Phiếu trưng cầ uý kiến

Một phần của tài liệu Kỹ năng khai thác và phát triển hệ thống bài tập có nội dung hình học trong dạy học toán ở lớp 5 (LV00239) (Trang 119 - 124)

Để góp phần bồi dưỡng, phát triển các kỹ năng khai thác và phát triển hệ thống bài tập trong dạy học cho giáo viên tiểu học, xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến về những vấn đề sau:

Câu1:

Đồng chí vui lòng cho biết thời gian giảng dạy của mình ở trường tiểu học bằng cách đánh dấu (X) vào một trong các ô dưới đây.

Dưới 3 năm Từ 3 đến 6 năm

Trên 6 năm

Câu 2:

Đồng chí thường được phân công dạy ở lớp có trình độ học sinh nói chung ở mức độ nào? Đánh dấu (X) vào ô trống tương ứng với trình độ của học sinh.

Khá - Giỏi Trung Bình –Yếu Câu 3:

Nếu được góp ý hoàn thiện các kỹ năng cần thiết cho giáo viên tiểu học trong dạy học toán, đồng chí sẽ đề nghị rèn thêm kỹ năng nào trong các kỹ năng sau:

Kỹ năng soạn giáo án theo gợi ý của sách giáo viên Kỹ năng giải bài tập toán có lời văn ở SGK

Kỹ năng phân tích chương trình môn Toán ở tiểu học

Kỹ năng khai thác và phát triển các bài toán có lời văn nói chung và các bài toán có nội dung hình học nói riêng.

Một số kỹ năng khác: ………...……… ……….……… ……….……… Câu 4:

Khi cho học sinh giải các bài tập ở sách giáo khoa sau mỗi bài học, đồng chí thường làm theo cách nào trong các cách sau:

Cho học sinh làm tất cả các bài tập ở lớp

Cho học sinh làm một số bài tập theo thứ tự, nếu hết giờ thì cho học sinh về nhà làm

Chọn một số bài tập làm tại lớp, nếu cần thì hướng dẫn cho học sinh, còn một số bài tập tương tự cho làm vào giờ tự học

Chọn một số bài tập làm tại lớp, bài nào dễ bỏ qua và giao thêm một số bài khó ở sách tham khảo

Tự phát triển bài tập cho học sinh làm theo mục tiêu bài học Câu 5:

Trong sách giáo khoa Toán 5 có hai tiết dạy theo thứ tự: - Tiết 1: Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương

- Tiết 2: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật

Đồng chí hãy đọc các bài tập sau và lựa chọn khai thác bài tập phù hợp với nội dung của từng tiết 1, 2 bằng cách đánh số 1, 2 tương ứng vào các ô trống trước mỗi bài tập.

Bài 1: Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật có các kích thước ghi trên hình vẽ

a, Cho hình hộp chữ nhật như hình vẽ

+ Hãy ghi tên các đỉnh của hình hộp chữ nhật đã cho bằng các chữ cái (in hoa)

+ Hãy đánh số các mặt của hình hộp chữ nhật đã cho.

b, Viết tiếp vào chỗ chấm các câu sau sao cho đúng + Hình hộp chữ nhật có ... đỉnh.

+ Hình hộp chữ nhật có ... cạnh. Đó là: ... + Hình hộp chữ nhật có ... mặt. Các cặp mặt bằng nhau là: ... + Mỗi mặt của hình hộp chữ nhật có dạng la một hình ... Bài 3: Viết số đo thích hợp vào ô trống:

Hình hộp chữ nhật (1) (2) (3) Chiều dài 8dm 1 5m 6,4m Chiều rộng 4,5m Chiều cao 6dm 1 3m 4,5m

Diện tích xung quanh 17

30m2 84,6m2 Diện tích toàn phần

Câu 6

Từ một bài toán có nội dung hình học đã có, đồng chí thường phát triển một bài toán mới tương tự theo cách nào? Hãy đánh dấu (X) vào ô trống trước các cách mà đồng chí thường làm.

Thay đổi câu hỏi của bài toán đã có.

Thay đổi văn cảnh, số liệu của bài toán đã có. Tăng hoặc giảm số đối tượng của bài toán đã có Thay đổi các mối quan hệ trong bài toán đã có

Diễn đạt các yếu tố của bài toán đã có dưới dạng trực tiếp hoặc gián tiếp. Phát triển thành bài toán ngược với bà toán đã có

ý kiến khác : ... ... Câu 7: Từ thực tế dạy học ở tiểu học, xin đồng chí cho biết khi khai thác và phát triển hệ thống bài tập có nội dung hình học cho học sinh, giáo viên thường mắc sai lầm nào nhất trong các sai lầm sau:

Không đúng chuẩn kiến thức, kỹ năng (khó hoặc dễ hơn so với trình độ thực tế của học sinh)

Chỉ chú ý đến dạng toán và các kỹ năng tính toán mà chưa chú ý đến tính thực tiễn của bài toán (như kích thước của thửa ruộng, năng xuất lúa thu được trên thửa ruộng, ... không phù hợp với thực tiễn)

Không rõ mục tiêu, mục đích của khai thác (ví dụ để chọn học sinh giỏi, thu nhận thông tin phản hồi sau bài học, ...) nên đưa ra những bài tập chưa phù hợp.

Sử dụng ngôn từ không phù hợp với nhận thức của học sinh

Phát triển thành bài toán thiếu dữ kiện hoặc các dữ kiện mâu thuẫn với nhau

Các lỗi khác: ... ... ... Câu 8: Cho bài toán sau của học sinh lớp 5

“Một thửa ruộng hình thang có đáy lớn bằng 120cm, đáy nhỏ bằng 1 2 đáy lớn, chiều cao bằng 2

3 đáy lớn. Người ta trồng lúa trên thửa ruộng đó biết rằng cứ 100m2 thu hoạch được 75kg thóc. Hỏi trên cả thửa ruộng đó người ta thu hoạch được bao nhiêu tạ thóc?”

Đồng chí hãy phát triển một bài toán tương tự bài toán trên (có phạm vi kiến thức và kỹ năng như bài toán trên) nhưng theo các mức độ khác nhau. a, Dễ hơn (Dành cho học sinh yếu)

... ... ... ... b, Khó hơn (Dành cho học sinh khá, giỏi)

... ... ... ... ... c, Đồng chí đã lựa chọn cách nào để khai thác và phát triển bài toán trên?

... ... ...

Xin đồng chí vui lòng cho biết thông tin về bản thân:

Họ và tên:... Giáo viên trường tiểu học: ... Xin chân thành cảm ơn đồng chí !

Phụ lục 2

Một phần của tài liệu Kỹ năng khai thác và phát triển hệ thống bài tập có nội dung hình học trong dạy học toán ở lớp 5 (LV00239) (Trang 119 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)