Nguyên tắc bảo hộ

Một phần của tài liệu thực trạng bảo hộ va những giải pháp tăng cường bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm tại viêt nam (Trang 50)

c ủa nhà sản xuất bản ghi âm

2.2.2.4.Nguyên tắc bảo hộ

Theo quy định của Công ước Rome, Công ước Geneva, Hiệp ước WPPT và Hiệp định TRIPs thì nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (NT), nguyên tắc đãi ngộ tối huệ

quốc (MFN) phải được sử dụng với tư cách là các quy chế pháp lý cơ bản mà các quốc

gia thành viên phải tuân theo, trừ một số ngoại lệ nhất định theo các Điều ước quốc tế đa bên hiện hành mà các quốc gia thành viên đó tham gia, cụ thể là Điều 2 Công ước

Rome:

Theo mục đích của Công ước này, đối xử quốc gia được hiểu là sự đối xử theo

luật quốc gia của Nước ký kết nơi công bố bảo hộ:

a) những người biểu diễn là công dân của nước đó, đối với các buổi biểu diễn được thực hiện, phát sóng hoặc định hình lần đầu trên lãnh thổ nước đó;

b) những nhà sản xuất bản ghi âm là công dân của nước đó, đối với các bản ghi âm được định hình lần đầu hay công bố lần đầu trên lãnh thổ nước đó;

c) tổ chức phát sóng có trụ sở tại lãnh thổ nước đó, đối với các buổi phát sóng được truyền từ các đài phát đặt tại lãnh thổ nước đó.

Đối xử quốc gia phải tuân thủ sự bảo hộ đã được bảo đảm một cách cụ thể, tuân

thủ các điều hạn chế quy định cụ thể trong Công ước này”22.

So với quy định của pháp luật Việt Nam, ta thấy, vấn đề này còn chưa đượcđề

cập. Luật Sở hữu trí tuệchưa có điều khoản nào khẳng định Việt Nam sẽ áp dụng quy

chế nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc (MFN) hay nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (NT) trong các quan hệ Sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài mà chỉ quy định chung là: sẽ áp

dụng quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (Khoản 3, Điều 5).

Tuy nhiên, Luật Sở hữu trí tuệ đã đề cập tới một nguyên tắc được các Công ước trên thừa nhận, đó là nguyên tắc cân bằng lợi ích. Điều 8 khoản 1 Luật Sở hữu trí tuệđã quy

định “công nhận và bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân trên cơ sở đảm

bảo hài hoà lợi ích của chủ thể quyền Sở hữu trí tuệ với lợi ích công cộng”23

.

22Điều 2, Công ước Rome

2.2.2.5. Điều kiện bảo hộ, căn cứ xác lập quyền, thời hạn bảo hộ

ªĐiều kiện bảo hộ, căn cứ xác lập quyền:

Pháp luật Việt Nam và các cam kết quốc tế cùng quy định chỉ bảo hộ đối với tổ

chức, cá nhân định hình lần đầu âm thanh của buổi biểu diễn hay các âm thanh khác

(Khoản 3 Điều 16 Luật Sở hữu trí tuệ).

Để được hưởng sự bảo hộ của các thành viên, các Điều ước trên quy định: bản

ghi âm sẽ được xác định dựa vào tiêu chuẩn nơi công bố, tiêu chuẩn nơi định hình và tiêu chuẩn quốc tịch của nhà sản xuất bản ghi âm đó. Tuy nhiên, Luật Sở hữu trí tuệ quy định bản ghi âm được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

° Bản ghi âm có quốc tịch Việt Nam.

° Bản ghi âm của nhà sản xuất bản ghi âm được bảo hộ theo Điều ước quốc tế

mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên

Tương đương với các cam kết quốc tế, pháp luật Việt Nam quy định quyền của

nhà sản xuất bản ghi âm được bảo hộ đương nhiên, chỉ cần tồn tại dưới một hình thức

vật chất nhất định, không phải qua bất cứ thủ tục nào. Điều 49 khoản 2 quy định: “Việc

nộp đơn để được cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả, quyền liên quan theo quy

định của luật này. Tuy nhiên, luật cũng khuyến nghị nên thực hiện đăng ký để được cấp

giấy chứng nhận để làm chứng khi có tranh chấp (khoản 3 Điều 6; khoản 2 Điều 49

Luật Sở hữu trí tuệ). Luật Sở hữu trí tuệ không có bất cứ 1 hạn chế nào về mặt thủ tục như quy định của Điều 5 Công ước Geneva và Điều 11 Công ước Rome24.

