Cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh chợ lớn (Trang 36)

Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức hoạt động Eximbank Chợ Lớn

Nguồn: Phòng Hành Chánh – Ngân quỹ Eximbank Chợ Lớn

PGD

Phú Thọ

Phòng

Nghiệp vụ Phòng Giao Dtrực thuộc ịch

BAN GIÁM ĐỐC P. Hành Chánh – Ngân Quỹ P. Dịch vụ khách hàng P. Tín dụng Cá nhân P. Tín dụng Doanh nghiệp P. Thanh toán XNK PGD Quận 8 PGD Quận 6 PGD Kim Biên PGD Hồng Bàng PGD An Đông PGD Nhật Tảo PGD Hưng Đạo PGD Lý Thái Tổ

Bộ máy nhân sự của Eximbank Chợ Lớn được tổ chức theo hình thức tập trung. Ban Giám đốc có quyền quyết định và chỉ đạo hoạt động chung, các phòng ban đảm nhận những chức năng riêng biệt nhưng vẫn có sự phối hợp đồng bộ.

Ban giám đốc: gồm một giám đốc và hai phó giám đốc. Giám đốc là người quyết định toàn bộ mọi hoạt động đồng thời phải chịu trách nhiệm trước Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam và pháp luật trước mọi quyết định của mình.

Điều hành các phòng nghiệp vụ là trưởng phòng, họ cũng là những người chịu trách nhiệm chính về tình hình hoạt động kinh doanh của phòng trước Ban Giám đốc. Bên cạnh trưởng phòng, mỗi phòng nghiệp vụ thường có từ 1-2 phó phòng để cùng gách vác công việc với trưởng phòng và điều hành phòng khi trưởng phòng vắng mặt.

Biểu đồ 3.1 : Cơ cấu chất lượng nhân sự 2015

Nguồn: Báo cáo chất lượng nhân sự2015 của Eximbank Chợ Lớn

Nhìn chung tình hình nhân sự của Chi nhánh thì đại bộ phận có trình độ học vấn cao, trong đó số cán bộ có trình độ đại học chiếm tỷ trọng cao nhất cụ thể chiếm tới 59% so với tổng số nhân viên của ngân hàng, điều này chứng tỏ Eximbank Chợ Lớn có đội ngũ nhân viên có tài năng và kinh nghiệm tiên tiến. Chính điều đó đã giúp Eximbank Chợ Lớn đứng vững trước sự cạnh tranh gay gắt của các Ngân khác trong và ngoài nước.

3% 59% 23% 15% Cao học Đại học Cao đẳng và trung cấp Phổ thông

3.1.3 Mối liên hệ với Ngân hàng Eximbank - Hội Sở

Là một trong những chi nhánh cấp I đầu tiên của hệ thống được nâng cấp từ một phòng giao dịch, Eximbank Chợ Lớn với bề dày hoạt động gần 20 năm là một trong những chi nhánh chủ lực của hệ thống trên địa bàn TP. HCM trong việc triển khai các chương trình, chính sách của Hội sở.

Là đơn vị đi tiên phong trong kế hoạch mở rộng mạng lưới hoạt động, do đó Eximbank Chợ Lớn luôn được đón nhận sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của các cấp lãnh đạo, được chuẩn bị chu đáo về mặt tổ chức và nhân sự, được định hướng hoạt động, và giới thiệu các khách hàng tiềm năng.

Các Phòng Ban nghiệp vụ tại Hội sở luôn hỗ trợ kịp thời, phối hợp cùng Chi nhánh giải quyết các vấn đề vướng mắc trong quá trình triển khai nghiệp vụ cũng như tiếp nhận ý kiến đóng góp, phản hồi từ Chi nhánh.

Có thể nói, đây là một lợi thế của Eximbank Chợ Lớn khi tiến hành hoạt động kinh doanh.

3.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh từ 2010-2015

Biểu đồ 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010-2015 của Eximbank Chợ Lớn

Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh tại Eximbank Chợ Lớn từ 2010 đến 2015

88.23 158.98 122.56 101.02 88.32 96.33 0.00 50.00 100.00 150.00 200.00

Lợi nhuận trước thuế (trước chi phí xử lý nợ xấu) từ 2010 - 2015

Lợi nhuận trước thuế (trước chi phí xử lý nợ xấu)

Năm 2010, lợi nhuận trước thuế (trước chi phí xử lý nợ xấu) của Eximbank Chợ Lớn đạt 88,23 tỷ. Đến năm 2011, chi nhánh đã có bước đột phá ngoạn mục khi nâng mức lợi nhuận này lên đến 158.981 tỷ đồng đạt 105.99% chỉ tiêu kế hoạch được giao.

