Một số kiến nghị nhằm thực hiện có hiệu quả công tác bảo hộ quyền của

Một phần của tài liệu thực trạng bảo hộ va những giải pháp tăng cường bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm tại viêt nam (Trang 70)

c ủa nhà sản xuất bản ghi âm

3.2.Một số kiến nghị nhằm thực hiện có hiệu quả công tác bảo hộ quyền của

sản xuất bản ghi âm

Xuất phát từ thực trạng bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, từ những

thuận lợi và khó khăn của chúng ta khi thực hiện các cam kết quốc tế trong lĩnh vực

này, nhiệm vụ được đặt ra là cần phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật cho

phù hợp với nhu cầu thực tiễn và đòi hỏi những chuẩn mực quốc tế, đồng thời phải có

các giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả thực thi pháp luật, nhằm tăng cường hoạt động bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm.

Để góp phần thực hiện các nhiệm vụ trên, luận văn xin đề xuất một số kiến nghị

sau:

3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền của sản bản xuất bản ghi âm.

Nhìn một cách tổng thể thì hệ thống pháp luật Việt Nam tương đối đầy đủ và có sự tương thích nhất định đối với các cam kết quốc tế. Luật Sở hữu trí tuệ ra đời là một

dấu mốc rất có ý nghĩa trong hoạt động bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm ở

Việt Nam, chứng tỏ chúng ta đã có nhận thức và đánh giá đúng mức về tầm quan trong

của việc bảo hộ và thực thi quyền của nhà sản xuất bản ghi âm trong hội nhập kinh tế

quốc tế. Tuy nhiên, để những quyết định đó thực sự đi vào cuộc sống và đem lại hiệu

quả cao, cần thiết phải có những sửa đổi, bổ sung, quy định mới nhằm hoàn thiện hơn

nữa hệ thống pháp luật trong lĩnh vực này là một lĩnh phức tạp, trong khi trình độ lập

pháp còn hạn chế, việc hoàn thiện pháp luật sao cho phù hợp với thực tiễn và hài hoà với các cam kết quốc tế thực sự là một khó khăn lớn đối với chúng ta hiện nay.

Vì vậy, đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức, cơ quan quốc tế về lĩnh vực này sẽ tạo

Thứ nhất: Sớm ban hành những văn bản hướng dẫn chi tiết luật Sở hữu trí tuệ và những quy định về quyền của nhà sản xuất bản ghi âm. Đây là một lĩnh vực khá mới

mẻ ở Việt Nam, vì vậy nhận thức về vấn đề này của đại bộ phận người dân, các doanh nghiệp thậm chí một bộ phận cán bộ thực thi quyền còn khá hạn chế. Cho nên có các

văn bản hướng dẫn chi tiết sẽ giúp nâng cao nhận thức của mọi người và đảm bảo sự

thống nhất khi thực hiện.

ªTrước hết, chính phủ cần ban hành một Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan thay thế cho Nghị định 31/2001/NĐ-CP về xử

phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Văn hóa – Thể thao. Trong nghị định này cần

quyết định lại chức năng xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan thực thi pháp luật theo hướng giảm dần đầu mối, tăng cường vai trò tổ chức, chỉ đạo cho một số cơ

quan nhất định. Mức phạt phải tăng theo mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm như vi phạm có tổ chức, tái phạm, vi phạm có liên quan đến các văn hoá phẩm đồi truỵ,

chống phá nhà nước Việt Nam nhằm bảo đảm “việc thực thi phải bao gồm các biện

pháp kịp thời để ngăn chặn vi phạm và các chế tài đủ mạnh để ngăn ngừa xâm

phạm”32

. Bên cạnh các quyết định về mức phạt và biện pháp xử lý hành chính, cần có

các quyết định rõ ràng, cụ thể về đăng ký áp dụng chế tài này để chống khuynh hướng

lạm dụng các biện pháp hành chính.

ªĐồng thời, cần sớm ban hành Nghị định quyết định về bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan. Mức bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền của nhà sản xuất bản ghi âm cần phải dựa những căn cứ chủ ý như mức

thù lao bên vi phạm lẽ ra phải trả nếu bên này ký hợp đồng sử dụng với nhà sản xuất,

lợi nhuận bên vi phạm thu được do có hành vi xâm phạm quyền; tổn thất về uy tín do

hành vi xâm phạm gây ra; các chi phí cần thiết để ngăn chặn các hành vi xâm phạm

(bao gồm cả chi phí luật sư).