ªThời hạn bảo hộ:

Điều 34 khoản 2 Luật Sở hữu trí tuệ quy định thời hạn bảo hộ quyền của nhà sản

xuất bản ghi âm tương đương với thời hạn bảo hộ tương ứng theo Hiệp ước WPPT và Hiệp định TRIPs, 50 năm kể từ khi bản ghi âm được định hình hay công bố. Tuy nhiên, pháp luật nước ta quy định “tính từ năm tiếp theo năm bản ghi âm được công bố hoặc định hình nếu bản ghi âm chưa được công bố”, trong khi Hiệp ước WPPT lại quy định

“tính từ khi kết thúc năm…”(Điều 17, Hiệp ước WPPT). Do vậy, thời gian bảo hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam sẽ dài hơn. Điều này là hợp lí bởi quy định của các Công ước là các tiêu chuẩn tối thiểu, các Quốc gia chỉ được phép quy định thời hạn bảo

hộ bằng hoặc cao hơn.

ªCác ngoại lệ , hạn chế:

24

Luật Sở hữu trí tuệ2005 đã quy định các trường hợp sử dụng hợp lí tương tự như

nội dung các cam kết quốc tế. Theo đó, nếu sử dụng vì mục đích cá nhân để nghiên cứu, giảng dạy, trích dẫn…người sử dụng sẽ không phải trả thù lao.

Tuy vậy, việc sử dụng đó không được làm ảnh hưởng tới sự khai thác bình

thường cũng như không gây phương hại đến quyền của nhà sản xuất bản ghi âm (Điều

32 khoản 2). Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam chưa có những ngoại lệ về bảo vệ quyền

của nhà sản xuất như quy định của Điều 3.1, Điều 4,5,6,8 của Hiệp định TRIPs.

Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam chưa có những ngoại lệ về bảo vệ quyền của nhà sản xuất như quy định của Điều 3.1, Điều 4,5,6,8 của Hiệp định TRIPs. Luật Sở hữu trí

tuệ chỉ giới hạn quyền của các chủ thể này tại Điều 7 khoản 2, đó là việc họ không được xâm phạm lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng , quyền và lợi ích hợp pháp

của các tổ chức, cá nhân khác cũng như không được vi phạm các quy định khác của

pháp luật có liên quan.

Một điểm chung nữa của pháp luật quốc gia và các cam kết quốc tế là người của

nhà sản xuất bản ghi âm chỉ được bảo hộ khi không xâm hại đến quyền của của tác giả.

2.2.2.6. Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm

Hiệp định TRIPs và các Công ước, Hiệp ước khác của WIPO (Công ước Rome,

Công ước Geneva, Hiệp ước WPPT) có mối quan hệ chặt chẽ, nhiều quyền và nghĩa vụ

của quốc gia thành viên TRIPs được tiến hành theo các quy định của WIPO.

Trong việc quy định quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, mặc dù về cách thức thể

hiện có sự khác nhau nhưng nhìn chung pháp luật Việt Nam đã có sự kế thừa Hiệp

TRIPs mà suy cho cùng là có sự phù hợp nhất định đối với các cam kết quốc tế. Điều

30 Luật Sở hữu trí tuệquy định: nhà sản xuất bản ghi âm có độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền:

v Sao chép trực tiếp hay gián tiếp bản ghi âm của mình;

v Phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao bản ghi âm thông qua hình thức

bán, cho thuê, hoặc phân phối bằng bất kì phương tiện kĩ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được;

v Được hưởng quyền lợi vật chất khi bản ghi âm của mình được phân phối đến công chúng. Như vậy, pháp luật Việt Nam đã trao cho nhà sản xuất bản ghi âm

cả 4 quyền mà các cam kết quốc tế đã ghi nhận là sao chép, cho thuê thương

Bên cạnh đó, Luật Sở hữu trí tuệ đã quy định rất chi tiết về các hành vi xâm phạm

quyền, về việc chuyển giao quyền, các thủ tục để đăng ký cấp giấy chứng nhận

quyền…Đây là, những độc quyền của nhà sản xuất bản ghi âm. Chỉ duy nhất họ mới có

quyền nhân bản phát hành bản sao, sản phẩm của mình, phân phối chúng tới mọi người. Họ có thể tự mình thực hiện những độc quyền này hoặc cho người khác sử dụng độc quyền của mình. Nhưng thông thường người sản xuất bản ghi âm cho phép người

khác sử dụng quyền của mình thông qua hình thức ký hợp đồng li- xăng.

