Những thuận lợi

Một phần của tài liệu thực trạng bảo hộ va những giải pháp tăng cường bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm tại viêt nam (Trang 58)

c ủa nhà sản xuất bản ghi âm

3.1.1.1.Những thuận lợi

ª Thuận lợi lớn nhất của Việt Nam khi thực hiện các cam kết Quốc tế về bảo hộ

quyền của nhà sản xuất bản ghi âm chính là chủ trương của Đảng, Nhà nước về chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Nhà nước Việt Nam coi trọng chính sách pháp luật về

bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ, coi đó là một chính sách quan trọng trong chiến lược phát

triển lâu dài, trong sự nghiệp Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước và hội nhập

quốc tế của Việt Nam. Do đó, tuy là một lĩnh vực tương đối mới mẻ nhưng bảo hộ Sở

hữu trí tuệ đã và đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Việt Nam hiện nay. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định cần phải “thực hiện chính sách bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ28

,. xây dựng

một nền kinh tế tri thức nhằm đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Lĩnh vực Sở hữu trí tuệ. Một trong những chương trình đó là xây dựng,

hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh lĩnh vực bảo hộ của Sở hữu trí tuệ,

trong đó có quyền của nhà sản xuất bản ghi âm. Về cơ bản, các văn bản pháp luật này

đã được xây dựng phù hợp với tinh thần của các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và tham gia, đặc biệt là tinh thần của Công ước Rome 1961, Công ước Geneva

1971, Hiệp ước WPPT 1996, Hiệp định TRIPs 1994. Đây là một thuận lợi lớn của

chúng ta khi thực hiện các cam kết quốc tế.

ª Tham gia các Điều ước quốc tế về Sở hữu trí tuệ là điều kiện cần thiết để hội

nhập vào nền kinh tế chung của khu vực và thế giới. Hiện nay, số lượng các quốc gia

gia nhập các cam kết quốc tế ngày càng tăng. Trong xu thế đó, chúng ta không những có được sự ủng hộ mà còn nhận được sự giúp đỡ về nhiều mặt của cộng đồng quốc tế, có điều kiện tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm bảo hộ ở nhiều nước trên Thế giới.

ª Sau hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã dành được những thành tựu đáng kể. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt. Nhu cầu thưởng thức Văn hoá, nghệ thuật của công chúng ngày càng được nâng cao, ý thức về

các sản phẩm trí tuệ có sự thay đổi đáng kể. Điều đó cũng là những điều kiện thuận lợi

trong việc thực thi các cam kết Quốc tế về quyền của nhà sản xuất bản ghi âm.

3.1.1.2 Những khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi trên, việc bảo hộ và thực thi quyền của nhà sản xuất bản

ghi âm ở Việt Nam hiện nay vẫn còn tồn tại nhều bất cập yếu kém, thể hiện ở một số

lĩnh vực cơ bản sau:

ª Ý thức pháp luật của đại bộ phận ngưòi dân chưa cao.

Có thể nói, kiến thức pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của người dân hiện nay chưa cao. Đây là khó khăn đầu tiên khi chúng ta thực hiện các cam kết Quốc tế.

Cuộc sống khó khăn kéo dài suốt trong chiến tranh rồi đến bao cấp khiến chúng ta ít quan tâm đến bản quyền, hiểu biết về Sở hữu trí tuệ rất hạn chế. Là lĩnh vực quá mới

mẻ ở Việt Nam, chúng ta chưa đánh giá được đúng mức giá trị của các sản phẩm Sở

hữu trí tuệ. Hơn nữa do trình độ phát triển kinh tế còn thấp thu nhập người dân chưa

cao dẫn đến tâm lý người tiêu dùng dường như chỉ quan tâm đến giá thành mà không

đòi hỏi quá cao về chất lượng và nguồn gốc hợp pháp của sản phẩm. Họ sẵn sàng bỏ ra 8.000 đồng để sở hữu trong tay một đĩa Mp3 với hơn 100 bài hát thay vì bỏ 30.000 đến 40.000 đồng để mua một đĩa nhạc với khoảng 15 bài hát, dù biết rằng chiếc đĩa Mp3

kia là hàng sao chép bất hợp pháp. Đây là thói quen mua sắm của người dân bình

thường. Ngay cả bản thân người được bảo hộ, những nhà sản xuất bản ghi âm, chủ sở

