I. Mục tiêu bài học Kiến thức:
TÍNH CHẤT CÁC HỢP CHẤT CỦA LƢU HUỲNH
I. Mục tiêu bài học Kiến thức: Kiến thức:
Biết được mục đích, các bước tiến hành, kỹ thuật thực hiện của các thí nghiệm: + Tính khử của hiđro sunfua.
+ Tính khử và tính oxi hoá của lưu huỳnh đioxit. + Tính oxi hoá và tính háo nước của H2SO4 đặc.
Kỹ năng:
- Sử dụng dụng cụ và hoá chất, tiến hành an toàn và thành công các thí nghiệm trên.
- Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các PTHH. - Viết tường trình thí nghiệm.
Tình cảm, thái độ: HS có:
- Ý thức tự giác học tập, đoàn kết khi làm việc theo nhóm. - Lòng say mê môn học, niềm tin vào khoa học.
- Tính cẩn thận, chính xác khi làm việc với hoá chất.
II. Chuẩn bị
1. Đối với GV
- Giáo án
- Hoá chất: dd HCl, H2SO4, Na2SO3, Na2SO4, Ba(NO3)2, BaCl2, AgNO3, KMnO4, dd H2S, FeS.
Chu Thị Trà - K32B - Khoa Hoá học 93
- Dụng cụ: đèn cồn, ống nghiệm, kẹp gỗ, giá sắt, công tơ hút, ống dẫn khí.
2. Đối với HS
Chuẩn bị bài ở nhà: Mục đích, cách tiến hành, dụng cụ, hoá chất cần thiết và những chú ý khi tiến hành thí nghiệm.
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Hoạt động 1: HS báo cáo kết quả đã chuẩn bị - Chia lớp thành 10 nhóm nhỏ, mỗi
nhóm 5 thành viên.
- Phân công nhóm trưởng, thư kí trong mỗi nhóm.
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả đã trình bày ở nhà?
- GV hoàn thiện.
- Nghe và nhận nhiệm vụ
- Đại diện HS báo cáo
+ Mục đích của bài thực hành.
+ Tên TN, cách tiến hành, dụng cụ, hoá chất cần thiết và những chú ý khi tiến hành thí nghiệm.
- Các HS khác lắng nghe và bổ sung.
Hoạt động 2: HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm
TN1: Điều chế H2S
- Kiểm tra dụng cụ, hoá chất. - Đọc phiếu thí nghiệm.
Chu Thị Trà - K32B - Khoa Hoá học 94
- Yêu cầu HS nêu phương pháp điều
chế H2S trong phòng thí nghiệm?
- Tổ chức HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm.
- Yêu cầu đại diện một nhóm trình bày kết quả thí nghiệm? Các nhóm khác nhận xét?
- Yêu cầu HS nêu phương pháp điều
chế SO2 trong phòng thí nghiệm?
- Tính chất của SO2?
TN2: điều chế và kiểm tra tính chất của
- Cho FeS tác dụng với HCl.
- Nhóm HS tiến hành thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của GV:
+ Đập nhỏ FeS bằng hạt ngô rồi cho vào ống nghiệm khô.
+ Kẹp ống nghiệm lên giá sắt.
+ Rót dung dịch HCl vào ống nghiệm sao cho vừa ngập FeS. Đậy ống nghiệm bằng nút cao su có ống vuốt nhọn.
+ Đợi 2-3 phút, châm lửa đốt luồng khí thoát ra.
- Hoàn thành phiếu thí nghiệm.
- Đại diện một nhóm trình bày kết quả: Thu được khí H2S có mùi trứng thối, đốt H2S: H2S cháy giải phóng khí mùi hắc.
- Cho Na2SO3 tác dụng với H2SO4
- SO2 có:
+ Tính khử: Làm mất màu thuốc tím, nước brom...
Chu Thị Trà - K32B - Khoa Hoá học 95
SO2.
- Tổ chức HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm.
- Yêu cầu HS hoàn thành phiếu thí nghiệm.
- Yêu cầu đại diện một nhóm trình bày kết quả? Các nhóm khác nhận xét?
TN3: Nhận biết ion sunfat
- Cho các dung dịch sau: Na2SO4,
- Nhóm HS tiến hành thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của GV:
+ Lắp dụng cụ thí nghiệm.
+ Cho vào bình cầu một ít muối Na2SO3 rồi kẹp lên giá sắt. Đậy bình thuỷ tinh nút cao su có kèm phễu nhỏ
giọt chứa dung dịch H2SO4. Nối nhánh
của bình cầu với ống dẫn khí.
+ Mở từ từ khoá phễu để H2SO4 chảy xuống bình cầu.
+ Sục luồng khí SO2 sinh ra vào ống
nghiệm đựng dung dịch KMnO4 loãng.
Quan sát hiện tượng.
+ Nhúng đầu ống dẫn khí vào ống
nghiệm đựng dung dịch H2S. Quan sát
hiện tượng.
- Hoàn thành phiếu thí nghiệm.
- Đại diện một nhóm trình bày kết quả: thu được khí SO2 mùi hắc.
Dung dịch KMnO4 bị mất màu.
Dung dịch H2S có vẩn đục màu vàng.
Chu Thị Trà - K32B - Khoa Hoá học 96
Ba(NO3)2, BaCl2. Chỉ dùng thêm 1 thuốc thử, hãy nhận biết các dung dịch trên?
- Yêu cầu các nhóm đề xuất phương pháp nhận biết và tiến hành thí nghiệm để kiểm tra đề xuất?
- Yêu cầu đại diện một nhóm trình bày dấu hiệu nhận biết và kết quả.
Các nhóm khác nhận xét và bổ sung. - Tổng kết và dặn dò
- Tổ chức HS dọn dẹp, vệ sinh phòng thí nghiệm.
- Đề xuất phương pháp nhận biết và tiến hành thí nghiệm kiểm tra đề xuất.
- Đại diện một nhóm trình bày dấu hiệu nhận biết và kết quả thí nghiệm.
Chu Thị Trà - K32B - Khoa Hoá học 97