Pháp luật Việt Nam quy định quyền nhân bản và quyền phát hành những bản ghi

âm của nhà sản xuất là một quyền tuyệt đối, không có ngoại lệ. Tức là, mọi hành vi sao chép, phân phối sản phẩm tới công chúng mà không được phép của nhà sản xuất đều bị

coi là xâm phạm quyền của nhà sản xuất, không phụ thuộc việc sao chép hoặc phổ biến đó có nhằm mục đích kinh doanh hay không. Quy định của Việt Nam về vấn đề này chặt chẽ hơn yêu cầu của Công ước Geneva. Điều 6 Công ước Geneva quy định các

quốc gia thành viên có thể quy định hạn chế quyền của nhà sản xuất bản ghi âm tương

tự như quyền hạn chế của tác giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật và khoa học.

Pháp luật Việt Nam không sử dụng ngoại lệ này để hạn chế quyền của nhà sản xuất băng, đĩa ghi âm trong trường hợp sao chép hoặc phân phối bản ghi âm nhằm phục vụ

mục đích nghiên cứu khoa học, giáo dục hoặc mục đích khác nhằm phục vụ nhu cầu

của cộng đồng.

Một độc quyền nữa của nhà sản xuất bản ghi âm là quyền cho thuê thương mại.

Thông qua quyền này, quyền sử dụng bản gốc, bản sao bản ghi âm có thể được chuyển

cho một tượng khác thông qua hợp đồng thuê hoặc hợp đồng mượn. Nếu không ký hợp đồng thuê, mượn với nhà sản xuất mà lại dùng vào mục đích kiếm lời thì bị coi là xâm phạm quyền của nhà sản xuất. Cũng thông qua quyền cho thuê này, nhà sản xuất được hưởng thù lao. Tuy nhiên pháp luật hiện nay chưa quy định về cách tính thù lao đối với

việc cho thuê thương mại. Các bên sẽ tự thoả thuận mức trả và phương thức trả cụ thể. Điều này là hợp lí bởi đây là một quan hệ dân sự, cần tôn trọng ý kiến các bên. Tuy nhiên, pháp luật cần quy định mức khung để các bên làm căn cứ điều chỉnh.

Bên cạnh đó, luật Sở hữu trí tuệđã quy định rất chi tiết về các hành vi xâm phạm

quyền, về việc chuyển giao quyền, các thủ tục để đăng ký cấp giấy chứng nhận

quyền… Các quy định này được coi là những tiến bộ rất lớn so với Bộ luật dân sự 2005 trước đó.

2.2.2.7. Các quy định về thực thi quyền

Có thể thấy, thực thi quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, quyền Sở hữu trí tuệ nói chung rất được coi trọng và được ghi nhận rõ ràng trong Luật Sở hữu trí tuệ. Luật Sở

hữu trí tuệ 2005 đã dành cả phần thứ năm để quy định về vấn đề này và bước đầu đã

đáp ứng được một số quy định của Hiệp định TRIPs. Theo đó, các hành vi xâm phạm

quyền có thể bị xử lí theo yêu cầu của người nắm giữ quyền, thông qua một trong số

các biện pháp dân sự, hành chính hay hình sự. Trong những trường hợp cần thiết, các cơ quan có chức năng có thể áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp tạm

dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu, và các biện pháp ngăn

chặn và bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật25

. Đáng chú ý trong các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ về thực thi quyền là việc

ghi nhận quyền tự vệ của các chủ sở hữu. Xuất phát từ bản chất dân sự trong quyền của

nhà sản xuất bản ghi âm là một quyền tài sản mang tính tư hữu, các hành vi xâm phạm

sẽ gây thiệt hại trước hết là tới chủ thể nắm quyền.

Vì vậy, Luật Sở hữu trí tuệđã cho phép các chủ thể quyền có thể áp dụng các biện

pháp cần thiết để tự bảo vệ mình trước khi yêu các cơ quan có thẩm quyền của nhà

nước can thiệp26

. Bên cạnh đó, để bảo đảm quyền lợi của các chủ thể quyền cũng như

xử lý nghiêm khắc các hành vi vi phạm, ngăn ngừa các hành vi tương tự có thể xảy ra,

pháp luật cũng cho phép các chủ thể nắm quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm

quyền xử lý các hành vi vi phạm theo các thủ tục luật định hoặc khởi kiện ra toà án hay trọng tài.