Đến giai đoạn 2012-2015, có thể nói đây là giai đoạn khó khăn của hệ thống Eximbank nói chung và Eximbank CN Chợ Lớn nói riêng.

Năm 2012 là một năm mà nền kinh tế đã phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Đó là một cơn bão suy thoái kinh tế toàn cầu, tình hình nợ xấu gia tăng, hàng loạt các doanh nghiệp phải phá sản do khó khăn của nền kinh tế. Sự tác động đa chiều của nhiều yếu tố như: ảnh hưởng của lạm phát và lãi suất cao từ các năm trước, kinh tế suy thoái nhanh chóng, hàng hóa sản xuất ra không bán được, thị trường bất động sản đóng băng…ảnh hưởng lớn đến thị trường tài chính và đặc biệt là các ngân hàng. Hàng loạt các ngân hàng phải cơ cấu và sát nhập.

Năm 2014, theo văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu các tổ chức tín dụng phải tăng cường trích lập dự phòng rủi ro để hỗ trợ khách hàng vay vốn gặp khó khăn, việc trích lập dự phòng rủi ro thực hiện trước khi thực hiện quyết toán tài chính năm. Eximbank phải trích lập dự phòng 20% trên tổng số nợ đã bán cho VAMC, lợi nhuận trước thuế năm 2014 của hệ thống Eximbank chỉ đạt 69 tỉ đồng, đạt 3,8% kế hoạch. Chính điều này làm ảnh hưởng không ít đến uy tín, thương hiệu Eximbank, gây không ít khó khăn trong việc kinh doanh của Eximbank Chợ Lớn.

Năm 2015, lợi nhuận trước thuế (trước chi phí xử lý nợ xấu) của Eximbank đạt 96,33 tỷ tăng 9,07% so với năm 2014 và đạt 88% chỉ tiêu kế hoạch được giao.

Trải qua giai đoạn đầy khó khăn như vậy mới thấy mức tăng trưởng của Eximbank Chợ Lớn là một nỗ lực đáng kể.

3.2 Thực trạng phát triển dịch vụ NHBL tại Eximbank Chợ Lớn

3.2.1 Tổ chức phát triển dịch vụ NHBL tại Eximbank Chợ Lớn

3.2.1.1 Quản trị hoạt động bán lẻ tại Eximbank Hội sở

Hoạt động dịch vụ NHBL đã được Ban lãnh đạo Eximbank sớm quan tâm và coi đó là mũi nhọn trong chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh. Theo đó, để phát triển mảng bán lẻ, cơ cấu tổ chức tại Hội sở chính của Eximbank gồm 03 đơn vị: Ban Phát triển sản phẩm Bán lẻ và Marketing, Trung tâm thẻ và Ban Đào tạo - Quản lý chất lượng. Nhiệm vụ chủ yếu là định hướng, xây dựng kế hoạch, chiến lược, chiến thuật, thiết kế, xây dựng sản phẩm bán lẻ, tổ chức triển khai, quản lý, giám sát toàn bộ hoạt động ngân hàng bán lẻ của toàn hệ thống Eximbank.

Hình 3.2 Tổ chức các Phòng ban, Trung tâm thuộc khối Bán lẻ Nguồn: Phòng Hành Chánh – Nhân sự Eximbank.

Phó Tổng Giám đốc phụ trách Khối

Bán lẻ

Ban Phát triển sản

phẩm bán lẻ & MKT QuBan ản lý chất lượng Đào tạo và Trung tâm Thẻ

Phòng Marketing

Phòng Tín dụng cá nhân

Phòng Khách hàng cá nhân

Trung tâm đào tạo

Phòng Quản lý Chất lượng

Phòng Phát triển kinh doanh

Phòng Nghiệp vụ

Phòng Quản lý rủi ro

Trong những năm qua Eximbank không ngừng nghiên cứu đưa ra thị trường các sản phẩm mới, đa dạng với nhiều tiện ích cao cho các hoạt động huy động vốn, tín dụng bán lẻ, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, trong đó đặc biệt chú trọng phát triển các sản phẩm ngân hàng điện tử như Mobile Banking, InternetBanking…

Nắm được tầm quan trọng của định hướng phát triển Ngân hàng bán lẻ, Hội sở liên tục triển khai linh hoạt chính sách huy động vốn cùng các sản phẩm đa dạng, phong phú về kỳ hạn, tiện ích, phù hợp với khách hàng đại chúng cũng như từng nhóm khách hàng mục tiêu … đưa hoạt động huy động vốn dân cư của toàn hệ thống luôn giữ được mức độ tăng trưởng ấn tượng.

