Khái quát các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền của

Một phần của tài liệu thực trạng bảo hộ va những giải pháp tăng cường bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm tại viêt nam (Trang 44 - 46)

c ủa nhà sản xuất bản ghi âm

2.2.1.Khái quát các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền của

hiệp ước này đã đưa ra những quy định khá cụ thể từ việc xác định nguyên tắc bảo hộ,

tiêu chuẩn bảo hộ, cơ chế thực thi, nội dung các quyền…đó là những quy định bảo hộ

tối thiểu để từ đó các quốc gia có thể đưa ra những cơ chế bảo hộ bằng hoặc rộng hơn.

Tuy nhiên những tiêu chuẩn này có thể nói là khá cao đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, đòi hỏi cần có sự nỗ lực rất lớn để thực thi có hiệu quả các cam kết

quốc tế này.

2.2. Sự tương thích của pháp luật Việt Nam và pháp luật Quốc tế về quyền

của nhà sản xuất bản ghi âm.

2.2.1. Khái quát các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm nhà sản xuất bản ghi âm

Một trong những cách thức để đánh giá hệ thống pháp luật của một quốc gia có

hữu hiệu hay không đó là xem xét cách thức nước đó bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ như

thế nào. Điều này hoàn toàn có cơ sở bởi lẽ Sở hữu trí tuệ, theo định nghĩa, là tài sản

vô hình. Đối với một tài sản hữu hình bình thường chủ của nó có thể tự bảo vệ thông

qua các biện pháp thông thường, không nhất thiết phải bằng pháp luật. Nhưng với tính

chất vô hình và khi đã công bố công khai (trừ bí mật thương mại) chủ sở hữu tài sản trí

tuệ lại không làm được điều đó. Khi được công khai, phổ biến, tài sản này có thể bị tước đoạt một cách dễ dàng, nhanh chóng nếu không có sự bảo vệ nghiêm ngặt của

nhiều như tài sản trí tuệ, và quyền của nhà sản xuất bản ghi âm cũng không nằm ngoài sự thật đó.

Thấy được tầm quan trọng của pháp luật đối với việc bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ

nói chung, quyền của nhà sản xuất bản ghi âm nói riêng, Việt Nam đã sớm ban hành một hệ thống văn bản pháp luật để điều chỉnh vấn đề này. Tuy còn khá mới mẻ nhưng

quyền của nhà sản xuất bản ghi âm cũng đã được sự quan tâm không nhỏ của các nhà làm luật Việt Nam.

Trước khi Luật Sở hữu trí tuệđược thông qua ngày 29/11/2005, ở nước ta đã tồn

tại một hệ thống các văn bản pháp luật về Sở hữu trí tuệ tương đối đầy đủ, trong đó có nhiều điều khoản liên quan đến quyền của nhà sản xuất bản ghi âm.

Thuật ngữ “quyền của nhà tổ chức sản xuất băng âm thanh, đĩa âm thanh” được

ghi nhận chính thức ở nước ta từ năm 1995 trong Bộ luật dân sự. Vì đây là một lĩnh

vực khá mới nên Bộ luật dân sự 1995 chỉ dành 2 Điều là Điều 776 và 777 để điều

chỉnh quyền này. Văn bản tiếp theo là Quyết định số 55/1999/QĐ-BVHTT (5/8/1999) ban hành quy chế sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, lưu hành, kinh doanh băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình ca nhạc, sân khấu.

Ngoài ra, quyền của nhà sản xuất bản ghi âm còn được quy định trong các văn bản

pháp luật chuyên ngành khác như Luật hải quan, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính…

Bước ngoặt quan trọng của Việt Nam trong lĩnh vực này được đánh dấu bằng việc

chính thức là thành viên của Công ước Berne (Công ước về bảo hộ các tác phẩm văn

học và nghệ thuật) năm 2004. Tuy không đề cập nhiều tới quyền của nhà sản xuất bản ghi âm nhưng Công ước chính là nền tảng cho việc bảo hộ bản quyền ở các nước thành viên.

Một năm sau đó, ngày 6/7/2005, Việt Nam đã gia nhập Công ước Geneva về bảo

hộ nhà sản xuất bản ghi âm chống lại viêc sao chép trái phép bản ghi âm của họ; đồng

thời căn cứ ban hành Bộ luật dân sự 2005 với một số quy định về quyền của nhà sản

xuất băng đĩa ghi âm.

Năm 2006, Việt Namđã gia nhập Hiệp ước WPPT (12/1/2006). Trong năm này,

Luật Sở hữu trí tuệ, văn bản luật chuyên ngành có giá trị pháp lý cao nhất cũng đã chính thức có hiệu lực tại Việt Nam. Căn cứ vào đó Chính phủ và Bộ văn hoá thông tin (nay là Bộ văn hoá thể thao và du lịch) đã ban hành một số văn bản pháp quy quan

của Bộ luật dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan; Nghị định

số 105/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở

hữu trí tuệ về quyền bảo vệ quyền Sở hữu trí tuệ và quản lí nhà nước về Sở hữu trí tuệ; Quyết định số 88/2006/QĐ-BVHTT về việc ban hành các mẫu tờ khai, giấy chứng

nhận đăng ký quyền tác giả và quyền liên quan.

Năm 2007 cũng là một dấu mốc quan trọng với sự kiện Công ước Rome chính thức có hiệu lực tại Việt Nam vào ngày 1/3/2007 và Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, điều đó cũng có nghĩa rằng Việt Nam đương nhiên trở thành viên của Hiệp định TRIPs. Các Hiệp định trên đây đều là những Hiệp định đa phương quy định khá chi tiết, cụ thể về quyền của nhà sản xuất bản ghi âm.

Như vậy, chỉ trong 4 năm, Việt Nam đã tham gia ký kết và ban hành nhiều văn bản Luật quan trọng trong lĩnh vực bảo hộ quyền của sản xuất bản ghi âm. Đây là kỉ

lục hiếm có trong hoạt động lập pháp ở Việt Nam. Nó thể hiện sự quan tâm của Nhà

nước Việt Nam nhằm hoàn thiện pháp luật về Sở hữu trí tuệ, tương thích với thông lệ

quốc tế, thúc đẩy thực thi quyền của nhà sản xuất bản ghi âm tại quốc gia và hội nhập

quốc tế.

Một phần của tài liệu thực trạng bảo hộ va những giải pháp tăng cường bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm tại viêt nam (Trang 44 - 46)