Hiện nay, Toà án nhân dân tối cao đang chuẩn bị ban hành thông tư liên tịch về xử

phạt quyền tác giả, quyền liên quan. Hy vọng rằng các quyết định này sẽ phù hợp và là

32

công cụ đắc lực để ngăn chặn các hành vi xâm phạm và bảo đảm việc bồi thường cho các hãng băng đĩa.

Thêm vào đó, cũng cần quan tâm hoàn thiện đồng bộ các luật có liên quan. Trong Luật Hình sự chưa quy định rõ chế tài áp dụng đối với các hành vi xâm phạm quyền tài sản mà chỉ có chế tài đối với các xâm phạm quyền nhân thân. Hơn nữa các chế tài này còn khá nhẹ, chưa đủ sức răn đe. Mức hình phạt tối đa trong luật hình sự chỉ là 100 triệu đồng và ba năm tù. Trong khi đó, ởcác nước láng giềng như Malayxia hình phạt

là 500-2600 Đô la hoặc 5 năm tù cho mỗi bản copy lậu, ở Singapor chế tài cho mỗi bản

copy lậu đó lên tới 6.000 Đô la hoặc 5 năm tù. Do vậy, Việt Nam cần có chế tài hình sự

cứng rắn hơn nữa để xử lý thích đáng các hành vi xâm phạm nhằm đầy lùi sao chép

băng đĩa lậu trên thị trường hiện nay. Đồng thời Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính cũng cần đề ra các biện pháp xử phạt nghiêm khắc hơn đối với các hành vi vi phạm

trong lĩnh vực nay.

Thứ 2: Một bất cập trong công tác thực thi quyền Sở hữu trí tuệở Việt Nam hiện

nay là coi nhẹ thủ tục và trình tự dân sự, đồng thời quá chú trọng đến các biện pháp hành chính. Đây cũng chính là nguyên nhân làm cho hoạt động bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm và hoạt động bảo hộ Sở hữu trí tuệnói chung không đạt được hiệu

quả cao. Do đó, cần phải sửa đổi, bổ sung các quy phạm theo hướng lấy thủ tục dân sự

làm biện pháp chủ yếu để điều chỉnh các quan hệ về Sở hữu trí tuệ. Các chế tài hành chính chỉ được áp dụng như là một biện pháp bổ sung khi sự xâm phạm quyền vượt

quá mức dân sự (chẳng hạn như có yếu tố vi phạm pháp luật, gây thiệt hại cho trật tự

xã hội).

Biện pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành được đặc biệt quan tâm bởi nó

tạo nên một hành lang pháp lý thống nhất, không chỉ đáp ứng tình hình trong nước mà còn phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Một hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất,

hợp lý sẽ làm công cụ đắc lực để bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm.

3.2.2. Tăng cường bộ máy thực thi quyền của nhà sản xuất bản ghi âm

Có thể nói rằng, hệ thống pháp luật của Việt nam hiện nay đã đảm bảo tính đầy đủ, tuy nhiên lại chưa đảm bảo tính hiệu quả, nguyên nhân là do bộ máy thực thi còn

nhiều bất cập. Vì vậy, bên cạnh việc bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật về

quyền của nhà sản xuất bản ghi âm để đáp ứng thực tiễn bảo hộ cần phải cải thiện tích

cực hơn nữa bộ máy thực thi quyền trong lĩnh vực này.