hữu các bản ghi âm cũng chưa quan tâm đúng mức đến việc bảo vệ quyền và lợi ích

của mình. Đa số họ chưa thể hiện tính chủ động trong việc tìm kiếm, phát hiện, khiếu

nại và khởi kiện đối với những tổ chức, cá nhân vi phạm, họ thường trông chờ vào sự giúp đỡ của cơ quan có chức năng vốn đã có rất nhiều việc phải làm. Bên cạnh đó đây

là lĩnh vực còn mới ở nước ta nên phần nào nhà sản xuất, chủ sở hữu chưa thực sự ý

thức được ý nghĩa của việc đăng ký bản quyền. Thực trạng nêu trên là một trong những

nguyên nhân dẫn đến những khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp sau này.

ªTrình độ của cán bộ thực thi quyền còn hạn chế

Một khó khăn trong quá trình thực thi các cam kết quốc tế của Việt Nam là trình

độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ thực thi quyền còn hạn chế. Không được đào tạo

một cách chính quy, không được bồi dưỡng, bổ sung kiến thức thường xuyên nên lực lượng này khá thụ động trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh, dẫn tới tình trạng trì trệ, ứ đọng ngày càng nhiều.Với các thẩm phán, do việc giải quyết các vi

phạm về Sở hữu trí tuệ còn mới mẻ, ít tiền lệ lại phức tạp nên cũng hạn chế về mặt kinh

nghiệm.

ªCơ quan thực thi quyền còn thiếu đồng bộ

Cơ quan thực thi với nhiều đầu mối, phối hợp không chặt chẽ, chồng chéo, dẫm

chân lên nhau cũng là một khó khăn không nhỏ khi thực hiện công tác bảo hộ ở Việt

Nam.

Ở Trung ương, Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất thống nhất quản lý toàn bộ các lĩnh vực Kinh tế - xã hội trong đó có Văn hoá, Thông tin. Bộ Văn hoá- Thông tin (nay là bộ Văn hoá, thể thao và du lịch) chịu trách nhiệm trước chính phủ quản lí nhà nước về quyền tác giả. Giúp việc cho cơ quan này là Cục bản quyền tác giả đối với

các tác phẩm văn học, nghệ thuật.

Tại địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc

thực hiện pháp luật về quyền tác giả tại địa phương mình với sự giúp đỡ của Sở Văn

hoá- thông tin.

Ngoài ra, một số Bộ, Cục, Vụ thuộc Bộ Văn hoá-Thông tin, các Sở, Ban, Ngành

địa phương cũng tham gia quản lí hành chính về quyền tác giả trong phạm vi nhiệm vụ

và quyền hạn của mình (Tổng cục hải quan kiểm tra hàng hoá xuất nhập khẩu liên quan tới các băng, đĩa âm thanh, Bộ Thương mại quản lí các hoạt động sản xuất, kinh doanh băng đĩa trên thị trường..).

Bên cạnh các cơ quan hành chính nhà nước, các cơ quan tư pháp cũng tham gia

bảo hộ đói với quyền này. Hệ thống toà án nhân là cơ quan xét xử được hình thành

theo quy định của Hiến pháp và Lụât tổ chức toà án nhân dân.Tuỳ theo tính chất của

các vi phạm, các toà Hành chính, toà Dân sự hay toà Hình sự sẽ thụ lý hồ sơ để xét xử.

Vào thời điểm hiện nay, chức năng xử phạt vi phạm hành chính được phân cấp

cho nhiều cơ quan: Uỷ ban nhân dân các cấp, Thanh tra Văn hoá- Thông tin, Cánh sát kinh tế, Cơ quan quản lí Thị trường, Hải quan. Tuy nhiên hoạt động của các cơ quan

nay lại chưa hiệu quả do sự phối hợp thiếu đồng bộ, thẩm quyền còn chồng chéo,

không có sự thống nhất, nảy sinh tâm lí chờ đợi, ỷ lại… Điều đó làm giảm năng lực

của các cơ quan, chưa tạo nên sức mạnh cần thiết để ngăn chặn tình trạng vi phạm bản

quyền ghi âm. Chức năng xâm phạm Hành chính vào thời điểm hiện nay thuộc nhiều cơ quan, ( Uỷ ban nhân dân các cấp, Thanh tra Văn hoá –thông tin, Cảnh sát kinh tế,

Quản lý thị trường, Hải quan) nhưng hoạt động lại không hiệu quả vì tư tuởng quyền

chồng chéo và không có sự thống nhất, nảy sinh tâm lý đùn đẩy, chờ đợi. Tất cả những điều đó làm giảm hiệu lực và hiệu quả của công cụ bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản

ghi âm.