Với sự hỗ trợ của ngân hàng Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) – cổ đông chiến lược, Hội sở đã lập kế hoạch phát triển ngân hàng bán lẻ trung và dài hạn, phát triển các gói sản phẩm mới, tăng cường hoạt động kinh doanh thẻ, cho vay mua xe ô tô, tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm...nhằm đáp ứng tốt hơn các nhu cầu đa dạng của khách hàng. Ngoài ra, SMBC đã hỗ trợ Eximbank thu hút khách hàng Nhật tại Việt Nam đến giao dịch với Eximbank nhằm mở rộng nền tảng khách hàng cho Eximbank

Mạng lưới ATM liên tục được mở rộng qua các năm, trải rộng khắp các địa bàn đô thị phát triển và được kết nối với hệ thống Banknet, Smartlink và kết nối thanh toán thẻ VISA. Một danh mục sản phẩm đa dạng gồm trên 70 sản phẩm thuộc 10 dòng sản phẩm khác nhau với những điều kiện khá cạnh tranh so với thị trường cũng là một thế mạnh của Eximbank trong hoạt động bán lẻ.

Bên cạnh đó, Hội sở đã ban hành nhiều văn bản, chính sách chỉ đạo hoạt động kinh doanh bán lẻ, từ mô hình tổ chức, mạng lưới kinh doanh đến các văn bản chỉ đạo về hoạt động tín dụng, huy động vốn, dịch vụ, chính sách khách hàng cũng như các văn bản chỉ đạo về phân giao kế hoạch bán lẻ. Những văn bản này đã tạo hành lang pháp lý và hướng dẫn các chi nhánh triển khai các hoạt động bán lẻ theo mục tiêu định hướng.

Eximbank đã thiết kế Trung tâm Đào tạo cung cấp các khóa đào tạo để chia sẻ kinh nghiệm quản lý và nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ và nhân viên

Eximbank. Đồng thời tổ chức các khóa kiểm tra nghiệp vụ, kiểm tra đột xuất tác phong làm việc của nhân viên để kịp thời chẩn chỉnh, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng.

3.2.1.2 Quản trị hoạt động bán lẻ tại Eximbank Chợ Lớn:

Với nhiệm vụ là đơn vị trực tiếp thực hiện công tác marketing, bán sản phẩm và chăm sóc khách hàng Chi nhánh đã xác lập mô hình tổ chức, nguồn nhân lực phù hợp để phát triển các hoạt động ngân hàng bán lẻ.

Để tổ chức hoạt động ngân hàng bán lẻ, tại Chi nhánh đã thành lập phòng Tín dụng cá nhân, phòng Dịch vụ khách hàng cá nhân và mạng lưới 09 Phòng giao dịch với nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện marketing, trực tiếp bán sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ đến các khách hàng cá nhân, hộ gia đình.

Ban Giám Đốc Chi nhánh chỉ đạo điều hành kịp thời, linh hoạt, phù hợp với diễn biến phức tạp của thị trường; bám sát chặt chẽ các định hướng và chỉ đạo của Hội sở, tổ chức thực hiện thống nhất xuyên suốt từ Ban Giám đốc Chi nhánh, đến các trưởng phòng nghiệp vụ, đơn vị trực thuộc: lấy mục tiêu phát triển dịch vụ bán lẻ làm nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, góp phần hoàn thành xuất sắc kế hoạch được giao.

Bên cạnh đó, Ban Giám đốc đã có sự phân công công việc hợp lý, phối hợp nhịp nhàng trong việc thực hiện điều hành các mảng nghiệp vụ, đưa ra những quyết sách đúng đắn kịp thời, sát thực tế và có những biện pháp, giải pháp kịp thời thông qua các cuộc họp giao ban góp phần thành công trong hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh.

Đối với cấp lãnh đạo phòng, đơn vị trực thuộc công tác quản trị điều hành cũng gắn liền với định hướng, chỉ đạo của lãnh đạo Chi nhánh, bám sát kế hoạch kinh doanh được giao. Bên cạnh việc thực hiện đúng các chỉ đạo của cấp trên, các phòng, đơn vị luôn chủ động trong công việc, linh hoạt trong điều hành vừa đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh vừa đảm bảo phục vụ đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

Các phòng giao dịch với phương cách hoạt động độc lập, chủ động tiếp thị trong kinh doanh, mở rộng nền tảng khách hàng. Mạng lưới các phòng giao dịch hoạt động hiệu quả, là một trong những lợi thế so sánh của Chi nhánh, điều này đã góp phần tích cực trong việc tăng trưởng và quảng bá hình ảnh, đồng thời đảm bảo tính ổn định và phát triển bền vững đúng với định hướng ngân hàng bán lẻ của Chi nhánh.

