c ủa nhà sản xuất bản ghi âm
2.2.2.2. Chủ thể có quyền yêu cầu bảo hộ
Theo pháp luật Việt Nam người có quyền yêu cầu bảo hộ quyền tác giả là tác giả,
chủ sở hữu tác phẩm, người biểu diễn, tổ chức sản xuất băng đĩa, nhà sản xuất bản ghi
âm, ghi hình19…(người có quyền bị xâm hại(Điều 7 Nghị định số 76/CP).
Đối với các quyền nhân thân không có khả năng chuyển dịch của tác giả thì sau khi tác giả chết, quyền yêu cầu bảo hộ quyền nhân than của tác giả vẫn tồn tại và theo
quy định của pháp luật hiện hành. Thì người thực hiện quyền yêu cầu bảo hộ là cộng đồng, tức là mọi cá nhân, mọi tổ chức trong xã hội đều có quyền yêu cầu bảo hộ. Trên thực tế, Người quan tâm sát sao nhất đến việc bảo vệ thanh danh, uy tín của tác giả và thực hiện quyền yêu cầu bảo hộ là học trò của tác giả.
Trường hợp tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm hoặc chủ sở hữu tác phẩm đã chuyển giao toàn bộ hay một phần quyền độc quyền sử dụng tác phẩm cho người
thứ ba thông qua hợp đồng hoặc thông qua thừa kế. Thì người chuyển giao độc quyền
sử dụng có quyền thực hiện quyền yêu cầu bảo hộ.
Người được tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm chuyển giao quyền sử dụng đoen
giản đối với tác phẩm được tham gia và các thủ tục bảo hộ quyền tác giả với tư cách là người có quyền và lợi ích liên quan20.
Theo pháp luật nước ngoài thì người có quyền yêu cầu bảo hộ phải là tác giả hoặc
chủ sở hữu tác phẩm để cho việc bảo hộ trở nên dễ dàng mang tính trung thực hơn.
Trên thực tế, đã không ít trường hợp ăn cắp bản quyền xảy ra khi mà chủ sở hữu của
tác phẩm lại bị chính người than cận của mình đánh cắp bản quyền ngay trong ngày tác phẩm đó hoàn thành. Điển hình là trường hợp của nhà soạn nhạc ở Nga là Dradimir Galynki ông vừa hoàn thành bài hát “hãy đến với Maxtcova” thì chưa đầy ba tiếng thì bày hát của ông đã được đăng ký bản quyền và không ai khác là người hang xóm của
ông là Niko Zhikodova cũng là tay từng mang lại sự nổi tiếng cho ông và đã đưa nhạc
của ông đến với mọi người21. Đó cũng là một ví dụ cho thấy sự bảo hộ cho các tác
phẩm cũng như các tác giả đã sang tác và đầu tư vào nó là một điều hết sức quan trọng
và có ý nghĩa. Pháp luật quốc tế cụ thể các Công ước, Hiệp ước… cũng đã quan tâm
đến chủ sở hữu tác phẩm cũng như những người có quyền yêu cầu bảo hộ tác mà họ
tạo ra, nhằm khuyến khích họ sang tác cũng như đi đăng ký bản quyền tác phẩm mà mình tạo ra, chánh tình trạng ăn cắp bản quyền hay tự ý sử dụng mà không được phép
19Điều 7, Nghị định số 76/CP
20
Bình luận về quyền tác giả theo pháp luật Việt Nam – Nhà xuất bản Tư Pháp 2005
của tác giả hay là chủ sở hữu tác phẩm mà họ sử dụng làm công cụ kiếm tiền. Chính vì thế, việc xác định quyền của người yêu cầu bảo hộ là hết sức quan trọng vì lợi ích của
họ và nhằm bảo vệ quyền lợi cũng như sự ổn định trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ cũng như các Công ước, Hiệp ước quốc tế mà Việt Nam Là thành viên. Cũng như đã nói việc thuyết phục những tác giả hay chủ sở hữu tác phẩm đi đăng ký là vô cùng khó
khăn. Bởi vì, Không biết mỗi ngày có bao nhiêu tác phẩm tạo ra nên không thẻ kiểm
soát hết, một phần nữa là do tác giả hay chủ sở hữu tác phẩm còn quá đa nghi và không
tự tin với tác phẩm của mình, nên họ không dám đi đăng ký. Cho nên, cần phải tuyên truyền rộng rãi để cho họ mạnh dạngđi đăng ký bảo hộ cho thành quả của họ.