Như vậy, các quyết định của pháp luật hiện hành là sự kết hợp giữa tính tích cực

của chủ thể nắm quyền và các thiết chế pháp luật nhằm mục đích bảo đảm cao nhất

quyền lợi hợp pháp của các chủ thể. Đó cũng là cách nhìn nhận mới với hoạt động thực

thi quyền, không chỉ là hoạt động của các cơ quan nhà nước mà còn là hoạt động của

chính các tổ chức, cá nhân trong việc tự bảo vệ quyền của

mình. Cùng với việc quy định chi tiết thẩm quyền của các cơ quan chức năng, Luật Sở

hữu trí tuệ còn đưa ra vấn đề giám định, kết luận giám định của cơ quan có thẩm quyền được xem như bằng chứng quan trọng có tính chất quyết định trong việc xác định hành vi vi phạm.

Như vậy, Luật Sở hữu trí tuệđã đưa ra 5 nguyên tắc thực thi quyền, từ Điều 198

tới Điều 201:

25Điều 199 Luật Sở hữu trí tuệ 2005

Ø Chủ thể nắm quyền có quyền yêu cầu xử lý hành vi vi phạm quyền Sở hữu trí

tuệ.

Ø Các biện pháp đảm bảo thực thi quyền.

° Biện pháp dân sự

° Biện pháp hình sự.

° Biện pháp hành chính. Bên cạnh những biện pháp trên ngoài ra còn có biện pháp khẩn cấp tạm thời hay biện pháp kiểm soát biên giới. Ø Thẩm quyền áp dụng các biện pháp đảm bảo thực thi quyền.

Ø Các biện pháp tự bảo vệ quyền. Ø Giám định về Sở hữu trí tuệ.

Có thể nhận thấy rằng, mặc dù có đề cập tới nhưng Luật Sở hữu trí tuệ vẫn chưa định ra được một cách cụ thể, rõ ràng, toàn diện, có hệ thống các nguyên tắc cơ bản

của việc bảo hộ và thực thi quyền Sở hữu trí tuệ nói chung, quyền của nhà sản xuất bản

ghi âm nói riêng.

Trong khi TRIPs đưa ra những yêu cầu rất rõ ràng cho việc vậnhành cơ chế thực

thi quyền Sở hữu trí tuệ bao gồm các yêu cầu chung (Điều 41 Hiệp định TRIPs)27 và các yêu cầu cụ thể (từ Điều 42 đến Điều 61) thì Luật Sở hữu trí tuệ lại chỉ định ra

những quy định chung về thực thi quyền Sở hữu trí tuệvà coi đó là “Những nguyên tắc

thực thi quyền” (quyền yêu cầu, các biện pháp chế tài, các biện pháp tự bảo vệ quyền,

thủ tục thực thi… chưa phải là những nguyên tắc đặt ra đối với hệ thống thực thi).

Nói cách khác, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 chưa thể hiện được một cách đầy đủ, đúng đắn tinh thần và nguyên tắc đã được ghi nhận trong TRIPs. Luật chưa có điều

khoản nào tương ứng và bám sát Điều 41 Hiệp định TRIPs.

Đây có thể coi là mô hạn chế rất lớn của Luật Sở hữu trí tuệ, bởi lẽ không định ra

những nguyên tắc chung hoặc có nhưng không đầy đủ và xác đáng sẽ làm cho việc

thực thi quyền Sở hữu trí tuệkhông đạt được hiệu quả tốt nhất.

Sau khi trở thành thành viên thứ 86 của Công ước Rome, Việt Nam đã tuyên bố sẽ

áp dụng Điều 16 Công ước về bảo lưu các quy định của Điều 12 và Điều 13.4. Điều 12

27Điều 41 các yêu cầu chung: i) phải bao gồm các biện pháp kịp thờiđể ngăn chặn hành vi xâm phạm; ii)Áp dụng các biện pháp không gây cản trở các hoạt động thương mại hợp pháp; iii) các biện pháp đó phảiđúng đắn

và công bằng; iv) các quyếtđịnh phán xử phảiđược thể hiện bằng văn bản và nêu rõ lí do; v) các bên tham gia

Một phần của tài liệu thực trạng bảo hộ va những giải pháp tăng cường bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm tại viêt nam (Trang 50)