3.2.2 Thực trạng về phát triển các loại hình dịch vụ NHBL tại

Eximbank Chợ Lớn.

3.2.2.1 Thực trạng phát triển dịch vụ huy động vốn

Bảng 3.1 Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu nguồn vốn huy động của Eximbank Chợ Lớn giai đoạn 2010-2015

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015

1. Tổng vốn huy động 2.792 3.140 3.805 4.151 4.609 4.955

1.1 Tiền gửi dân cư 2.490 2.707 3.238 3.607 4.033 4.365 Tỷ trọng (%) 89,2 86,2 85,1 86,9 87,5 88,1 1.2 Tiền gửi TCKT 302 433 567 544 576 590 Tỷ trọng (%) 10,8 13,8 14,9 13,1 12,5 11,9

2. Theo loại tiền 2.792 3.140 3.805 4.151 4.609 4.955

2.1 VNĐ 2.030 2.362 3.010 3.207 3.633 3.839 Tỷ trọng (%) 72,71 75,22 79,11 77,25 78,82 77,48 2.2 Ngoại tệ quy đổi 762 778 795 944 976 1.116 Tỷ trọng (%) 27,29 24,78 20,89 22,75 21,18 22,52 3. Theo kỳ hạn 2.792 3.140 3.805 4.151 4.609 4.955 3.1 Không kỳ hạn 271 194 193 245 295 314 Tỷ trọng (%) 9,71 6,18 5,07 5,9 6,4 6,33 3.2 Có kỳ hạn 2.521 2.946 3.612 3.906 4.314 4.641 Tỷ trọng (%) 90,29 93,82 94,93 94,1 93,6 93,67 4. Tốc độ tăng trưởng (%) 12,46 21,18 9,1 11,03 7,5

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh tại Eximbank Chợ Lớn từ 2010 đến 2015

Xác định được tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn, Eximbank Chợ Lớn đã khai thác, huy động tối đa các nguồn vốn tiềm tàng trong dân cư và trong các

TCKT. Trong những năm qua, Eximbank Chợ Lớn đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho người dân gửi tiền; khuyến khích các cá nhân, TCKT mở tài khoản tiền gửi và thực hiện chi trả thông qua tài khoản ngân hàng, áp dụng các chính sách lãi suất linh hoạt phù hợp với thị trường trong từng thời điểm. Hình thức huy động phong phú, tiết kiệm với các kỳ hạn linh hoạt, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu bằng VNĐ, ngoại tệ… nhờ đó đã đẩy mạnh nguồn vốn huy động của Eximbank Chợ Lớn qua các năm.

Năm 2015, mặc dù có sự cạnh tranh quyết liệt, đặc biệt trong hoạt động huy động vốn dân cư nhưng với việc triển khai linh hoạt chính sách huy động vốn cùng các sản phẩm đa dạng, hoạt động huy động vốn của Chi nhánh luôn được duy trì ở mức cao chiếm 5,03% vốn huy động toàn hệ thống và liên tục tăng trưởng tốt.

Biểu đồ 3.3: Tình hình tiền gửi từ khu vực dân cư của Eximbank Chợ Lớn giai đoạn 2010-2015

Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh tại Eximbank Chợ Lớn từ 2010 đến 2015

Huy động tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng lớn trên tổng vốn huy động. Năm 2015, huy động vốn từ dân cư đạt 4.365 tỷ đồng, chiếm 88,10% tổng vốn huy động, tăng hơn 75% so với năm 2010. Huy động vốn dân cư ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tổng nguồn của Chi nhánh, đảm bảo sự phát triển bền vững nền vốn.

2,490 2,707 3,238 3,607 4,033 4,365 0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 1 2 3 4 5 6 Tổng vốn huy động Tiền gửi dân cư

Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn được duy trì khá ổn định trong giai đoạn 2010- 2015. Trong đó tỷ trọng nguồn vốn huy động có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu (trên 90%).

Tỷ trọng vốn huy động bằng ngoại tệ cao và tương đối ổn định: Tỷ trọng vốn huy động ngoại tệ trong thời gian qua duy trì ở mức trên 20% tổng nguồn vốn huy động.

Tóm lại, trong những năm qua, Eximbank Chợ Lớn đã có nhiều cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người gửi tiền, nhưng tốc độ tăng trưởng vốn huy động của còn thấp. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là vì:

- Hình thức huy động vốn còn đơn điệu: mặc dù Eximbank đã chú trọng phát

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh chợ lớn (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)