ª Chưa phát huy hết vai trò của Hệ thống toà án

Việc bố trí quá nhiều cơ quan bảo đảm thực thi như trên đây không chỉ gây nên sự

chồng chéo làm giảm hiệu quả hoạt động của các cơ quan thực thi mà còn khiến lầm tưởng Việt Nam coi trọng biện pháp hành chính hơn là các biện pháp dân sự, đồng thời

khiến cho vai trò của cơ quan xét xử bị lu mờ. Có thể nói, hạn chế quan trọng nhất của

hệ thống đảm bảo thực thi quyền Sở hữu trí tuệ là sự bất cập về năng lực của các cơ

quan này. Số vụ việc vi phạm được xử lý còn rất khiêm tốn so với những xâm phạm

thực tế.Theo ông Đỗ Cao Thắng, Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, chánh toà kinh tế thì hiện tại không có con số thống kê cụ thể các tranh chấp hay xâm phạm mà toà án

đã giải quyết trong lĩnh vực quyền của nhà sản xuất. Nhưng trên thực tế, con số này không nhiều. Thực tế cho thấy, chúng ta chưa có thói quen giải quyết các tranh chấp tại

v Thiếu hiểu biết pháp luật. Người dân chưa có nhận thức đúng đắn về việc

kiện ra toà để ngăn chặn hành vi xâm phạm;

v Thói quen giải quyết vấn đề bằng cảm tính, tâm lí ngại ra toà, sợ bị mang

tiếng cạn tình cạn nghĩa;

v Thời gian theo kiện kéo dài, thủ tục phức tạp, tốn kém;

v Hiệu quả hoạt động của toà án chưa cao nên chưa được người dân tin tưởng.

ª Hiệu quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật còn thấp.

Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật nói chung và pháp luật về quyền nhà sản

xuất bản ghi âm chưa đem lại hiệu quả như mong muốn.

Thông tin cũng là một hạn chế khi tiếp cận các con số về tình hình vi phạm quyền

cũng như các qui định của pháp luật về bảo hộ. Các dữ liệu thường được phân tán ở

nhiều cơ quan, Cục bản quyền tác giả Văn học nghệ thuật, các sở Văn hoá thông tin ở

các tỉnh, Hiệp hội công nghiệp ghi âm…Các thông tin này hầu như chưa được kết nối.

Các số liệu được đưa ra thường là các thông tin không thường xuyên, thường phát sinh

từ những nguồn không chính thức.

Công ước Berne, Công ước Geneva, Công ước Rome,… chính thức có hiệu lực ở

Việt Nam là sự kiện gây ngạc nhiên cho không ít người, không chỉ đối với công chúng

mà ngay cả các nhà sản xuất bản ghi âm cũng như các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp

sử dụng kinh doanh các sản phẩm này. Còn tại TP Hồ Chí Minh, khi hỏi những người bán và mua buôn băng đĩa thì không ai biết gì tới Công ước Geneva cả. Ngay những tháng cao điểm về thực thi các Công ước còn như vậy, huống chi là ngày thường.

Công tác chuẩn bị thiếu chu đáo đã ảnh hưởng rất lớn tới công tác phổ biến,

tuyên truyền cũng như thực thi các qui định của Điều ước quốc tế.

ª Vi phạm bản quyền đang là vấn đề nhức nhối.

Khó khăn đầu tiên phải kể đến là tình hình vi phạm bản quyền ngày càng phổ biến

phức tạp xâm hại nghiêm trọng tới quyền của nhà sản xuất, chủ sở hữu, làm thiệt hại

tới việc đầu tư sáng tạo, gây bất bình trong xã hội, diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực, đặc

hành vi đó ngày càng tinh vi hơn bao giờ hết. Số lượng vi phạm lớn và ngày càng tăng nhanh như hiện nay không chỉ giới hạn ở các hành vi vi phạm của các chủ thể trong nước mà còn một bộ phận hàng hoá vi phạm tràn qua biên giới, sẽ rất khó khăn cho các cơ quan chức năng trong việc điều tra, xử lý một cách triệt để. Thị trường băng đĩa âm thanh đang được báo động bởi tình trạng nhập lậu qua biên giới. Năm 2004 cả thế giới

có 1,5 tỷ bản sao chép lậu ( tinh cả băng, đĩa CD, VCD, DVD) với tri giá 4,6 tỷ Đô la.

