năm 2013 ước đạt 1.235,8 tỷ đồng, tăng 507,27% so với năm 2012. Tập trung các ngành như: sản xuất bia, sản xuất