Hiện nay, quyền Sở hữu trí tuệ ở Việt Nam được bảo đảm thực thi bởi một hệ

thống cơ quan đồ sộ bao gồm: Cục bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hoá thể thao và du lịch, cơ quan quản lý thị trường thuộc Bộ Công thương, cơ quan cảnh sát kinh tế, cảnh

sát biển thuộc Bộ Công an, cơ quan hải quan thuộc Bộ Tài chính, bộ đội biên phòng thuộc Bộ Quốc phòng, các cơ quan thanh tra nhà nước, và thanh tra chuyên nghành, Viện kiểm soát nhân dân và Toà án nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp. Như vậy so

với các nước, hệ thống cơ quan thực thi quyền Sở hữu trí tuệ của Việt Nam được tổ

chức với quá nhiều đầu mối. Việc bố trí quá nhiều cơ quan có thẩm quyền xử lý vi

phạm hành chính khiến cho các cơ quan này chưa chủ động phối hợp trong công tác,

dẫm chân lên nhau, ỷ lại nhau, đã ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quả bảo hộ quyền Sở

hữu trí tuệ. Đồng thời sự yếu kém trong tổ chức, sự hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ

cũng là một khó khăn lớn.

Do đó, làm rõ chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, phân cấp hoạt động của các cơ quan, nâng cao năng lực của những cán bộ là một yêu cầu cấp thiết hiện nay

ª Trước hết, cần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ thực thi thông qua các khóa đào tạo dài hạn, ngắn hạn (bởi lẽ phần lớn các cán bộ trong cơ quan này chưađược đào tạo chuyên môn về Sở hữu trí tuệ nói chung, về quyền nhà sản xuất

bản ghi âm nói riêng).

ªCác cơ quan thực thi cần phải tổ chức phối hợp hoạt động và thường xuyên trao

đổi thông tin để tìm ra những vướng mắc trong quá trình thực thi và đề ra hướng giải

quyết tốt nhất.

ªNhà nước cần có chính sách đầu tư tài chính, trang thiết bị và công nghệ cần

thiết để đảm bảo các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ phục vụ cho việc lưu trữ các dữ

liệu, thông tin về bản ghi âm, quyền của nhà sản xuất, hoạt động sản xuất băng đĩa, tạo điều kiện cho công tác thẩm định được chính xác, nhanh gọn.

Bên cạnh đó, cần phải có cơ chế thưởng phạt cho các cán bộ thực thi và cá thể

khoá trách nhiệm cho từng cá nhân, đơn vị.

ªĐể khắc phục tình trạng chồng chéo giữa các cơ quan hiện nay, cần xem xét để

phân công chức năng, quyền hạn của từng cơ quan theo hướng bố trí một cơ quan làm

đầu mối. Chẳng hạn cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính là Uỷ ban

nhân dân, Thanh tra và Quản lý thị trường. Công an kinh tế chỉ có chức năng điều tra,

không nên giao chức năng xử phạt cho cơ quan này.

ªViệc cải cách hệ thống tư pháp là hoạt động tối cần thiết và là một phần không

thể thiếu đảm bảo thực thi có hiệu quả việc bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ. Toà án có thẩm quyền đưa ra các lệnh áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, ra lệnh điều tra

về hành vi xử phạt và ra quyết định về các bộ phận xử lý ( buộc đình chỉ hành vi vi phạm, khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại….). Vai trò của toà án đặc biệt quan

trọng trong công tác giải quyết các tranh chấp và vi phạm. Bằng việc thiết lập toà chuyên trách về Sở hữu trí tuệ, chúng ta có thể giải quyết được một cách chuyên nghiệp và hiệu quả hơn các vi phạm. Cùng với toà án chuyên trách này, đội ngũ thẩm

phán và các cán bộ toà án sẽ được nâng cao năng lực và kinh nghiệm xét xử

Như vậy để nâng cao khả năng bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, đòi hỏi

cần tăng cường bộ máy thực thi, đảm bảo cho hệ thống này hoạt động đồng bộ thống

nhất, nhằm đấu tranh và phòng ngừa vi phạm có hiệu quả.

3.2.3. Nâng cao chất lượng của mạng lưới thông tin. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật phổ biến pháp luật

Có thể nói, hệ thống thông tin về quyền của nhà sản xuất bản ghi âm ở Việt Nam

hiện nay có nhiều bất cập. Thông tin rời rạc, chưa kết nối, chưa có dịch vụ thông tin

phù hợp, các dịch vụ cung cấp thông tin hiện còn thô sơ và thụ động. Điều này đã gây

khó khăn không nhỏ cho việc tiếp cận, khai thác thông tin của cơ quan thực thi, các nhà sản xuất và người dân.