Nhạc số, thị trường sôi động, “ chiếc bánh” béo bở cũng bị xâm phạm nghiêm trọng29

. Năm 2010, thị trường nhạc số Thế giới dự đoán sẽ thu được 3,700 triệu Đô la.

Vậy mà 13 tỉ file nhạc online vi phạm bản quyền đã khiến cho thiệt hại lớn hơn gấp

chục lần doanh thu thu được. Doanh thu khổng lồ từ hoạt động vi phạm bản quyền đã khiến cho một số cá nhân, tổ chức bất chấp pháp luật, đạo đức xã hội, đạo đức kinh

doanh chạy theo doanh thu bất chính. Tình trạng vi phạm bản quyền cũng đã tác động

không nhỏ tới nhà sản xuất băng đĩa âm thanh, không làm nhụt chí những người sáng

tạo chân chính mà còn thúc đẩy họ trước bờ vực phá sản. Cuộc Cách mạng kĩ thuật số đã làm thay đổi tất cả nhưng quá trình sao chép ca khúc trái phép ồ ạt đặc biệt qua Internet đã gây ra tổn thất nặng nề cho thị trường âm nhạc. Tình hình trên đã gây rất

nhiều khó khăn cho công tác bảo hộ nhà sản xuất ở Việt Nam.

Mới đây thì việc tranh luận hơn thua quyết liệt giữa nữ ca sĩ Mỹ Tâm và các công

ty điện thoại và pháp luật về việc tự ý sử dụng nhạc chờ có giọng hát của ca sỹ Mỹ Tâm. Và đã cho thấy pháp luật có sự sơ hở và lỏng lẻo bằng chứng là trong vụ này thì các nhà chuyên gia cũng nhận định nếu thắng kiện thì hiệp hội RIAV cần phải sửa luật.

Một lần nữa lại dậy lên chuyện ăn cắp bản quyền tại các công ty kinh doanh âm nhạc

và lẫn các công ty lớn như: Mobifone, vietel…30

3.1.2. Thực tiễn bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm ở Việt Nam

3.1.2.1 Thực tiễn về đăng ký bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm tại Việt Nam

29

www.tuoitre.com.vn

Được xem như giải pháp hữu hieuj nhất nhằm trả lại sự công bằng cho các nhà sản xuất, chủ sở hữu bản ghi âm, Công ước Rome, Công ước Geneva, Hiệp ước

WPPT, Hiệp định TRIPs vào Việt Nam trong sự chờ đợi, hy vọng của không ít người.

Dù chưa hiểu nhiều về các Điều ước quốc tế này, nhưng các tác giả, chủ sở hữu tác

phẩm tỏ ra rất vui mừng bởi đây có thể là những vũ khí để họ tự bảo vệ mình. Tuy

không được công chúng biết đến nhiều như Công ước Berne, dù mới có hiệu lực ở Việt

Nam trong thời gian ngắn, nhưng có thể nói, các Điều ước quốc tế này đã tạo nên những chuyển biến mới rất đáng ghi nhận. Cùng với các cam kết này, các quy định

của pháp luật việt Nam đã phát huy tác dụng tích cực trong việc bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, khuyến khích đầu tư thời gian, tâm huyết, kĩ thuật, tài chính nhằm

tạo ra những bản ghi âm có giá trị phục vụ nhu cầu xã hội.

Nhờ có các quy định trên đây, giới nhà sản xuất đã có phương tiện pháp luật để

bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan Tư pháp đã có công cụ pháp luật để giữ gìn trật tự xã hội. Trong xã hội đã bắt đầu có cái

nhìn nghiêm túc hơn, khoa học hơn về tác quyền cả từ phía các nhà sản xuất, tổ chức phát sóng, cơ quan bảo hộ cũng như từ phía công dân. Nhà sản xuất giờ đây đã ý thức được việc tự bảo vệ bằng cách đăng ký xin bảo hộ tại cơ quan bản quyền tác giả và gia nhập các hiệp hội nghề nghiệp. Nhiều hành vi xâm phạm quyền trong các lĩnh vực

Một phần của tài liệu thực trạng bảo hộ va những giải pháp tăng cường bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm tại viêt nam (Trang 58)