Từ kết quả của bài nghiên cứu và một số các nghiên cứu khác trên thế giới, tác giả đề xuất một số biện pháp để nâng cao tính hiệu quả trong việc thực thi chính sách đối với sự mất cân bằng của tài khoản vãng lai.
Thứ nhất, cần phải cải thiện môi trường pháp lý cho các hoạt động kinh tế. Môi trường pháp lý có vai trò quan trọng trong việc duy trì môi trường kinh tế phát triển. Các quốc gia phát triển nên phát triển cấu trúc tài chính của các ngân hàng và hệ thống trung gian. Không nên phát triển tài chính cũng như gia tăng cung tiền có thể làm cán cân thương mại quốc gia trở nên xấu đi. Trong khi các quốc gia đang phát triển nên thực thi chính sách tiền tệ thúc đẩy độ sâu tài chính để duy trì cân bằng trong cán cân vãng lai.
Thứ hai, việc đẩy mạnh chính sách gia tăng thu nhập cho nhân dân là một hoạch định lâu dài và đúng đắn, nhưng nếu không có chính sách phù hợp thì sẽ gây ra tác động tiêu cực ngay trong thời điểm tiếp theo, cho dù là ở các quốc gia phát triển.
Thứ ba, cả ở các nước phát triển và các nước đang phát triển nên duy trì tỷ lệ phụ thuộc của cơ câu dân số trẻ phù hợp. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với chính sách phát triển của đất nước. Mối tương quan nào là tốt hơn, phụ thuộc vào điều kiện của mỗi quốc gia cụ thể trong việc gia tăng hay làm giảm tỷ lệ phụ thuộc vào cơ cấu già/ trẻ của dân số.
Thứ tư, trong việc chính sách mở cửa các quốc gia phát triển dễ dàng tận dụng điều này trong việc duy trì, cải thiện tình hình cán cân thương mại. Các quốc gia đang phát triển nên chú trọng nhiều hơn vào chính sách tiền tệ đối nội trong nước, tránh tác động từ các hoạt động ngoại thương ảnh hưởng tới tình hình sức khỏe của cán cân vãng lai.
Thứ năm, việc duy trì một chính sách tỷ giá hối đoái ổn định ngày càng có ý nghĩa thiết thực đối với mọi quốc gia trong bối cảnh hiện tại và mục tiêu phát triển đi lên.