Vì vậy, nâng cao chất lượng của mạng lưới thông tin về các quyền liên quan với

việc áp dụng kỹ thuật hiện đại, tiên tiến là một việc làm rất cần thiết, nhất là trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay. Chúng ta cần chủ động xây dựng các kho dữ liệu

thông tin cập nhật những dữ liệu mới nhất về hoạt động sản xuất băng đĩa âm thanh, về

các bản ghi âm, đảm bảo sự kết nối dễ dàng, thông suốt và liên tục cập nhật.

Đồng thời với việc nâng cao chất lượng mạng lưới thông tin, trong thời gian tới

chúng cần phải đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến pháp luật. Đây là một công việc quan

trọng bởi để pháp luật đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng, trước tiên công chúng phải biết và hiểu các quy định pháp luật đó.

Vì vậy, để bảo đảm thực thi có hiệu quả công tác bảo hộ bản quyền, nhiệm vụ đặt

ra cho chúng ta trong thời gian tới là cần nhanh chóng tổ chức việc nghiên cứu, tuyên truyền,hướng dẫn kỹ lưỡng nội dung của luật Sở hữu trí tuệ2006 liên quan đến quyền

của nhà sản xuất bản ghi âm cũng như là nội dung cơ bản của Điều ước quốc tế mà Việt Nam vừa là thành viên như: Công ước Rome, Hiệp định Trips…Để thực hiện

công tác này có hiệu quả, các cơ quan thực thi cần chủ động và linh hoạt trong việc tìm ra một cách thức cụ thể để tuyên truyền. Có thể kể tới một số hình thức phổ biến có

hiệu quả như tổ chức hội thảo, phát động các cuộc thi tìm hiểu pháp luật hay các chương trình hỏi đáp pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng…

Thông qua các biện pháp này, nhận thức của quần chúng đã được cải thiện rất

nhiều. Đối với các tầng lớp nhân dân nói chung, hiểu biết cơ bản về bản ghi âm, về

quyền của nhà sản xuất giúp họ thấy được tầm quan trọng của thực thi quyền, tác hại

của các hành vi vi phạm, từ đó tạo dựng ý thức tôn trọng quyền của nhà sản xuất bản

ghi âm trong nhân dân, khiến họ tự nguyện nói “không” với các sản phẩm vi phạm bản

quyền. Đối với các chủ thể quyền, những kiến thức cơ bản sẽ giúp họ xác định được

quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm đồng thời cũng giúp họ có thể tìm ra các biện pháp tự bảo

vệ mình hoặc yêu cầu các cơ quan chức năng có thẩm quyền giúp đỡ trong trường hợp

cần thiết.

3.2.4. Xúc tiến thành lập các tổ chức bảo hộ tập thể

Có thể nói mô hình quản lý tập thể không còn lạ lẫm trên thế giới hiện nay. Đây là tổ chức phi chính phủ có vai trò quan trọng trong hệ thống thực thi và có vai trò đặc

biệt trong hoạt động tự bảo vệ quyền lợi của các chủ thể quyền. Thông qua hợp đồng

phẩm, thu tiền bản quyền đàm phán với các đối tác. Với hoạt động đó, tổ chức quản lý

tập thể là cầu nối giữa các chủ thể quyền là hội viên với các tổ chức, cá nhân sử dụng

tác phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng tác phẩm, khai thác có hiệu quả các

quyền.

Được thành lập 2003, Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam (RIAV) đã thu hút

được sự quan tâm của không ít người trong giới bản quyền. Không chỉ đem lại lợi ích

cho các nhà sản xuất, các hãng băng đĩa, RIAV còn là phương thức bảo hộ quyền một

cách chuyên nghiệp và hữu hiệu. Tuy còn gặp một số khó khăn trong tổ chức và nhân lực, nhưng trong tương lai, tổ chức này sẽ là một công cụ đắc lực thúc đẩy hoạt động

bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm ở Việt nam.

3.2.5. Tăng cường hợp tác quốc tế trong việc bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm

Đây là một biện pháp cần thiết cho quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Là một thành viên mới của WTO, thành viên mới của nhiều Điều ước quốc tế về bản ghi

Một phần của tài liệu thực trạng bảo hộ va những giải pháp tăng cường bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm tại viêt nam (Trang 70)