Sử dụng đĩa hình thí nghiệm hoặc thí nghiệm ảo

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng hệ thống thí nghiệm hoá học theo hướng dạy học tích cực trong dạy học chương trình 6 nhóm oxi SGK hoá học lớp 10 nâng cao (Trang 68 - 71)

“NHÓM OXI” SGK HOÁ HỌC LỚP 10 NÂNG CAO

2.3.4.Sử dụng đĩa hình thí nghiệm hoặc thí nghiệm ảo

Đĩa hình thí nghiệm hoặc thí nghiệm ảo có thể sử dụng trong các bài nghiên cứu lí thuyết, các bài luyện tập. Do đó định hướng sử dụng cũng rất phong phú và đa dạng.

Định hướng sử dụng: Đĩa hình thí nghiệm hoặc thí nghiệm ảo sử dụng theo hướng nghiên cứu, kiểm chứng, đối chứng, nêu và giải quyết vấn đề.

Kế hoạch bài học minh hoạ: Bài: 45 Hợp chất có oxi của lưu huỳnh

Để giúp HS nghiên cứu tính háo nước của H2SO4, dùng thí nghiệm H2SO4 đặc

tác dụng với đường theo hướng nghiên cứu.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Nêu mục đích thí nghiệm: Nghiên cứu tính háo nước của H2SO4 đặc.

- Trình chiếu movie thí nghiệm H2SO4

đặc tác dụng với đường.

- Yêu cầu HS quan sát, mô tả hiện tượng?

- Yêu cầu HS dự đoán chất tạo thành trong cốc là gì?

- Nhận xét: đúng

- Thông báo: CTPT của đường là C6H12O6 hay có thể viết là C6(H2O)6.

- Nghe và nhận nhiệm vụ.

- Quan sát thí nghiệm.

- Mô tả hiện tượng thí nghiệm: Đường từ màu trắng dần dần chuyển sang màu đen, đẩy lên cao, trào qua miệng cốc cùng với bọt khí.

- Dự đoán là than (C)

- Giải thích: H2SO4 đặc lấy các phân tử nước của đường làm đường bị than

Chu Thị Trà - K32B - Khoa Hoá học 69

Dựa vào đó hãy giải thích hiện tượng trên?

- Vì sao trong cốc có các bọt khí? Vì sao cacbon bị trào qua miệng cốc?

- Nhận xét.

- Yêu cầu HS viết PTHH?

- Tổng kết: H2SO4 có tính háo nước.

hoá.

- Vì H2SO4 đặc có tính oxi hoá mạnh, tiếp tục oxi hoá C thành CO2 và SO2.

SO2 và CO2 bay lên cuốn theo cacbon

làm trào qua miệng cốc.

- Viết PTHH:

C6H12O6+H2SO4 →6C + H2SO4.6H2O 2H2SO4 + C → CO2 + 2SO2 + 2H2O

Để giúp HS nghiên cứu phương pháp sản xuất H2SO4 trong công nghiệp, tôi sử (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dụng mô phỏng dây chuyền sản xuất H2SO4 trong công nghiệp theo hướng

nghiên cứu.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Dựa vào kiến thức đã học hãy cho biết trong công nghiệp người ta sản xuất axit sunfuric theo phương pháp nào? Có mấy giai đoạn? Là những giai đoạn nào?

- Trình chiếu mô phỏng dây chuyền

- Trong công nghiệp người ta sản xuất axit sunfuric theo phương pháp tiếp xúc. Phương pháp này trải qua 3 giai đoạn:

+ Gđ1: Sản xuất SO2

+ Gđ2: Sản xuất SO3

+ Gđ3: Sản xuất H2SO4

Chu Thị Trà - K32B - Khoa Hoá học 70

sản xuất H2SO4 trong công nghiệp theo phương pháp tiếp xúc.

- Trong công nghiệp người ta sử dụng nguyên liệu gì để sản xuất SO2?

- Từ các nguyên liệu trên người ta sản

xuất ra SO2 như thế nào? PTHH?

- Nhận xét.

- Từ SO2 người ta sản xuất SO3 như thế nào?

- Yêu cầu HS viết PTHH?

- Nhận xét

- Từ SO3 người ta sản xuất ra H2SO4

như thế nào?

- Nhận xét

- Vì sao không sử dụng nước để hấp thụ SO3 mà lại dùng H2SO4 đặc?

- Sử dụng quặng pirit sắt, lưu huỳnh.

- Đốt nguyên liệu trong lò đốt. PTHH:

+2 -1 +3 +4 4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2 0 0 +4 -2

S + O2 → SO2

- Oxi hoá SO2 bằng oxi ở nhiệt độ 450

– 5000 C, xúc tác V2O5. - Viết PTHH: +4 +6 2SO2 + O2 → 2SO3 - Hấp thụ SO3 bằng H2SO4 đặc 98% thu được oleum. Pha loãng oleum bằng

lượng nước thích hợp thu được H2SO4

đặc theo nồng độ mong muốn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nếu dùng nước hấp thụ sẽ thu được H2SO4 ở dạng sa mù khó ngưng lại thành axit lỏng.

Chu Thị Trà - K32B - Khoa Hoá học 71

- SO3 được hấp thụ bằng H2SO4 đặc

theo nguyên tắc ngược dòng, SO3 đi từ

đáy tháp lên, H2SO4 được tưới từ đỉnh tháp xuống. Giải thích?

- Tổng kết lại thành sơ đồ các phản ứng hoá học sản xuất H2SO4.

- Hấp thụ theo nguyên tắc ngược để tăng diện tích tiếp xúc giữa SO3 và H2SO4 từ đó tăng hiệu suất và tốc độ của phản ứng.

- Ghi chép

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng hệ thống thí nghiệm hoá học theo hướng dạy học tích cực trong dạy học chương trình 6 nhóm oxi SGK hoá học lớp 10 nâng cao (Trang 68 - 71)